Vương Hu Bt,

Nhà Châm Cu Xă Hi

Lê Vĩnh Th

 

 

 

          Xưa, bà Huyện Thanh Quan đă trách: “tạo hóa gây chi cuộc hí trường”, để cho các triều đại vua chúa bị vùi lấp trongnền cũ lâu đài đổ nát. Nay, có triều đ́nh cũng đang bị đẩy vào Cuộc Hí Trường, tang thương hơn, không do tạo hóa gây nên mà do Vương Hữu Bột, kư giả của nhật báo Đại Dân Tộc tạo ra, hàng ngày.

          Mỗi ngày một chuyện, viết về nhân và vật đương thời. Nhân th́ bất thành nhân dạng, vật th́ đúng là vật cơi dương. Vương Hữu Bột đă cho sống lại cái đời sống quái thai của cả một triều đại trên phần đất hạn hẹp mà tờ báo giành cho anh. Bao nhiêu người thấp cổ bé miệng, bị bóc lột đến xương tủy, hàng ngày say mê theo dơi ng̣i bút châm cứu xă hội, Vương Hữu Bột.

          Người mà các bạn thân đều cho rằng hiền hơn cục bột, lại tỏ ra bén nhạy và sắc sảo nhất trong các cây viết tiếu đàm. Gần như Vương Hữu Bột phối hợp được tính chất của cay của Voltaire và sự tức cười của Lỗ Tấn, trên quan điểm “cười cợt để sửa đổi phong hóa”.

          Những chuỗi cười đó, Vương Hữu Bột không bịa ra, anh chỉ gom góp, qua sinh hoiạt ngày ngày, những tiếng vo ve của bầy ruồi nhặng đói khát trong buổi chợ chiều. Càng trung trực càng sống động tới độ ai đọc cũng cười, dù sau đó, nước mắt đă chảy ra.

          Nếu coi sự giản dị là phần cao nhất của nghệ thuật th́ Vương Hữu Bột đă tạo được bút pháp hết sức giản dị, thấm vào ḷng người. Đôi khi nhẹ nhàng như thơ xuôi, điều này, chúng ta không ngạc nhiên, nếu biết Vương Hữu Bột là bút hiệu của thi sĩ Đỗ Quư Toàn, sinh năm 1939 tại Bắc Ninh.

          Cách truyền thông hay nhất là làm cho mọi người mỉm cười, Vương Hữu Bột đă chứng tỏ được một khả năng vững vàng trên tiêu chuẩn đó. Khi th́ dũng mănh như lời sớ của Chu Văn An đ̣i chém các tên gian thần. Khi th́ chặt chẽ đanh thép và uyển chuyển như người quản trị nắm vững mọi vấn đề. Vương Hữu Bột từng là học sinh trường Chu Văn An, Văn Khoa Sài G̣n và tốt nghiệp Cao Học Kinh Doanh Đà Lạt. Ngoài bút hiệu Vương Hữu Bột, Đỗ Quư Toàn c̣n lấy tên Đạo Cấy khi viết “phim” cho nhiều nhật báo khác.

          Để kết luận về Vương Hữu Bột, chúng tôi xin mạn phép kể một câu chuyện rất ngắn:

          Được một độc giả hỏi:

          Ông viết rất nhiều mà chúng chẳng sửa đổi chút nào th́ phải làm sao ?

          Người viết phim trả lời:

          Xin ông hăy phát âm cái chữ “viết”  theo giọng người miền Nam.

 

LVT

(tạp chí Phổ Thông số 30, ngày 20 tháng 02 năm 1975)

bản đánh máy của Thạch Bích Lê