Kh năng phân thân

Đ Quí Toàn/Ngô Nhân Dng

Du T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

từ trái qua: Bắc Phong, Đỗ Quư Toàn, Luân Hoán, Lưu

Nguyễn, Vơ Kỳ Điền, Song Thao - ảnh chụp ngày 15-10-2013

 

 

 

Bản chất khiêm tốn, giáo sư Đỗ Quí Toàn bút hiệu Ngô Nhân Dụng từng nhấn mạnh, ông không phải là người được đào luyện ở ngành sử học, nhưng không v́ thế mà tác phẩm Đứng Vững Ngàn Năm (ĐVNN) của ông có thể xếp vào thể loại nào khác hơn nghiên cứu lịch sử. Như chỉ danh, đó là bộ môn mang tính khoa học, dựa trên những sự kiện đă xẩy ra trong quá khứ, để phân tích…

 

V́ thế, đ̣i hỏi trước tiên của bất cứ tác giả nào khi dấn ḿnh vào lănh vực này, là tính khách quan. Thiếu vắng yếu tố căn bản này, tác phẩm sẽ không thể đứng vững bởi thiếu sức thuyết phục. Tuy nhiên, trước đ̣i hỏi vừa kể, không phải học giả hay sử gia nào cũng có thể đạt được! Tôi nghĩ khó khăn này, c̣n cam  go hơn nữa, một khi tác giả đó, vốn là thi sĩ: Trường hợp của nhà biên khảo Ngô Nhân Dụng / Đỗ Quí Toàn.

 

Tôi không biết có phải v́ họ Đỗ có quá nửa đời gắn bó với nghiệp nhà giáo(?) nên khi bước vào lănh vực nghiên cứu, ông đă tách bạch được một cách dứt khoát, lạnh lùng giữa hai con người nhà thơ và nhà nghiên cứu. Tựa đó là hai con người hoàn toàn khác biệt nhau trong một con người (7)

 

Với một sở học sâu rộng, cộng thêm số vốn ngoại ngữ phong phú như tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Anh, khi biên soạn tác phẩm ĐVNN, Ngô Nhân Dụng đă trích dẫn, đối chiếu rất nhiều sử liệu khác nhau của các tác giả uy tín, xưa cũng như nay. Ông không phân biệt nguồn gốc của bất cứ tác giả nào, miễn tác phẩm có những phát kiến khả dụng hoặc, có thể dùng cho nhu cầu đối chiếu tư liệu…

 

Tính khách quan của Ngô Nhân Dụng đă thể hiện một cụ thể, công b́nh, trong sáng, khi ông nhắc tới nhân vật điển h́nh Lư Bôn, tức vua Lư Nam Đế, một người Việt gốc Trung Hoa, khai sinh ra triều đại Tiền Lư vào thế kỷ thứ 6, trước Tây Lịch.

 

Nhắc lại sự kiện Lư Bôn, tôi muốn minh xác tính khách quan mạnh mẽ, quyết liệt của họ Đỗ. Ông không để ḷng yêu nước (đương nhiên) lẩn sâu trong tiềm thức lôi cuốn ng̣i bút ông xóa bỏ những chứng tích quá khứ, chất liệu căn bản dựng nên ngôi đền lịch sử.

 

Trụ vững từ điểm đứng khách quan, Ngô Nhân Dụng cũng đă nêu lên một nhận xét mà chưa (hay ít) sử gia nào chú ư. Như khi ông đề cập tới “Những chuyển động lặng lẽ, âm thầm bên trong các lũy tre làng nhiều đời đă tích lũy trong kư ức tập thể dân Việt. Các cụ già nhớ chuyện cũ kể lại cho con cháu. Những thi sĩ nông dân cất lên giọng hát, sáng tác tại chỗ các câu vè, rồi trong đó nẩy ra những hạt ngọc chuyền nhau đi xa hơn…” (8) Và đáng kể hơn nữa, khi ông phân tích không phải v́ Việt Nam bị đô hộ 1,000 nên VN đương nhiên chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa hoặc v́ thế mà không độc lập!

 

Ở chương thứ 31, tựa đề “Những nước khác, quanh Trung Quốc,” tác giả dẫn chứng hai quốc gia “láng giềng” của Trung Quốc là Nhật Bản và Đại Hàn… Cả hai quốc gia này không hề bị người Hán đặt ách thống trị bao giờ. Nhưng họ vẫn tiếp thu tinh hoa Nho giáo. Và, không v́ thế mà đất nước họ không độc lập. Nền văn hóa của họ không rực rỡ! 

