V mt bài hát

Nam Chi

 

 

 

 

 

 

 

Đối với người nghệ sĩ nói chung, khi hoàn thành một tác phẩm bất kỳ, là đă trút hết được những suy tư, trăn trở, ước vọng... của ḿnh, sau đó là phần của người thưởng ngoạn. Họ đón nhận như thế nào, có đúng như tác giả mong muốn hay không? cách nào họ đón nhận tác phẩm là điều hoàn toàn không thể nào tác giả biết được, đôi khi có trường hợp tác giả chẳng bao giờ ngờ tới; Ba bài ca học tṛ của nhạc sĩ Phan ni Tấn đối với tôi cũng vậy. Tôi đón nhận ba bài ca này một cách hết sức t́nh cờ và trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Cuối năm 1978, t́nh h́nh chính trị tại VN lúc ấy rất căng thẳng, áp lực của TQ ở biên giới cả hai đầu nặng nề, để đề pḥng mọi bất trắc "tiên hạ thủ vi cường" Cộng Sản VN đă tập trung một số thành phần mà theo họ có nguy cơ tạo bất lợi ngoài xă hội, mặc dù đă "học tập cải tạo " có giấy thả về trước đó,Tôi nằm trong số này và bị đưa ra trại A30 tại Tuy-Ḥa cùng với khoảng 200 người khác chia thành hai đội. Cả trăm con người chen chúc nhau trong một cái lán tranh, vách đất, xung quanh dọc theo tường là hàng chơng đan bằng cây săng con, mỗi người xích qua nhích lại chưa được 40 phân - không đủ rộng cho những anh chàng nào vai u thịt bắp ngả lưng, v́ thế việc gấu ó nhau, xảy ra như cơm bữa nhất là những ngày không phải đi "lao động ". Một chiều chử nhật mưa lất phất, không khí oi nồng, mọi người dồn cả trong lán, mỗi người một cách giết thời gian: Chỗ th́ xúm vào bàn cờ tướng, đám th́ dồn vào nghe một anh chàng nào đó đang vanh vách kể chuyện "chưởng Kim Dung " đôi anh quen nhau trước đó hàn huyên tâm sự to nhỏ, có anh th́ "tranh thủ" vá áo quần, dù mới chỉ trải qua chưa đầy một tháng tại đây, phần lớn c̣n chưa biết hết tên nhau. Chỗ tôi nằm ngay cửa ra vào, đang nh́n mưa rơi rả rich, bỗng tôi nghe một giọng hát trầm bổng, điêu luyện vang lên từ phía cuối lán, trộn lẫn trong cái ồn ào, nhốn nháo của một nơi ô hợp như ở nơi đây, âm thanh của bài hát nghe lạ tai, và lời th́ chưa nghe bao giờ cả dù cũng tự cho rằng ḿnh biết khá nhiều nhạc.

Tôi lần xuống theo âm thanh bài hát, đến gần cuối pḥng th́ thấy 2 người nằm cạnh nhau đang hát một cách say sưa, cả hai anh đều trạc tuổi tôi và cũng quen sơ trước đó, tôi sà xuống nằm bên cạnh, Ninh chỉ khẽ nhích đủ chỗ cho tôi và vẫn tiếp tục bài hát anh đang hát dở như chẳng để ư ǵ đến sự có mặt của tôi, bấy giờ tôi mới nghe thật rơ những lời réo rắt của bài hát lạ qua giọng điêu luyện, tṛn đầy của anh:
"Cuộc chém giết chưa đến hồi ngả ngũ, nên máu xương nhuộm đỏ mối thù hằn ..." từng chữ, từng chữ một anh nhả ra thấm đậm vào ḷng tôi, "nên giới tuyến người lui về cố thủ, và bày tṛ đánh lén ở sau lưng ..." -"lũ chúng con một vài thằng gục ngă, rất âm thầm như những giọt sương khuya, làng quê con băng ḿnh trong lửa đạn, và đường về nghẽn lối phân chia ..." hết bài này anh chuyển sang bài khác, cũng vẫn những lời ca lạ lẫm đói với tôi : "Kính thưa thầy đây bài chính tả của con, bài chính tả viết về nước Mỹ, con viết hai lần sai chữ American, con viết hai lần sai chữ Communist, con viết hai lần sai chữ Liberty. Làm sao được, làm sao được bởi anh con vừa chết ...". Tôi lặng người ch́m đắm theo bài hát, quên đi mọi sự xung quanh, quên cả khung cảnh ḿnh đang sống, cho đến khi Ninh dừng hát, ngoài trời mưa đă dứt từ lúc nào, và hoàng hôn buông xuống cảnh vật tối mờ mờ, lặng lẽ rời về chỗ nằm của tôi, ḷng vẫn c̣n trĩu nặng những h́nh ảnh mà bài hát đă vẽ ra qua diễn tả tuyệt vời của giọng hát anh Ninh .


