Thanh Tâm Tuyn

Bùi Bo Trúc

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai niên biểu nằm giữa hai cái ngoặc đơn, ở giữa là cái gạch nối đi theo sau một cái tên người là để báo một tin buồn. Những con số của sự khởi đầu của đời sống và sự chấm dứt với cái chết, của sự ra đi vĩnh viễn. Từ hôm nay, tên của Thanh Tâm Tuyền sẽ măi măi có những con số đó đi theo. Những hàng chữ và số sẽ được khắc trên mộ bia của người thi sĩ.

Thanh Tâm Tuyền vừa qua đời tại Minnesota v́ ung thư phổi.

Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư Văn Tâm. Ông sinh tại Vinh ngày 15 tháng 3 năm 1936 và qua đời ngày 22 tháng 3 năm 2006, cũng tháng 3 và năm tận cùng cũng bằng số 6, sống băng ngang qua được hai thế kỷ, hưởng thọ 70 tuổi.

Thanh Tâm Tuyền bị hiểu lầm suốt đời và không được đối xử xứng đáng trong khi ông c̣n sống. Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn A Thousand Years Of Vietnamese Poetry không chọn một bài thơ nào của Thanh Tâm Tuyền để dịch và giới thiệu. Vơ Phiến trong Văn Học Miền Nam / Thơ chỉ cho Thanh Tâm Tuyền 1/3 trang và chọn của ông một bài thơ (trang 3077, 3078) trong khi ngay cạnh đó, Tô Thùy Yên được dành cho hơn ba chục trang, mặc dù trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, Vơ Phiến nhắc Thanh Tâm Tuyền 21 lần.

Con đường ông đi, không đúng như tên tập thơ của ông, tập Tôi Không C̣n Cô Độc xuất bản năm 1955, đă có nhiều người đi theo bằng những bài thơ không vần, loại thơ ông đi những bước đầu tiên khai phá, nhưng ông vẫn là người một ḿnh cho đến lúc chết.

Thanh Tâm Tuyền là một trong số các cây bút sáng lập tờ Sáng Tạo của Mai Thảo, tờ báo chỉ bằng mấy chục số, đă đưa tới những đổi thay hoàn toàn cho sinh hoạt văn học của Việt Nam. Ảnh hưởng của tờ tạp chí này vẫn c̣n thấy đến tận ngày hôm nay. Trong đó có ảnh hưởng của thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền để lại.

Thanh Tâm Tuyền đi những bước đầu cho thơ tự do Việt Nam. Trước ông có thể cũng đă có những loay hoay của một số người với loại thơ này, nhưng phải chờ đến Thanh Tâm Tuyền, thơ tự do, con đường ông chọn để đi, thuỷ chung suốt chiều dài đời sống, mới bước đi những bước dài từ đó.

Thanh Tâm Tuyền không chỉ từ bỏ những mô thức cũ, những cái khung cũ của thơ Việt Nam trước ông, mà ông c̣n chọn cho ông một thứ ngôn ngữ và những h́nh ảnh mới vào đúng lúc nền văn học Việt Nam cần những thứ máu mới, khác và lạ.

Thanh Tâm Tuyền biết có nhiều người không ưa ông, như ông đă viết trong mấy trang đầu của tập Tôi Không C̣n Cô Độc.

Người ta độc ác với thơ của ông. Người ta thù ghét thơ của ông như ông đă nhận trong tập thơ vừa kể.

Thơ của Thanh Tâm Tuyền là thứ thơ trí tuệ, giản dị mà phức tạp, rất đẹp mà không một nỗ lực làm dáng...

Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh d́u em đi xa
Đi đi, chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau...
...Ôm em trong tay mà đă nhớ em ngày sắp tới...

Người ta phàn nàn thơ Thanh Tâm Tuyền khó hiểu. Có và không.

Tại sao phải hiểu đúng như người làm thơ đă viết xuống? Hiểu như thế, là bài thơ đă chết. Không c̣n đời sống nữa. Từ khi nó được viết xong và mực khô trên giấy.

Những bài thơ khác tiếp tục xuất hiện mỗi lúc mỗi khác, tùy theo cách nh́n ngắm của mỗi người. Nhà thơ đẩy đứa con ra đời, và để cho nó bước đi, sống tiếp đời sống chưa hoàn thành của nó. Những bài haiku là những tảng mực ném vào giấy, người đọc cầm lấy bút vẽ tiếp, nối liền những đứt đoạn của bức tranh. Haiku tiếp tục sống những đời sống khác của chúng sau khi Basho, Buson, Etsujin, Issa đă buông bút.