 

Tác giả ĐVNN cũng nêu trường hợp của Miến Điện mà “…xét về nguồn gốc th́ đa số người ‘Miến’ ngày nay có thể coi là xuất phát từ một vùng phía Tây Nam Trung Quốc! Họ vẫn là một quốc gia độc lập…” (9)

 

Ngay nước Mông Cổ, vẫn theo tác giả ĐVNN, số phận của Mông Cổ có phần khác hơn 3 quốc gia vừa kể. Sau nhiều giai đoạn thăng trầm, từng bị người Hán rồi Nga đô hộ, nhưng “…Cuối cùng tôn giáo cũng là một yếu tố quan trọng giúp họ đoàn kết và và gây dựng một tinh thần dân tộc. V́ ở cách xa Trung Quốc một sa mạc Gobi, và biết dùng ngoại giao đi giữa Nga và Trung Quốc cho nên nước Mông Cổ vẫn giữ được độc lập trong suốt thế kỷ 20…” (10)  

 

Theo tác giả Ngô Nhân Dụng, Việt Nam cũng vậy và, c̣n hơn thế, ở chỗ cha ông ta dư thừa khôn ngoan để tiếp nhận mọi nền văn hóa, học thuật giá trị của nhân loại. Kết quả là tự xa xưa Việt Nam đă là một thứ “melting pot” của ba tôn giáo lớn: Phật, Lăo, Nho… đồng nguyên, với  bản sắc Việt Nam. (11)

 

Những ghi nhận trên của Ngô Nhân Dụng nhằm đi đến kết luận:

 

“…Trong số những yếu tố chính làm cho người Việt giữ vững được dân tộc và đất nước gồm có: giữ ǵn tiếng nói là bảo vệ văn hóa truyền thống hữu hiệu cho ṇi giống, sức mạnh tôn giáo mà tiêu biểu là Phật Giáo góp phần đoàn kết toàn dân tập trung và xây dựng lực lượng tri thức để giúp việc trị quốc an dân, vị thế địa lư và thiên nhiên khắc nghiệt của nước Văn Lang làm tiêu hao sinh mạng của quân Hán phương Bắc, sự giàu có của vùng đất Giao Châu đă giúp cho việc xây dựng và nuôi giữ một lực lượng binh sĩ đủ để chiến đấu với quân Tàu, t́nh trạng nội loạn của nước Tàu nên không c̣n có th́ giờ để tâm đến việc xâm lấn các lân bang, đặc biệt là nhờ ‘nghị lực và tính chất riêng,’ mà cụ Trần Trọng Kim đă đưa ra, đă là những nhân tố quyết định cho sự đứng vững của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm qua.

 

Đề cập đến quan điểm của cụ Trần Trọng Kim về ‘nghị lực và tính chất riêng,’ tác giả Ngô Nhân Dụng giải thích thêm rằng chính yếu tố này góp phần h́nh thành tính không thay đổi, tính cứng đầu của người Việt Nam cố chấp giữ phong tục, tập quán và nếp văn hóa truyền thống của ḿnh…” (12)

 

Nơi chương cuối, tác giả Ngô Nhân Dụng nhấn mạnh và cảnh báo:

 

“Nước Việt sẽ không bao giờ mất. Điều đáng lo không phải là ḿnh c̣n được độc lập hay không. Đáng lo là ḿnh chậm tiến quá, trong khi những nước chung quanh, kể cả Trung Quốc, đang tiến rất nhanh. Đáng lo hơn hết, là dù nước ḿnh vẫn c̣n nhưng dân ḿnh không phát triển, đuổi kịp các nước chung quanh, kinh tế cũng như chính trị. Tổ tiên chúng ta giành lấy độc lập không phải để con cháu sau này chịu sống như một nước nghèo hèn thua kém măi. Mà trong thế giới ngày nay, một quốc gia muốn ngẩng đầu lên phải phát triển. Làm sao để kinh tế nước ta có thể tiến lên ít nhất ngang hàng với các nước phát triển ở vùng Đông Nam Á; để dân ḿnh được sống tự do như họ?” (13)

 

Những đoạn văn thống thiết như trên, người đọc sẽ gặp được rất nhiều trong tác phẩm ĐVNN của Ngô Nhân Dụng. Vẫn trụ vững từ điểm đứng khách quan, sau khi phân tích dữ kiện, ông đă gióng giả những hồi chuông huyết thống, hầu lai tỉnh số người có trách nhiệm trước mọi hưng, vong  của đất nước. 

