Dưới Tầng Địa Ngục

Hồ Đắc Huân

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Vận nước chuyển đổi, sau ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và Cộng sản Bắc Việt (CSBV) kết thúc! Thay v́ ḥa hợp, ḥa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phú cường th́ ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội say men chiến thắng, tạo dựng lên hằng trăm nhà tù lớn, nhỏ với mỹ từ cải tạo để giam giữ: Quân, Dân, Cán, Chính. đảng phái, Tôn giáo, giới trí thức, văn nghệ sĩ... của VNCH c̣n ở lại trong nước v́ nhiều lư do khác nhau.

          Qua thông cáo của Ủy Ban Quân Quản Saig̣n và các địa phương họ đă ra lệnh tập trung thành phần trên trong thời hạn một tháng để học tập chính sách của đảng CS. Bản chất CS đă lộ nguyên h́nh khi họ ấn định thời gian ngắn hạn là Một Tháng để đánh lừa sự thành tâm của các viên chức và sĩ quan của miền Nam VN muốn thi hành đúng đắn mọi yêu cầu của kẻ chiến thắng để rồi an phận trở về với công việc canh tác, sản xuất...

của người công dân trong thời hậu chiến. Nhưng tiếc thay, họ đă tráo trở lợi dụng cơ hội nầy để giam giữ những người chiến bại một cách dài hạn không bản án và được mệnh danh Trại tập trung cải tạo . Thời gian bị tù đă kéo dài ít nhất là 3 năm, c̣n lại đa số chịu đựng khổ nhục trong ṿng 7, 10, 18 hay 20 năm.

          Trong số tù nhân có hơn 30 tướng lănh và trên 400 đại tá. Căn bản chính yếu để giam tù được căn cứ theo lư lịch của tù nhân để trả hận thù bằng nhiều h́nh thức như bắn bỏ, tra tấn, nằm nhà cùm, giam vào ngục tối để chịu đói lạnh, lao động khổ sai, bệnh nặng không thuốc men làm cho nhiều người phải vùi thây dưới tầng địa ngục.

          Trong ṿng ba mươi năm nữa, những quân nhân thuộc vào thế hệ trẻ nhất của cả hai bên đă tham gia vào cuộc chiến 1945-1975 sẽ lần lượt qua đời. Thế hệ kế tiếp muốn t́m hiểu lịch sử của thời cha ông sẽ phải t́m đọc những tài liệu, sách báo, phim ảnh có tính cách lịch sử do những người trong cuộc lưu lại.

          Là tù nhân qua hai trại Kỳ Sơn và Tiên Lănh, tôi xin ghi lại những chuyện đau thương nhất mà chính tôi đă từng chứng kiến. Các chuyện được h́nh thành không nhằm mục đích gây thêm ḷng hận thù và chia rẽ mà chỉ nêu lên những kinh nghiệm đau thương

trong lịch sử cận đại để cho các thế hệ tiếp nối học được những kinh nghiệm quư báu hầu tránh được những lỗi lầm tai hại của những người đi trước v́ thiếu đạo đức cũng như kiến thức trong việc lănh đạo toàn dân mà chỉ dựa trên ḷng đố kỵ và mưu đồ trả thù khiến cho tương lai của dân tộc Việt mỗi ngày một tuột xuống hàng thấp nhứt của lịch sử nhân loại.

          Cưỡng chiếm các thành phố miền Nam xong, Ủy ban Quân Quản kêu gọi những viên chức, sĩ quan của chế độ cũ mang theo tiền ăn 1 tháng để học tập. Nhưng tại Đà Nẵng vào sáng ngày 5-4-1975 Ủy Ban Quân Quản thông báo: Đúng 8 giờ sáng hôm nay, tất cả sĩ quan chế độ cũ tập trung đầy đủ, không chậm trễ tại số 2, Đống Đa để nghe nói chuyện t́nh h́nh đất nước . Tập đoàn CS đă dùng nơi nầy như cái nôm để tóm gọn các sĩ quan. Đến tối họ chuyển tất cả những người đă đến tŕnh diện về Vĩnh Điện, Hội An để giam giữ. Tại Quảng Nam Đà Nẵng CS đă thiết lập ngay những trại tù mang tên của những địa danh: Hội An, Vĩnh Điện, Hiếu Đức, Ḥa Cầm, Phú Túc, Thượng Đức, An Điềm, Kỳ Sơn, Tiên Lănh... là nơi ngục tù của các sĩ quan và viên chức VNCH. Không đưa tù quan trọng ra Bắc:

          Cuối năm 1975, Trung Ương ra lệnh chuyển ra Bắc tất cả các sĩ quan chế độ cũ trước đây giữ chức vụ quan trọng đang bị giam giữ tại Kỳ Sơn, Tiên Lănh và An Điềm. Viên Tỉnh Ủy Quảng Nam Đà Nẵng liền tŕnh xin Trung Ương giữ tại chỗ các cải tạo viên qua các lư do sau đây:

          - Quân đội Mỹ đă chọn Đà Nẵng để đổ bộ đầu tiên 2 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vào ngày 8-3-1965.

          - Quảng Nam Đà Nẵng đi đầu trong công tác diệt Mỹ cứu nước.

          - Bộ đội, Công An Quảng Nam Đà Nẵng có đủ khả năng, kinh nghiệm để quản lư cải tạo tốt, làm ra nhiều của cải vật chất để nuôi tù, cung cấp cho Tỉnh và đóng góp về Trung Ương. Trung Ương đă chấp thuận đề nghị trên.

 

Trại tù cải tạo Kỳ Sơn:

 

         Kỳ Sơn là tên của một xă thuộc huyện Tam Kỳ gần mỏ vàng Bông Miêu chừng 3 cây số, có đường trải nhựa và sông Bông Miêu chảy qua, rừng già âm u, thời tiết rất lạnh, có nhiều thung lũng để canh tác. Kỳ Sơn có 4 trại tù: trại 1, 2, 3 và 4 giam giữ toàn sĩ quan từ cấp Chuẩn Úy đến cấp Đại Tá, phần đông phục vụ tại Quân Đoàn I. Các trại trên trực thuộc Tổng Trại 2 do Bộ đội quản lư. Trung tá VC Ngô Câu làm Tổng trại trưởng. Đến ngày 28-9-1978, Tổng trại chuyển giao tù c̣n lại cho Công an quản lư tại hai trại Tiên Lănh và An Điềm. Sau đây là những chuyện đau buồn nhất đă xảy ra tại địa ngục

 

Kỳ Sơn:

 

          Trung Tá Lê Đ́nh Ái, Đại Úy Nguyễn Văn Lộc vượt thoát khỏi trại tù KỲ Sơn.

          - Trung Tá Lê Đ́nh Ái, sinh ngày 12-3-1943 tại Huế, khóa 13 Ấp Chiến Lược, Sĩ quan Trừ bi. Thủ Đức, Quận Trưởng Quận Tiên Phước.

          - Đại Úy Nguyễn Văn Lộc, số quân 58.600.570, sinh tháng 10-1938 tại Định Tường, Trường Không Quân VN, Phi công Quan sát Sư Đoàn 1 Không Quân. Hai anh Ái và Lộc bị tù trại 1 Kỳ Sơn. Tuy khác Tổ trong lao động thường gặp nhau tṛ chuyện, cả hai đồng tâm muốn trốn trại nên bàn kế hoạch vượt thoát. Móc nối được người thân cung