Từ đó tôi dành mọi cơ hội để có thể làm quen với Ninh, và bất cứ khi nào có dịp lại đ̣i anh hát cho nghe "ba bài ca học tṛ " như sau này anh cho biết tên của nó, truớc khi nghe cả "tủ " nhạc đủ loại của anh và không biết từ lúc nào mà tôi đă nằm ḷng lời các bài này, kể cả nghêu ngao "hét" theo.
Có lẽ bài hát có vẻ "phản chiến" mà chúng tôi - người hát, kẻ nghe - không bị khó dễ ǵ trong một môi trường đầy nghi kỵ, ḍm ngó trong chỗ lao tù này, với không ít những antene ŕnh rập đêm ngày xung quanh sẵn sàng báo cáo mọi biểu hiện không b́nh thường của người khác để tâng công và t́m những lợi lộc đê hèn cho ḿnh, quả thực nếu được nghe các bài hát này trong một nơi chốn khác, hoặc thời điểm khác chưa chắc ǵ đă hằn sâu trong tôi như thế, nhất là ở thời điểm mà những sản phẩm "thời thượng" đủ loại bày nhan nhản trên mọi phương tiện nghe, nh́n, đọc của những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên quê hương. Đối với bọn "lính tráng " chúng tôi ,những kẻ trực tiếp đối diện với những thực tế của cuộc chiến, những chết choc, mất mát hy sinh của người quen, bạn bè không c̣n mơ hồ xa xôi nữa, nhất là sau tết Mậu Thân, với lệnh Tổng động viên, hầu như cả một lớp người từ bỏ mọi quen thuộc của đời sống hàng ngày ném ḿnh vào trong lửa đạn với tất cả bi tráng của cuộc đời quân ngũ. Những biểu hiện "hiện sinh " hippi",với h́nh thức lập dị, yeye, cty, chống chiến tranh "peace not war"-"love not war"đă là những cái gai nhức nhối chọc vào mắt chúng tôi, những đầu tóc bờm xờm, đeo mắt kính trắng, tay cầm hững hờ những Hermann Hess, những Andre Gide, Francois Sagan, Jean paul Sảrte những tác phẩm "ghế đá công viên", "khều mặt trời" "yêu nhau đi chiều hôm tôi rồi", bên cạnh đó là những bài Nhạc Trẻ, Hát cho Dân tôi nghe, tiếng hát từ đồng hoang, tiếng hát át tiếng bom... xa rời với thực tiễn đă làm tăng thêm ác cảm, dị ứng của chúng tôi... Thế nhưng bây giờ, trong một t́nh thế mới, với một thân phận mới, những lời hát này lại là những nỗi niềm u uất dằn vặt, khi nó được nh́n dưới góc độ khác.



Trong hành trang trở về từ nhà tù nhỏ tôi mang theo tâm ba bài hát này, và những lúc vắng vẻ, chán nản lại lẩm nhẩm hát một ḿnh ậm ừ để nhớ về một đoạn đời khó quên. Rồi nó theo tôi ra tới Hải ngoại, đôi lần trong những dịp họp mặt thân hữu, những buổi văn nghệ tết cộng đồng, cắm trại, pinic, bằng cái giọng vịt đực, bằng cái vốn âm nhạc nghèo nàn, tôi ong ỏng đóng góp phần ḿnh trong các sinh hoạt ấy mong được sự đồng cảm của ai đó chăng? Nhưng"tài" của tôi có lẽ chỉ chinh phục được các con tôi khi chúng c̣n trong... nôi cần tôi ru ngủ thôi, theo năm tháng cùng những sáng tác "tâm huyết" mà các bạn tôi gửi gấm theo tôi và ba bài hát học tṛ dần trở thành kỷ niệm riêng.