 

Đầu thập niên (19)90, đôi lần về Orange County, thay v́ ở nhà Trần Duy Đức, tôi ở lại căn pḥng của nhà văn Mai Thảo, trên lầu khu chung cư dành cho người cao niên, đường Bolsa, sau lưng nhà hàng Song Long, thành phố Westminster. (15)

 

Một tối, “ăn nhậu” xong, trở về, chủ biên tạp chí Văn trải chăn mền trên sàn, bảo tôi ngủ trước. Ông cần viết cho xong “Sổ Tay” (một thứ “Lời Nói Đầu”) để ngày mai có người tới lấy đi đánh máy (16). Đang viết, ông ngừng bút. Châm thuốc. Thấy tôi c̣n đọc sách, ông kể, lâu lắm, ông mới nhận được thơ của Đỗ Quí Toàn ở Canada. Ông bảo, ông rất thích nên đă viết trong “Sổ Tay” Văn, đại ư: 

 

“…Đỗ Quí Toàn là tiếng thơ trí tuệ nhất hôm nay, ở hải ngoại mà chúng ta có được…”

 

Tôi cười. Bỏ sách xuống. Không trả lời. Tôi nghĩ, ông nói, chỉ là nói vậy thôi, chứ không hề chờ đợi nơi tôi, câu trả lời, góp ư. Phát biểu của ông, cho tôi chút bất ngờ v́, chưa bao giờ tôi nghe ông nhắc về thơ họ Đỗ trong những lần gặp gỡ chung hay riêng. Tuy tôi vẫn nhớ thơ Đỗ Quí Toàn từng xuất hiện khá nhiều trên tạp chí Sáng Tạo, Saigon, trước 1975. Thấy tôi im lặng, ông gặng hỏi:

 

“Tôi nói đúng chứ, Lê?!?”

 

“Vâng. Anh.” Tôi đáp.

 

Gần giống trường hợp Thanh Tâm Tuyền, trong 20 năm văn học miền Nam, thơ Đỗ Quí Toàn không được quần chúng biết đến nhiều, như một số nhà thơ khác. (17) Mặc dù, với văn giới, ngay tự những năm tháng quê nhà, thơ Đỗ Quí Toàn đă được lượng giá như một tiếng thơ sớm định h́nh. 

 

Cụ thể, trong tác phẩm “Thi Ca và Thi Nhân”, nhà phê b́nh văn học Cao Thế Dung viết về thơ Đỗ Quí Toàn như sau:

 

“... Thơ tự do c̣n thể hiện một sự biệt tích của ḷng yêu dấu trong đó có một giai nhân nào không c̣n là nàng t́nh muôn thuở (như một Dương Quư Phi, hay Bao Tự hay Désirée...) Thơ tự do - trong thi điệu và ngôn ngữ - ví như đứa con t́nh nguyện đi hoang và tự ném tuổi thơ đốt cháy trong một ngọn lửa t́nh cờ phi lư và rất tàn bạo của thời đại.“Đỗ Quí Toàn với thi tập 'Nàng' là một tiêu biểu. Thơ tự do của họ Đỗ như không là thơ (theo quan niệm cũ thông thường về thơ). Thơ ông là những ngôn ngữ như lá cành trên sa mạc hoặc sỏi đá trên vùng tuyết lạnh và tiếng thơ như tiếng huưt sáo theo giọng ca được sáng tác trong t́nh cờ và hợp tấu theo bước chân đi của một lăng tử t́nh nguyện xa nhà, xa cả thân thể. Bài 'Tự T́nh' là một thí dụ đơn giản về cách cấu tạo ngôn ngữ thơ cũng như thi điệu của thơ tự do:

 

"Hăy yêu chàng như núi

núi nào có biết ǵ 

núi nằm đá yên ngủ

đă hàng muôn năm qua

khi núi thức mùa xuân.Hăy yêu chàng như cỏ

cỏ ngây ngất mọc đầy

tràn lan quanh mặt đất trên trái đất quay…” (18)

 

