Tưởng Nh Nguyn Xuân Phúc

Mt Người Bn CVA-59

 

Ngô Tng Giao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bút kư chiến tranh mang tên “Mùa Hè Đỏ Lửa”

(Quảng Trị 3/73) PHAN NHẬT NAM đă viết về Phúc như

sau:

 

“Tôi xuống xe bước lên bậc đá, tượng Đức Mẹ màu trắng hai bàn tay mở ra, Đức Mẹ đang đối diện với một Mỹ Chánh điêu tàn, loang lổ từng khóm nhà cháy trơ lại hàng cột than đen bốc khói lặng lẽ…

“Tiệc” đang đến hồi gay cấn, Robert lửa Nguyễn Xuân Phúc, con Trâu Điên đầu đàn đang ngồi ở thế “ngất ngư con tàu đi”, người ngồi ghế xa lông bằng tác phong “văn minh miệt vườn”, hai chân bỏ lên ghế, đầu gối ép sát mang tai, áo thun, quần trận, mang dép, mở đôi mắt đỏ trông ra phía đồi cát tàn tạ, người đang “vô” men bia đang ngấm vào máu, da mặt đỏ từng khoảng…

- A! đ.m... Tiên sư, bố khỉ, lại mày. Một lô danh từ quư phái tung ra ào ào. Quan Năm Phúc hay ông niên trưởng khủng khiếp nhất của khoá 16, người đă từng phạt nguyên khoá tôi chạy băng đồng từ đồi 1522 Bắc về trường và đoạn chót Miếu Tiên Sư - Phạn Điếm gần 500 thước đường đồi trong ṿng một phút. Người nghiêm khắc đ́nh huỳnh của mười năm trước không c̣n nữa. Bây giờ “niên trưởng” chửi nghe ngon lành, niên trưởng không áo quần thẳng nếp, dây nịt đánh bóng, bây giờ cũng không c̣n đôi giày đánh bằng nước soi rơ mặt. Quan Năm đánh đôi dép da nhặt đâu đó của dân chạy loạn. Phúc lắc, đánh, đá và chửi thề để chào mừng thằng “đàn em” khốn nạn!...

 

*

 

“Bữa rượu kéo dài thật hào hứng trong đêm. Chẳng biết đây là Mỹ Chánh hay Phong Điền, bên kia con sông rộng không hơn 50 thước lính ông Giáp đang bố trí, đào hầm, liên lạc… Chiến tranh được quên đi, xem như tṛ chơi, một tṛ chơi độc ác và cường bạo, bị ép buộc phải diễn cho hết màn chót, bên kia sông trên quốc lộ 1, 19 cây số nữa là Quảng Trị, địa ngục trần gian có thật trên 19 cây số đường dài và thành phố đó. Toán viễn thám ở bên kia sông báo cáo: Phát hiện được tiếng động của xe GMC di chuyển ở phía Hải Lăng….

- Hỏi nó ước tính được bao nhiêu cái? Phúc nói với người

giữ máy truyền tin.

- Khoảng hơn mười cái, tụi nó để đèn chạy về phía ḿnh.

- Như vậy là nó di chuyển bộ binh, nó không dám kéo pháo đi khơi khơi vậy đâu.

- Smith, gọi máy bay Mỹ cho bom xuống đây… Việc này Tây được làm th́ thích lắm. Mày đi gọi máy bay, bao giờ có bảo tao... Bây giờ th́ tao uống cái đă.

Uống, quan Năm lim dim đôi mắt để thưởng thức men bia, nhưng vẫn lắng nghe thằng Tây báo cáo.

- Smith nếu có bom th́ bom cho chính xác, đừng như hôm mồng 5 mày ném ngay chỗ đóng quân th́ tao “phơ” mày đấy.

- Hôm mồng 5 có chuyện ǵ anh Năm?

- Bảo Jet (phản lực) ném bom bên kia sông v́ tụi nó bám sát bờ, chẳng biết sao nó thả ngay lên trên tuyến của ḿnh gần mười trái, cày nát tuyến Đại Đội thằng Liễn bay đến chỗ chợ.

Chục chết, mười sáu bị thương. Chơi ở đây phải chơi bằng bom, súng tay và cối hay pháo của ḿnh là đồ bỏ. Mày hỏi làm ǵ? Viết báo hả?

- Không có, hỏi chơi, tôi viết cái quái ǵ!