Thực sự cho đến cuốn PBN, mà Thế Sơn hát bài ca này ra đời, tôi cũng không biết đích xác tác giả là ai, chỉ nghĩ rằng nó thuộc những bài Du ca mà Ninh đă từng sinh hoạt một thời sinh viên thôi, tôi chưa lần nào hỏi Ninh về tác giả, nên khi nghe giới thiệu bài hát của Nhạc sĩ Phan Ni Tấn tôi ṭ ṃ chú ư, nhất là anh lại đang ở Canada, rất gần với PBN, khi tiếng hát TS cất lên giai điệu bài hát, tôi ngạc nhiên bởi quá khác lạ so với những ǵ tôi đă biết, dù lời th́ không khác lắm; từ một bài hát với những kể lể u uất, về thân phận nghiệt ngă của cả một thế hệ bỗng trở thành một điệu nhạc vui tươi, tinh nghịch khiến tôi không dám nh́n thẳng vào màn h́nh để thấy những ǵ được dàn dựng, và tôi chợt cảm thấy tội nghiệp cho người nghệ sĩ đang tŕnh diễn. Vài hôm sau từ Úc em tôi gọi sang :


- "Anh có cuốn PBN mới ra chưa?"

-Ờ, có rồi, mới xem

-Anh nghe TS hát bài ca học tṛ rồi hả? Sao không giống với bài hát mà chúng em đă từng sinh hoạt bao nhiêu lần lúc ở Saigon vậy?

Không đợi tôi trả lời nó ong ỏng hát một đoạn bài hát, âm giai đúng như tôi từng nghe, từng biết, nhờ đó tôi biết thêm chi tiết về bài hát đă từng được phổ biến khá rộng này; tôi cũng đồng ư với người em nhưng không thể giải thích được cái thắc mắc mà chính tôi cũng đang có, chỉ tự nhủ rằng có lẽ đây mới đúng là bài hát nguyên thủy v́ tác giả chẳng lẽ lại không được thông báo trước khi thu h́nh? Nếu có ǵ không đúng, chắc chắn tác giả đă hiệu đính lại rồi, và một chút ngỡ ngàng, thất vọng thoáng qua... cho đến khi do t́nh cờ thấy tên nhạc sĩ Phan Ni Tấn xuất hiện trong trang nhà Phố Núi Pleiku, tôi vào đọc, qua ba bài thơ và bản nhạc mà anh phổ biến tôi như t́m lại được nỗi cảm xúc như đă có trước đó từ ư thơ đến âm giai bài hát, và khi được anh cho biết là hầu như tất cả sáng tác của anh đă bị mất hết sau năm 1975 trong đó có cả ba bài ca học tṛ, tôi mới thực sự tin anh chính là tác giả.


Những năm sau 30/4/75 cùng với chính sách xóa sạch mọi tàn dư văn hóa của miền Nam bằng cách tịch thu, thiêu hủy các sáng tác phẩm bất kể thể loại nào, các văn nghệ sĩ cũng đồng chung số phận như tất cả quân cán chính khác bị bắt bớ, tù đày và không c̣n được sáng tác, mà vẫn không ngăn cản được việc lan truyền âm ỉ ở mọi chỗ, mọi nơi, ra đến tận miền Bắc nhất là ca nhạc, nên để phản ứng lại họ bèn tung ra một quan niệm nhằm hạ giá các sáng tác cũ bằng cách gán cho loại này là nhạc "sang", loại kia là"sến", nhạc "quê hương", nhạc "vàng", nhạc "phản động", nhạc "ủy mị", "ướt át", "sướt mướt " v.v... có người cũng hùa theo mà quên đi rằng để đi được vào tâm hồn người nghe, ít nhiều những sáng tác phẩm ấy cũng đă đồng cảm, chia xẻ một khoảnh khắc nào đó trong đời sống để nó trở nên một dấu vết, một kư ức, một kỷ niệm không phai trong tâm hồn, với suy nghĩ ấy mong rằng tác giả ba bài ca học tṛ cho phổ biến lại sáng tác này của anh mà tôi chắc rằng không chỉ là mong muốn của riêng tôi .

Nam Chi , (1)

NY 4/2011

(1) ghi chú: không phải bút hiệu khi làm thơ của nhà phê b́nh Đặng Tiến