cấp cho giấy tờ. Đúng 9 giờ sáng ngày 20-11-1975 hai người trốn khỏi nơi lao động gặp nhau tại điểm hẹn rồi tức tốc di chuyển nhanh bằng xe Honda chờ sẵn ra khỏi khu vực, băng theo đường rừng vượt thoát về hướng Nam. Hay tin tù trốn, Tổng Trại 2 bủa vây lục kiếm suốt 2 tuần không t́m được. Cuộc vượt thoát hết sức gian nan. Hai anh biết rất rơ địa thế rừng núi của 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngăi v́ thường hành quân trước đây. Bài học mưu sinh thoát hiểm lúc học sĩ quan được áp dụng để sống c̣n. Qua 27 ngày len lỏi trong rừng già khi ra đồng trống hết sức mừng vui nh́n thấy xe chạy ở Quốc Lộ 1 nên bàn nhau ra lộ đón xe đ̣ đi tiếp. Tắm rửa, cạo râu, thay quần áo dân sự xong điền tên vào giấy tờ, nghĩ lấy lại sức rồi đến cầu Bà Di, Đập Đá B́nh Định đón xe. Khi xe ngừng xui ơi là xui! Lại gặp ngay đoàn xe chở công an từ Bắc vào công tác trong Nam. Lỡ rồi, hai anh vẫn lên xe tự nhiên. Phụ xe cho ngồi ghế xếp phía sau. Qua cặp mắt nghi ngờ của tên công an ngồi cạnh. Đến trạm kiểm soát Cam Ranh tên công an ngồi cạnh báo nhân viên kiểm soát để xét giấy tờ. Kiểm soát giấy thấy không nghi ngờ nên tiếp tục cho đi. Hú hồn! Hai anh vui mừng không xiết kể. Về đến Sài g̣n, anh Lộc t́m đường vượt biển. Thật tội nghiệp về sau nghe tin anh Lộc đă mất tích trên biển cả. C̣n anh Ái gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng VN. Đến ngày 27-12-1977 lại bị bắt, tiếp tục ăn cơm tù. Tháng 9-1986 được thả ra rồi tổ chức vượt biển thành công. Tháng 4-1990 cả gia đ́nh định cư tại Hoa Kỳ. (Tuy cuộc vượt thoát của anh Ái thành công song những đau thương

tan vỡ gia đ́nh rồi tù tội từ ngày về lại Saig̣n qua câu chuyện dài chính anh Ái kể lại hết sức thương tâm cho một chiến hữu VNCH đă găy súng theo vận nước).

 

          * Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương tự tử sau một năm trong tù! Thiếu Tá Phạm Văn Lương số quân 54.226-453, sinh vào tháng 11.1934 tại Quảng Trị, xuất thân khóa 4 Cương Quyết Thủ Đức, sau theo học ngành Quân Ỵ Nguyên Bác sĩ Trưởng khu Ngoại Thương, Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Trước 1975, qua hệ thống truyền thông và báo chí khá đông người Miền Nam biết đến Thiếu Tá Phạm Văn Lương qua các việc ông đă làm:

         - Mang lựu đạn đến tiền đ́nh Hạ Viện yêu cầu Hạ Viện điều tra làm sáng tỏ việc bắn chết Y sĩ Đại Úy Hà Thúc Nhơn, người bạn cùng khóa Quân Y, phục vụ tại quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang đă can đảm đứng lên chống bọn tham nhũng giết một sĩ quan tố tham nhũng tại băi biển Nha Trang.

         - Thực hiện thành công cuộc giải phẫu lấy đầu đạn M79 ghim trong người quân nhân Đinh Né.

         - Trách nhiệm tổ chức việc gom tử thi trên đại lô. Kinh Hoàng (mùa hè đỏ lửa 1972) đưa về mai táng, lập bia kỷ niệm tại Quảng Trị.

          - Xây dựng làng Đồng Thạnh tại Hội An, Quảng Nam định cư đồng bào phía Bắc Quân Khu 1 lánh nạn CS (ngân khoản do Bác sĩ Phan Quang Đán, Quốc Vụ Khanh, tài trợ).

          - Ngày 29-3-1975, Cộng Quân cưỡng chiếm Đà Nẵng, Bác sĩ Lương cùng một số bác sĩ khác ở lại nhiệm sơ? Tổng Y Viện Duy Tân cứu chữa đồng bào và thương binh. Cùng lúc Đài BBC Luân Đôn loan tin Bác sĩ Phạm Văn Lương đă được CS cử làm Thị Trưởng Đà Nẵng.