- Mày thấy lực lượng căn bản của tụi nó bây giờ cho một mũi dùi là trung đoàn, dù quân số có đủ hay thiếu cũng là một trung đoàn. Trong khi bên ḿnh kế hoạch hành quân vẫn giữ nguyên ở đơn vị tiểu đoàn và đại đội. Đ... m... chơi kiểu Mỹ mà lấy bài Tây để đánh giặc Tàu th́ sống sao nổi! Chiến tranh này phải đánh “en masse” mới có hiệu quả và kỷ luật chiến trường phải giữ tối đa, lính chạy là sĩ quan bắn, tao hoàn toàn chịu trách nhiệm, sĩ quan để phần tao, kể cả Tây nữa phải không Smith? Anh cố vấn chẳng hiểu ǵ cũng toét miệng cười.

Cửa sổ đóng kín, giọng cười vang động ngôi nhà thờ, ngoài cửa Mỹ Chánh im lặng trong bóng đêm, bên kia bờ sông tám mươi thước là Bắc quân. Chúng tôi cách địch trong một tầm súng bắn thẳng.

Mọi người im lặng, ngôi nhà thờ rung rinh theo nhịp đều đặn, B52 dội bom ở trong núi. -Tốt, đánh đúng “line” buổi chiều ḿnh đưa. Anh Phúc đưa mắt nh́n Hợp (Tiểu đoàn

phó).

- Đúng vậy Trung tá.

Cơn đùa ngừng, Phúc nghiêm trang bảo viên cố vấn đưa

tấm bản đồ…

- Bom đánh ở “line” này, bao lâu có thêm phi tuần nữa?

- Khoảng một giờ nữa, phi tuần thứ hai sẽ đánh tiếp. Smith nghiêm nghị trả lời sau khi đă “check” một hồi với “November”. Chẳng biết “November” ở đâu chỉ nghe thằng

cha này O.K ầm ĩ.

Phúc ch́a bản đồ qua tôi chỉ vào dăy đồi phía Tây chân Trường Sơn chạy dài từ Camp Caroll, Hương Hóa xuống.

- Tụi nó chuyển pháo đi ở đường này, chắc chắn như thế chiều ngày 9, tụi nó pháo xuồng đây và Phong Điền nghe rơ năm tiếng depart ở vùng Lavang, quan sát thấy hơi khói của ṇng súng, Jet đánh tan ngay sau khi tụi tao bắn được ba phùa 15 trái.

- Như vầy pháo đâu đă xuống sâu, có thể nó không muốn đánh xuống nữa.

- Sao vậy được, v́ vào Quảng Trị quá sớm, quá dễ, đường tiếp vận và tiếp liệu từ Bắc chưa xuống kịp nên tụi nó chưa

đánh ḿnh, rồi mày xem, nó sẽ kéo pháo xuống bằng đường núi, chỉ cần ngang Hải Lăng là đủ sức bắn đến Phong Điền, An Lỗ Mỹ Chánh này sẽ nằm trong cái túi cho tụi nó sóc lôtô!!

Mục tiêu của chiến dịch sắp đến là Phong Điền, An Lỗ, tao chắc như thế. Thôi dẹp chuyện này lại, bộ binh nó qua sông được một thằng th́ tao “biệt phái” ngay thằng đó về nước thiên đàng. Yên chí, năm năm làm tiểu đoàn trưởng tao chưa thua, Hạ Lào, Pleiven và cú vừa rồi ở Barbara tao cũng đem tiểu đoàn “de” lui được an toàn. Thôi, uống đi, hết bia, tao và mày đánh tiếp thằng Johnny Walker.

Đêm khuya, bia hết, anh Phúc quơ chân t́m chai rượu, chai rượu vỡ đổ lênh láng. Có tiếng vỡ trên gạch.

- Bỏ mẹ, rượu bể rồi, cắt cổ không bằng đổ rượu. Phúc bật quẹt đốt ngọn lửa trên vũng rượu. Anh mở mắt nh́n ngọn vàng xanh nhảy múa. Đẹp!

- Lửa đẹp thật, đ.m... hai xác Biệt động quân chết mấy ngày tao phải đem chôn. Chiến tranh mẹ ǵ như c... Anh lẩm bẩm một câu không ăn nhập ǵ với câu chuyện, mắt mở

lớn nh́n ánh lửa chập chờn. Thôi đi ngủ.”