Ở hải ngoại, trong một bài viết mang tính nh́n lại những chặng đường đời thường, cũng như thi ca của họ Đỗ, nhà thơ Luân Hoán ghi nhận:

 

“…Đă yêu thơ, sống cùng thơ một thời gian, th́ không thể bỏ làm thơ, ngưng làm thơ, dù công việc bề bộn thường ngày: dạy học, viết báo, đọc sách, trồng hoa, đưa vợ đi chợ, đi ăn, đưa con vào trường...Nhưng Đỗ Quí Toàn dường như luôn luôn chừng mực. Tôi có cảm tưởng anh vô cùng kính cẩn trong từng câu thơ anh viết. Có đến 26 năm sau, tập thơ thứ ba của anh mới được ra đời. Dĩ nhiên chỉ căn cứ theo sự thành h́nh cụ thể của tác phẩm. Cầm tập thơ Cỏ Và Tuyết (19) trên tay như cầm một tặng phẩm vô giá. Với chỉ bảy mươi trang giấy thật đặc biệt từ màu sắc đến độ dày. Tập thơ hồng hào, phương phi như một tấm nhan sắc lộng lẫy, không phân biệt giới tính. Đẹp như đẹp trai rất đúng. Đẹp như đẹp gái cũng không sai. Họa sĩ Vơ Đ́nh góp tay trang điểm bằng mẫu b́a cùng phụ bản, với một lối vẽ khác hơn nhiều người. Cỏ và Tuyết là hai h́nh ảnh thân mến của thị dân Montréal. Cỏ th́ chỗ nào trên thế giới không có. Nhiều người từng nói: có đất là có cỏ. Tuyết cũng chẳng hiếm quí. Không ít những quốc gia đầy tuyết như Nga, Na Uy...Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn...Cả miền bắc Việt Nam thỉnh thoảng c̣n có tuyết nữa là. Nhưng cả Cỏ lẫn Tuyết ở Montréal hẳn nhiên phải khác lạ, rực rỡ, lộng lẫy hơn tất cả, bởi v́ Cỏ Tuyết ở xứ này đang có một nhà thơ để tâm quan sát chúng, thưởng ngoạn chúng. Lấy ḷng ra lót ổ cho chúng phơi phới nhú đầu, thong dong bay lượn. Ngắm, nghĩ và thương yêu đối tượng của ḿnh, Đỗ Quí Toàn gói gọn trong 14 chữ:

 

“Tuyết đă tan

cỏ cựa quậy vươn 

lời réo gọi 

mặt trời t́nh nhân”

(Cỏ Và Tuyết, trang 38)

 

“Không là thơ ngắn của Tàu, chẳng là thơ cụt của Nhật. Sức sống mănh liệt của vạn vật qua giống thực vật nhỏ nhoi nhất được giới thiệu. Sự hoán đổi nhịp nhàng của thời tiết được mở ra và nỗi nhiệt t́nh mến yêu đang chào đón cuộc sống, hiện diện…” (20)

 

Mặt khác, tôi cũng không t́m được sự đồng cảm với nhà phê b́nh văn học Cao Thế Dung (22), khi ông viết về thơ Đỗ Quư Toàn, trong cuốn “Thi Ca và Thi Nhân” (23) có đoạn như sau:

 

“…Thơ ông là những ngôn ngữ như lá cành trên sa mạc hoặc sỏi đá trên vùng tuyết lạnh và tiếng thơ như tiếng huưt sáo theo giọng ca được sáng tác trong t́nh cờ và hợp tấu theo bước chân đi của một lăng tử t́nh nguyện xa nhà, xa cả thân thể…” (24)

 

Tôi nghĩ nên xác nhận rằng: Tôi không t́m thấy tính “sa mạc, sỏi đá” nào trong tất cả những bài thơ của Đỗ Quư Toàn, tôi được đọc từ quê nhà, tới hải ngoại. Tôi cũng không t́m thấy dấu vết những “bước chân đi của một lăng tử t́nh nguyện xa nhà, xa cả thân thể,” trong cơi-giới thơ họ Đỗ!