          - Ngày 5-4-75, Cộng quân tập trung các Bác sĩ đưa vào giam tại Hội An, trong số có Bác sĩ Lương, rồi di chuyển đến Tổng Trại 2 Kỳ Sơn, Quảng Tín. Các Bác sĩ đều bị đưa về Trạm xá Kỳ Sơn làm việc chuyên môn ngoại trừ Bác sĩ Vương Ngọc Lâm cho đi lao động bởi gia đ́nh ông chống Cộng triệt để.

          - Ngày 25-8-75, có thêm Y sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Cơ (gốc Y sĩ Dù) nguyên Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương Huế từ trại giam Hiếu Đức chuyển lên Trạm xá. Qua một năm trong Trạm Xá Tổng Trại 2 tù Kỳ Sơn, Bác sĩ Lương cùng các bác sĩ khác tận t́nh cứu chữa các bệnh nhân gồm Bộ đội, tù binh và dân chúng trong vùng.

          - Chủ Nhật 28-3-1976 bà Đỗ Khánh Niệm lên thăm chồng, trong dịp nầy Bác sĩ Lương ngồi bên vợ, bà Lương sắp thức ăn mời chồng. Ông không thiết tha việc ăn uống mà chỉ than cùng vợ: Chắc anh khó về lắm em ơi!!! Có người tố cáo anh cùng Bác sĩ Phan Quang Đán là CIA... Hai vợ chồng đang bịn rịn dặn ḍ việc nuôi dạy các con, bỗng có tiếng la lớn của vệ binh: Hết giờ thăm nuôi, về lại Trạm xá . Bác sĩ Lương và vợ đứng dậy, nước mắt bà Lương trào ra, chân ông Lương không dỡ lên được, đàng sau lưng tên vệ binh mang súng AK hối thúc đi về, bà Lương lau nước mắt nh́n đồng hồ lúc ấy là 12 giờ trưa. Đó là giây phút biệt ly định mệnh của hai vợ chồng Bác sĩ Phạm Văn Lương. Khoảng cách giữa hai người mỗi lúc một xa thêm, rồi h́nh bóng Bác sĩ Lương khuất dần dưới ngọn đồi thăm nuôi trại Kỳ Sơn. Một tuần sau, vào ngày 3-4-1976, Bác sĩ Lương đă uống nhiều viên thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine làm người ông quay cuồng, lăn lộn. Bằng mọi cách các bác sĩ tại trạm xá cố gắng cứu chữa nhưng ông Lương báo là đă uống quá nhiều thuốc nên không thể cứu được. Sau khi thốt lên lời từ biệt mọi người, mắt ông từ từ nhắm lại.

          Tin Bác sĩ Lương tự tử được loan truyền nhanh chóng trong anh em tù, ngược lại Ban Chỉ Huy Trại cho biết Bác sĩ Lương chết v́ trúng gió! Ít ngày sau, thân nhân thăm nuôi đưa tin về Đà Nẵng: Bác sĩ Lương đă tự tử chết. Nhận được hung tin, bà Lương lên Trạm xá khóc lóc đ̣i biết rơ nguyên nhân cái chết của chồng ḿnh. Lúc đầu cán bô. Trạm xá cho biết không có chuyện Bác sĩ Lương chết nhưng bà tiếp tục than khóc và la ầm lên. Thiếu tá VC Đinh Văn Nhất là Trưởng Trại 1 liền tới cho bà biết: Bác sĩ Lương chết v́ trúng gió. Viên y sĩ VC nói thêm là đă chôn cất Bác sĩ Lương cẩn thận. Số ván dự trù để đóng bàn mổ cho Bác sĩ Lương sử dụng lại được dùng vào việc đóng quan tài cho ông. Bà Lương xin chuyển xác chồng về Đà Nẵng nhưng Trại không chấp thuận.

         - 1984, mộ phần Bác sĩ Lương được dời về Hội An, an nghỉ trong nghĩa trang gia đ́nh người bạn thân.

          - 1985 Bà Quả phu. Phạm Văn Lương cùng 7 người con (4 trai, 3 gái)

các cháu được thân nhân bảo lănh sang định cư tại Hoa Kỳ.