Đọc thơ Thanh Tâm Tuyền phải đọc như thế. Nguyễn Hưng Quốc khi viết về Thanh Tâm Tuyền, cho rằng người đọc phải động năo khôi phục lại mối quan hệ kín đáo giữa các câu thơ (và cả những chữ trong bài thơ) bằng nhưng liên từ và giới từ mà Thanh Tâm Tuyền cố t́nh bỏ đi.

Thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền có âm nhạc, nhưng không có vần. Cũng có thể nói là có vần nhưng vần bị dấu đi:

...Em gối đầu sương xuống
Chuyện tṛ bằng bóng ḿnh
Tôi đẹp như h́nh tôi
Như cuộc đời, như mọi người...

Trong Liên, Đêm, Mặt Trời T́m Thấy (1964), Thanh Tâm Tuyền khẳng định ông không ngợi ca t́nh yêu, ông nguyền rủa t́nh yêu... cái mà ông mơ ước và tưởng là cùng với tự do là những hy vọng cuối đời của ông. Nhưng trong thơ ông, chính t́nh yêu là đối tượng ca ngợi của ông. Ông không nói về t́nh yêu, nhưng người ta thấy ông rất yêu nó:

Chiều trên phi trường anh bỗng nhớ em
Nhớ chuyến đi xa đầy hẹn ước
Đây mùa xuân không đến
Đám cỏ hèn mọc trên diện tích xi măng khô...

Cũng như kỹ thuật sáng tác ông dùng, ông dấu đi t́nh yêu, bắt người đọc phải tự đi mà kiếm thấy:

Anh trở thành giấc mộng
Đường cỏ hoang em trở về
Đáy huyệt sâu hồn tóc cũ
Không ai biết chúng ta yêu nhau
Cuộc biệt ly nơi hư không
Con mắt nào ngó thấy
Mỗi lời như ngọn lửa
Đốt những kỷ niệm tội lỗi...

Bùi Vĩnh Phúc cho là hai tập thơ Tôi Không C̣n Cô ĐộcLiên Đêm Mặt Trời T́m Thấy đă bầy ra cho độc giả thấy một Thanh Tâm Tuyền kiêu căng, ngạo mạn, lạnh lùng, cô độc, lăng mạn, thiết tha, mệt mỏi.

Có phải v́ thời đại của ông sống:

Ta vừa hai mươi tuổi
nhân loại cũng hai mươi
ôi nhân loại hai mươi
thóc gặt dư ăn
bột xay thừa nặn bánh
ta kêu lên hờn căm
khi quá thể chúng cắt t́nh ruột thịt
hời mẹ hiền nh́n mẹ rưng rưng
yêu chẳng được yêu, khóc không dám khóc
Hôm nay ta xông ra phố ngày hai mươi
nắm tay tṛn cáu giận
má phừng lửa yêu thương
môi bỏng niềm tủi cực
đêm qua ai thét giữa đêm dài
tỉnh dậy ôi nao nức
ấy là tiếng hét trong hồn ta...

Và ở một chỗ khác, vừa nói về t́nh yêu xong, ông lại quay ra với giọng nghiệt ngă:

... Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bầy...

mà ông đă chọn cho thi ca của ông thứ ngôn ngữ và h́nh ảnh nhiều khi hung bạo như vậy?

Nhưng nói ǵ đi nữa, th́ Thanh Tâm Tuyền vẫn là một thi sĩ lăng mạn khi nh́n qua khỏi những điều mà ông cố t́nh làm cho tầm thường đi:

Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống ḍng sông
Mà ḷng ḿnh phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh, không tím không hồng
Những ống khói tầu mệt lả...

Có thể trong một thời điểm khác yên b́nh hơn, Thanh Tâm Tuyền đă làm thơ khác những bài thơ chúng ta biết của ông.

Từ khi sang Mỹ, ông không làm thơ nữa. Ông làm đúng như một câu ông nói năm 1975: tôi là người làm thơ Việt Nam, tôi ở với xứ sở của tôi.

Ông ở lại, trải qua nhiều năm tù, bị bắt giam nhiều lần. Khi không c̣n ở được với cái xứ sở ấy, ông không viết nữa.

Sự từ bỏ thơ của ông rất là thi sĩ, cũng hệt như khi ông đến với thơ lần đầu...

...Xin trao thi sĩ ṿng hoa tặng
Chúng ta đă thắng giữa cuộc đời...

Bùi Bảo Trúc

(Thư Gửi Bạn Ta)