 

Trái lại, với tôi, thơ Đỗ Quư Toàn luôn nồng nàn t́nh yêu thiên nhiên. T́nh yêu con người:

 

“…Chàng trên môi em là mặt trời xoay./Những con chim biển bay trong những chiếc lồng nắng ngời bọt trắng/ Trong hơi thở chàng em ngập ngụa như cồn cát non dưới cơn triều vĩ đại./ Trên bàn tay chàng ḍng sông trào cuốn tới sóng mênh mông/ mang thân em làm phù sa đưa em đi về thăm thẳm xa tới biên cương của sông và biển/ tới biên cương của nước và trời biên cương của ngân hà và vũ trụ…”

 

(…)

 

“Hăy im lặng như sao đêm./ Th́ thầm lời t́nh tự./ Hăy bao la như sóng cả./ Mùa nước lũ mênh mang hăy ph́ nhiêu như trái đất nở nang ban sự sống biết bao nhiêu mùa hoa cỏ.”(Trích ĐQT: “Mặt trời nàng”)

 

Hoặc:

“…Khi núi thức mùa xuân./ Hăy yêu chàng như cỏ./ Cỏ ngây ngất mọc đầy/ Tràn bao quanh trái đất./ Trên trái đất quay./ Hăy yêu chàng như biển./ Đất quay biển quay theo./ Nhịp nhàng như luân vũ khúc…” (Trích ĐQT: “Tự T́nh”)

 

Tôi vẫn nghĩ, một người không thể có t́nh yêu thiên nhiên, nhân loại, nếu không yêu chính ḿnh. Cá nhân hay thân thể thi sĩ, trong trường hợp này, là chiếc cầu nối, ngôi đền chứng giám cuộc gặp gỡ kỳ diệu gữa thiên nhiên và nhân thế:

“…Hăy yêu chàng như màu xanh

Yêu chàng như màu đỏ

Như màu tím màu vàng

Trên da trời chói chang

Mặt trời mọc rồi lặn

Trời da vàng da đen

Yêu chàng như thế đó

Hăy yêu chàng như thế

Như thế như thế…” (25)

 

Là người có đôi chút kinh nghiệm và, quan tâm tới kỹ thuật thi ca, qua nhiều trích đoạn thơ kể trên của họ Đỗ, tôi muốn nói một trong những nét đặc thù của cơi-giới thơ Đỗ Quư Toàn là khả năng sử dụng kỹ thuật “Liên tưởng mắt xích” hay “Liên tưởng xâu chuỗi” (Associated links) - - Là kỹ thuật cho phép thi sĩ chuyển tải một loạt h́nh ảnh, ư tưởng… Nó như ḍng nước chảy xiết, không khoảng lặng. Tuy nhiên, vẫn theo tôi, không phải nhà thơ nào, trường hợp nào, cũng có thể sử dụng kỹ thuật đó. Một người làm thơ non tay, khi lạm dụng kỹ thuật này, nó sẽ tố cáo sự vụng về, gượng gạo của lạm dụng vô cảm, lạc lơng, ngô nghê!

 

Như bất cứ một thi sĩ nào khác, họ Đỗ cũng có một số thơ lục bát (không nhiều). Lục bát Đỗ Quư Toàn, tới nay, vẫn nghiêng về điều tôi muốn gọi là “đẹp xưa” - - cũng với tất cả tâm hồn đắm đuối thở cùng nhịp thở thiên nhiên. Thí dụ:

“Rừng vừa trải một lần mưa Nắng riêu lũng khói vàng xoa dạn hồn “Người đi chim xuống chiều thuôn Chim kêu bóng thấp sương dồn lung lung “Trời đưa mây tới hư khôngNằm nghe ngày xuống hoài mong buồn về.(ĐQT: “Buồn về”)

 

Hay: “Không gian đang đóng cửa ngoàiNắng sa xuống núi mưa ngoài bến sông “Ḷng sầu dớm chút sương trongTrời yên lặng thế - ǵ mong giăi bày “Này thôi, đừng nhớ hôm nayNgồi, nghe bụi nhỏ rơi đầy ước mơ. 

(ĐQT: “Bên ngoài”)

 

Tuy nhiên, điểm mạnh trong sinh phần thơ Đỗ Quư Toàn, theo tôi, vẫn là cách nói của riêng ông, ở những thể thơ khác. Điển h́nh như bài thơ được nhiều người biết đến: Bài “Chuyện t́nh” (26)

 

“Chuyện t́nh” hay “Mùa xuân yêu em” có 24 câu. Bốn câu đầu mở vào bài thơ là:

 

“Ôi anh yêu em v́ em biết nói

Em đă biết thưa em c̣n biết gọi

buổi sáng trời mưa khiến anh nhớ em

bây giờ trời nắng anh nhớ em hơn…”

 

Tôi biết, nhiều người rất thích thú khi thấy họ Đỗ cho biết, người yêu của ông, không chỉ “biết nói” mà c̣n…“biết thưa”!