 

*

 

TRẦN NGỌC TOÀN trong cuốn “Vào Nơi Gió Cát” viết lại về Phúc trong cuộc rút quân khỏi Quảng Trị tháng 3 năm 1975 như sau:

 

“2 giờ sáng 29/3/75, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 TQLC Nguyễn Xuân Phúc cùng bạn đồng khoá Đỗ Hữu Tùng, Lữ

đoàn phó về tới phi trường Non Nước, với các Tiểu đoàn 2 và 6. Tiểu đoàn 9 tăng phái cho Quảng Nam chưa rút về kịp v́ thiếu phương tiện xe tải. Lữ đoàn trưởng Nguyễn Xuân Phúc t́m gặp tư lệnh Bùi. Được biết “ông Tướng” đă ra đi. “Robert Lửa” đă nổi giận chửi đổng bỏ ra. “Robert Lửa” là biệt danh mà tác giả “Mùa Hè Đỏ Lửa” (Phan Nhật Nam) đă viết tặng niên trưởng Nguyễn Xuân Phúc trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972.

Phúc xuất thân từ danh gia vọng tộc ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1959, trong khi đang theo học chứng chỉ MPC (Toán Lư Hoá) ở trường Khoa Học Đại Học Sàig̣n, Phúc t́nh nguyện nhập học khoá 16 trường Vơ Bị Quốc Gia VN tại Đà Lạt. Những năm ở trường vơ bị chàng nổi bật với cả thành tích văn hoá lẫn quân sự trong học tập. Năng khiếu lănh đạo chỉ huy đă phát triển từ những ngày c̣n chập chững Tân Khóa Sinh. Đối với các khoá đàn em, ai cũng nể phục Tiểu đoàn trưởng SVSQ Nguyễn Xuân Phúc. Bạn bè ai cũng mến chàng ở tính khiêm tốn, cương trực. Lối nói chuyện rất tếu của Phúc khiến ai cũng thích thú. Thật ra, nếu có dáng vóc cao lớn Phúc đă tốt nghiệp thủ khoa với tài “văn vơ song toàn”. Bạn bè cùng khoá không ai quên h́nh ảnh Phúc rất điệu nghệ trong bài vũ “Ba Năm Trấn Thủ Lưu Đồn” vào những dịp tŕnh diễn văn nghệ của trường vơ bị. Định mệnh “lính thú đời xưa” đă đeo theo chàng trong suốt đời binh nghiệp. Tốt nghiệp Á khoa, Phúc t́nh nguyện về phục vụ trong binh chủng TQLC. Ai cũng biết phụ thân của Phúc lúc ấy có thế lực và nhiều quen biết. Với hạng thứ tốt nghiệp cao, Phúc dễ dàng t́m nơi an nhàn trong quân đội lúc đó. Chàng đă “không t́m an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”.

Một hôm ngay sau ngày tŕnh diện Lữ đoàn TQLC, Phúc được đưa thẳng xuống Hải vận hạm HQ-401 neo ở bến Bạch Đằng Sàig̣n trực chỉ về tận mũi đất nhọn Cà Mau. Tiểu đoàn 2 TQLC đang hành quân ở Đầm Dơi. Đặt chân đến đơn vị, Thiếu Uư non trẻ đă nhận ngay Trung đội chiến đấu. So với tổ chức Lục quân lúc ấy một Trung đội TQLC hơn hẳn về quân số và trang bị. Đa số chiến binh TQLC xuất thân từ các đơn vị cảm tử Commando của quân đội Pháp chuyển sang, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu từ Bắc vào Nam. Từ đó Phúc đă vào sanh ra tử không biết đến bao lần khi cùng đơn vị nhảy vào những điểm nóng bỏng nhất của cuộc chiến VN. Đến năm 65, Phúc với chức vụ Đại Đội Trưởng, đă cùng Tiểu đoàn 2 TQLC diệt cả hơn hai trăm tên VC tại Bồng Sơn, Tam Quan khiến chúng khiếp đảm. Tiểu đoàn 2 TQLC đă được VC mệnh danh là “Tiểu đoàn Trâu điên” từ trận đánh lừng danh này. Dù bị thương ngoài mặt trận đôi lần, Phúc không rời đơn vị cho đến ngày chàng chính thức lên nắm chỉ huy Tiểu đoàn Trâu điên. Không một chiến thắng vang dội nào không có mặt đơn vị của Phúc. Từ Pleime, Dakto, từ mặt trận căng lửa ở Gia Định, Chợ Lớn trong những ngày Tết Mậu Thân đến mặt trận vượt biên Kampuchea, Hạ Lào, đến trận tuyến cam go tái chiếm thành Quảng Trị năm 72. Tin t́nh báo cho hay VC đă treo giá cao sinh mạng của Phúc nhưng không một phút nào chàng lùi bước trước kẻ thù. Trong đơn vị, Phúc lúc nào cũng hết ḷng với đàn em, bạn bè và chiến hữu. Ngoài những tháng năm dài miệt mài trên khắp chiến trường, Phúc chẳng có nhiều thời giờ để sống cho riêng ḿnh. Nh́n thấy những bất công, tham nhũng, thối nát trong quân đội, Phúc ôm hoài băo chấn chỉnh và thay đổi toàn bộ hệ thống từ hạ tầng cơ sở. Chàng đă ứng dụng triết lư Tự Thắng Để Chỉ Huy của trường Vơ Bị Quốc Gia để giữ ḿnh trong sạch và liêm khiết. Suốt bao nhiêu năm chỉ huy đơn vị cho đến ngày cuối cùng, Phúc chẳng có ǵ làm của riêng ngoài mấy bộ quân phục tác chiến đựng trong ḥm đạn pháo binh biến chế. Ngoài Đệ Tứ Đẳng bảo Quốc Huân Chương, trên Bộ Huy Chương của Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc c̣n 17 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Mỗi huy chương là một chiến công lẫy lừng với máu xương thật sự đổ xuống. Từ sau cấp bậc Trung Úy, người sĩ quan kiêu dũng này luôn được thăng cấp ngoài mặt trận. Ba mươi tuổi đời đă mang cấp Trung Tá. Từ sau mặt trận Hạ Lào sống sót trở về, Phúc nặng thêm ưu tư khi nh́n thấy tận mắt những tướng lănh bất tài, vô trách nhiệm, thiếu đạo đức lại vô lối hách dịch và hèn nhát. Những người do thời cuộc đưa đẩy mang cấp tướng nhưng không một chút kinh nghiệm chiến đấu, kiến thức hạn hẹp, chỉ say mê quyền hành, địa vị, danh lợi. Họ đă đưa cả ngàn quân sĩ vào chỗ chết không chút áy náy. Phúc đă âm thầm kết nạp anh em, bạn bè để chuẩn bị ngày thay thế toàn bộ hệ thống lănh đạo bất tài vô tướng cũ. Ngày ấy đă đến quá chậm.”

Và sau đây là những giờ phút cuối cùng người ta c̣n đươc biết về Phúc do Trần Ngọc Toàn ghi lại:

Đă 11 giờ trưa ngày 29/3, một nhóm nhỏ lính TQLC dùng cả thuyền thúng tṛn chèo ra. Phong nhận diện được người tài xế thân cận của bạn chàng trong số đó.

Chàng chạy xuống đón hỏi:

- Đực, ông thầy mày đâu rồi?

- Dạ, ông biểu tôi bơi ra biển lên tàu. C̣n ổng với ông Trung tá Tùng lên xe quay vào Đà Nẵng. Tôi hổng biết ổng đi đâu!

Phong bực dọc nói:

- Bộ ổng điên sao mà quay vào Đà Nẵng!

Đực cúi đầu nghẹn ngào: -Thiếu tá cũng biết, ổng đâu có bơi được. Nghe ổng với ông Tùng bàn đi t́m trực thăng bay

về Phù Cát. Từ sáng sớm hai ông ấy không đi đâu hết, cứ loanh quanh trên bờ biển chờ Tiểu đoàn 9 rút về.

- Sao cậu không theo ổng?

- Tui năn nỉ ổng không chịu. Ông nói nguy hiểm hơn là bơi ra biển lên tàu Hải Quân.”

Sau này chẳng c̣n ai được nghe tin tức ǵ về bạn nữa Phúc ạ! Sau năm 1975 nghe một phóng viên nhà báo kể lại là vào giờ chót một “ông lớn chỉ huy” nào đó đă đến đón Bạn bằng trực thăng nhưng Bạn không muốn bỏ các đồng đội dưới quyền của ḿnh ở lại nên chính Bạn đă từ chối ra đi “t́m an toàn cho riêng ḿnh”. Đời người ai cũng phải có một lần chết, nhưng h́nh ảnh bạn quả thực đă sống măi trong ḷng anh em, nhất là bạn bè cùng học từ Nguyễn Trăi 1955 đến Chu Văn An 1959.

 

Ngô Tằng Giao

nguồn: đặc san 50 năm hội ngộ Chu Văn An 59