 

Nhưng cũng không ít người ngạc nhiên, tự hỏi, “Ủa! Như vậy th́ những phụ nữ c̣n lại, không…“biết nói, biết thưa” sao?

 

Với những ai làm thơ, và nhất là có nghiên cứu, hiểu biết về kỹ thuật thi ca, sẽ nhận ra rằng: Tác giả đă sử dụng kỹ thuật hoán dụ (metonymy) để hóa thân người yêu của ông thành chim. Nhờ thế, họ Đỗ đem được vào bài thơ của ông, tính dí dỏm, hóm hỉnh (vốn ít thấy trong thơ Việt). Mặt khác, nó cũng cho thấy t́nh yêu tác giả dành cho nhân vật nữ trong thơ của ông, mới nồng nàn, thắm thiết dường nào!(27)

 

Và, đây cũng là một “cách nói khác” nói về t́nh yêu, với những liên tưởng mới, đẹp, như:

 

“khi ngó nhau thôi c̣n biết nói ǵ

hai đứa ngồi đó như hai ḥn bi…”

Hoặc:

“…có cánh hoa đẹp anh hái cho em

em không thèm nhận anh chết cho xem…”

 

Dĩ nhiên, người yêu của ông (ngay khi có thực sự là một con chim nhỏ), cũng dư biết đó chỉ là “dọa dẫm”, làm duyên vậy thôi. Bởi v́, ngay sau đó, tác giả đă nhăng quên điều mới nói, để lại âu yếm hỏi:

 

“…này em yêu quư em có biết nghe

trên cánh đồng cỏ có con ḅ kia

nó kêu ‘ḅ’ ‘ḅ’ và nó ăn cỏ…”

 

Cứ thế, ông dẫn dụ con chim nhỏ của ông hướng thương yêu đến những sinh vật nhỏ nhoi nhất, như con..kiến. Hoặc với thiên nhiên cao, rộng, thênh thang…Như gió. Như núi, đồi. Như một…“cây to tướng”:

 

“…trời hôm nay cao, yêu em, hỡi gió

và trên đỉnh đồi có cây to tướng

ở một cành ngang có một tổ kiến

có con đi ra có con đi vào

trời hôm nay nắng, yêu em xiết bao…”

 

Tôi nghĩ, tôi không quá lời khi nói, thay v́ kể chuyện cổ tích (mà trẻ con rất thích) họ Đỗ đă dùng h́nh ảnh, thiên nhiên để gợi óc ṭ ṃ trẻ thơ nơi đáy sâu tâm hồn người yêu ông. Trước khi dẫn dụ nàng tới h́nh ảnh một con chim (khác):

 

“…hồi năy trên trời có con chim bay

có con chim nó bay qua trên trời…”

 

Tôi rất thích hai chữ “hồi năy,” ngụ ư, “xui ghê,” con chim ấy đă bay mất! Nhưng, hiện tại, ngay bây giờ, ở đây là “em” – Cũng là chim. Nhưng hiện thực. Sống động. Giữa:

“trời xanh đến thế đôi ḿnh lứa đôi.”.

 

Đọc thơ Đỗ Quư Toàn, thơ của một người yêu tổ quốc ḿnh, nồng nàn qua t́nh yêu ngôn ngữ Việt, tôi muốn ví tiếng thơ đó, như những lượng suối trong veo, đầu nguồn. Nó trong trẻo tới độ, ta có thể vốc lên tay từng vốc nước ở bất cứ đoạn suối nào, ta vẫn có thể soi thấy mặt ḿnh trong hân hoan, rạng ngời từng giọt nước.

Từ đấy, tôi không ngạc nhiên, khi biết có nhiều người yêu thơ họ Đỗ.

 

Nhưng, xin “hăy yêu chàng…” cách của ḿnh. Mà, không nhất thiết phải làm công việc giống…như tôi, trên đây!

 

Du Tử Lê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

(7) Không phải đợi tới tác phẩm “Đứng Vững Ngàn Năm” họ Đỗ mới cho thấy khả năng phân thân của ông. Mà, ngay từ năm 1992, là năm nhà xuất bản Thanh Văn, Hoa Kỳ, ấn hành tác phẩm “T́m Thơ Trong Tiếng Nói” (Một tác phẩm nghiên cứu về thi ca, đến nay vẫn c̣n được nhiều người nhắc đến và t́m kiếm) - - Ông đă cho thấy: Dù là một nhà thơ thành danh rất sớm, từ trước thời diểm tháng 4-1975, ở quê nhà, nhưng không v́ thế mà ông áp đặt quan điểm riêng của ông về thi ca. Trái lại, ông  vẫn trích dẫn những quan điểm, nhận định về thi ca của nhiều tác giả khác, từ Đông sang Tây như “…Bùi Giáng, Beardsley, Cao Bá Quát, Chế Lan Viên, Coleridge, De Man, Elliot, R Frost, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Jarrell Jakobson, Kim Thánh Thán, Lê Quư Đôn, Lưu Trọng Lư, H. Miller, Nguyễn Tuân, Nguyễn Tử Tấn, Pasternak, E. Pound, IA Richards, G. Seferis Shklovsky, Tào Tuyết Cần, Tùng Tiện Vương, Thanh Thảo, P. Valery v.v.…”

 (8), Sđd. Trang 430

(9) Sđd. Trang 421.

(10)  Sđd. Trang 423.

(11) Thuật ngữ “Tam giáo đồng nguyên” cũng được biết với cụm từ “Tam giáo nhất nguyên” nữa.  

(12) Huỳnh Kim Quang, tường thuật buổi ra mắt tác phẩm “Đứng Vững Ngàn Năm”  -  Việt Báo (Hoa Kỳ) - - Số đề ngày thứ Ba, ngày 6 tháng 8-2013)

(13) Sđd. Trang 437. eid=97#.Uhky1Bs3uGc

15) Đó là nơi ở sau cùng của tác giả “Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền,” kể từ khi ông rời căn nhà của người em ruột ở thành phố Garden Gorve. Người t́m và đứng tên thuê căn studio này, là cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến (1941-2000) - - Chủ nhiệm sáng lập nhật báo Người Việt. V́ lư do sức khỏe, vài năm trước khi từ trần, nhà văn Mai Thảo đă dọn xuống đất, cũng là studio.

16) Tới ngày mất, nhà văn Mai Thảo (1927-1998) vẫn cương quyết không sử dụng computer. Thậm chí, ông c̣n từ chối đề nghị của một bạn trẻ, đánh máy danh sách mấy trăm độc giả dài hạn của báo Văn, để ông chỉ việc gỡ những miếng label in sẵn, dán lên b́ thư mà thôi. Trong t́nh thân với một số người, ông giải thích, không phải ông “gàn, chướng” mà, ông cho rằng, đích thân ông viết tên độc giả nơi b́ thư, tuy có mất th́ giờ thật, nhưng đó là sợi giây liên lạc thân thiết giữa Văn và bạn đọc.

(17) Trừ ca khúc “Mùa xuân yêu em” thơ Đỗ Quí Toàn, nhạc Phạm Duy (1921-2013), là trích đoạn từ bài thơ nhan đề “Chuyện t́nh,” họ Đỗ viết năm 1959. Phổ biến lần đầu trên báo Ngàn Khơi 1960. Năm 1964, ông chọn đọc trong hôn lễ với người bạn đời của ông là bà Hà Dương Thị Quyên. Trong số tân khách tham dự, có nhạc sĩ Phạm Duy… Tuy nhiên, không v́ thế mà quần chúng biết được những ǵ nằm ngoài ca khúc.

18) Cao Thế Dung, “Thi ca và Thi nhân” Quần Chúng, Saigon, xuất bản năm 1969. Trích theo Luân Hoán, Wikipedia – Tiếng Việt.

(19) “Cỏ và Tuyết” thơ Đỗ Quí Toàn, Thanh Văn XB, Hoa Kỳ, 1988.

(20) Nđd.

(21), (23), (24), (25), (26) Nđd.

(22) Họ Cao hiện cư ngụ tại tiểu bang Virginia.

(27) Đây cũng là một ân thưởng thi ca dành cho các thi sĩ. Họ có thể ví von, so sánh người yêu của họ, với bất cứ một h́nh tượng nào; mà, không sợ bị ai phiền trách. Có khi họ c̣n được yêu thích hơn, như trường hợp họ Đỗ trong bài thơ này vậy

 

từ : diendantheky