 

          * Trung Tá Vơ Vàng bị bắn chết như thế nào? Trung Tá Vơ Vàng, số quân 60.211.412, sinh tháng 10 năm 1940 tại Quảng Ngăi, khóa 17 Lê Lai, Trường Vơ Bị Quốc Gia VN. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 21.BĐQ. Quân Sự Vụ Trưởng Trường Vơ Bị Quốc Gia VN. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Được chỉ thị của Ban Chỉ Huy trại 1 Kỳ Sơn, hai Vệ binh Đinh Văn Hương và Âu Thái Trương tức Bốn hướng dẫn toán tù binh thuộc nhà 9, khối 2 đi lao động tại khu C̣ Bay, Bông Miêu. Sau khi cắt đặt lao động, hai vệ binh gọi đích danh anh Vơ Vàng đi theo vệ binh Trương cắt đốt về làm chỗi. Độ chừng 15 phút, một loạt AK nổ dồn lúc ấy là 10 giờ sáng ngày 13 tháng 4 năm 1976. Anh em tù nghi là vệ binh Trương đă bắn anh Vàng v́ ngày hôm trước có sự sắp đặt để căi nhau giữa vệ binh nầy và anh Vàng tại khu thăm nuôi. Quả thật liền thấy tên Trương chạy ra hớt hải la lên: Tên Vàng đá, đạp tôi để giật súng, may phát hiện kịp nên bắn chết nó rồi. Thật ra đây là một hành động sắp xếp bắn anh Vàng để trả thù của CS. Trước đây Trung Tá Vàng đă chỉ huy Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân tham chiến vào dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Đến năm 1973, anh chỉ huy Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2, tái chiếm cửa khẩu Sa Huỳnh. Tại hai nơi nầy đều gây tổn thất nặng cho Cộng Quân thuộc Liên khu 5. Ít ngày sau bà Vơ Vàng nhận được hung tin tức tốc đến trại Kỳ Sơn, tại đây Ban Chỉ Huy trại đă báo cho Bà biết là chồng bà đă đánh vệ binh, cướp súng nên bị bắn chết. Trại có trao cho bà 1 biên bản về sự việc xẩy ra trong đó có 5 chữ kư của đại diện trại và tù, cùng 1 biên bản kiểm kê tư trang. Sau khi Trung Tá Vàng bị bắn chết, bà quả phu. Vơ Vàng nhũ danh Lê Thị Đường, giáo sư trung học tại Quảng Ngăi, bị nhà trường thông báo cho nghỉ dạy (trước 1975 bà Đường là Hiệu Trưởng Trường Nữ Trung Học Quảng Ngăi). Để tránh hậu quả của việc xét lư lịch ba đời cho các con nên bà cùng 6 con (2 trai, 4 gái) đành liều chết vượt biển qua Hongkong. Cuối cùng gia đ́nh cố Trung Tá Vơ Vàng được may mắn định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 1984. Ngôi mộ anh Vàng được cải táng vào năm 1997. Âm mưu ám hại Trung Tá Vơ Vàng đă được nhân chứng sống, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, số quân 61.203.947, sinh tháng 10 năm 1941 tại Nam Định (cựu SVSQ khóa 20 Nguyễn Công Trứ Trường Vơ Bị Quốc Gia VN, bi. Trung Cộng bắt giữ tại Quảng Châu, sau cuộc hải chiến với VNCH ngày 20-1-1974 tại quần đảo Hoàng Sa) tŕnh bày rất chi tiết trong chương tŕnh Huynh Đệ Chi Binh của đài Truyền H́nh SBTN do nhà văn Huy Phương phụ trách vào tháng 4 năm 2008.

 

* Trung Tá Nguyễn Văn Tố và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt thoát chết trong đêm tối

- Trung Tá Nguyễn Văn Tố, sinh tháng 5 năm 1930 tại Thừa Thiên. Số

quân 50.201.605, khóa 2 VBĐP Huế.

+ Tham Mưu Trưởng Tiểu khu Thừa Thiên.

+ Phó Thị Trưởng Thành phố Huế.

+ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Phú Yên.

+ Trung Tâm Phó Trung Tâm Điều Hợp B́nh Định Phát Triển Quân khu

1.

- Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt sinh tháng 6-1940 tại

Saigon, số quân 60.701.173, khóa 13 Đệ Nhị Dương Cưu Trường HQNT.

+ Phân cuộc Trưởng Hải Cảng Sâu Tiên Sa Đà Nẵng (con rể ông

Nguyễn Văn Kiểu, nguyên Đại Sứ VNCH tại Đài Loan, bào huynh cố

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu).

Vào lúc 12 giờ 30 một đêm đầu tháng 7-1976 tại Trại 1 Kỳ Sơn, một Vệ Binh mang súng AK vào nhà 9 gọi anh Nguyễn Văn Tố và sang nhà 6 gọi anh Nguyễn Công Anh Kiệt đi nhanh ra ngoài rồi dẫn đến phía ngoài vọng gác cổng chính của trại. Nơi đây có sẵn vệ binh Trương tức (Bốn) tay cầm AK chờ sẵn. Anh Tố và Kiệt đoán chúng sắp đem ḿnh đi bắn rồi v́ trước đây vệ binh Bốn đă được chọn bắn Trung Tá Vơ Vàng vào ngày 13 tháng 4 năm 1976 tại khu C̣ Bay Bông Miêu. Sau khi Bốn nhận 2 anh Tố và Kiệt xong chỉ tới ngồi nơi tảng đá gần đó. Tại đây anh Tố nói nhỏ với anh Kiệt: Chắc chúng đưa ḿnh ra bờ rào bắn rồi hô hoán là trốn trại. Sự tù tội chắc c̣n lâu dài lắm. Thôi chết sớm khỏe xác ḿnh, vợ con bớt khổ trong việc lặn lội lên rừng sâu, núi thẳm thăm nuôi. Qua lời anh Tố, anh Kiệt thở dài!!! Thời gian lo lắng lần đến 2 giờ 30 sáng, thấy đèn pile lập ḷe sáng rồi lần hồi một cán bộ từ Bộ Chỉ Huy xuống nói nhỏ ǵ với tên Bốn xong về lại. Lúc nầy hai anh Tố và Kiệt rất hồi hộp, chắc chúng sắp đem ḿnh đi bắn rồi. Hai anh thầm cầu nguyện theo tôn giáo của mỗi người. Năm phút sau, tên Bốn gọi anh Tố và Kiệt đến rồi bảo hai anh về lại nhà ngủ để mai tiếp tục lao động. Suốt đêm nầy hai anh không sao ngủ được và cứ lo lắng măi, kể từ sáng hôm sau hai anh Tố và Kiệt luôn được Quản giáo theo dơi sát cho đến khi chuyển qua Trại 4 rồi đến Trại Tiên Lănh. Đến ngày 28 tháng 9 năm 1978, toàn bộ tù nhân Kỳ Sơn được chuyển đến Trại Tiên Lănh. Ba ngày sau khi đến Tiên Lănh, hai anh Tố và Kiệt liền vào nhà cùm cùng với một số sĩ quan khác chúng cho là nguy hiểm. Hai tháng sau khi đến Tiên Lănh, một buổi chiều qua âm thanh rùng rợn của 2 tiếng kẻng, tất cả mọi tù nhân vào pḥng đóng cửa sắt. Công An trang bị vũ khí rải canh giữ từng pḥng một. Các cửa nhà cùm được mở ra, khoảng 100 tù nhân từ các pḥng biệt giam được đưa ra ngoài trói lại bằng giây dù cột vào nhau với 5 người một do một Công An canh giữ rồi chuyển đến Trại Đồng Mộ, Nhà Trắng để giam tiếp, trong số tù trên có hai anh Tố và Kiệt bị giam cho đến 1983. Đến 1988, cả hai anh Tố và Kiệt mới nhận giấy ra trại sum họp gia đ́nh. Ngày 24 tháng 6 năm 1992, anh Tố cùng vợ và 4 người con được các con cháu cùng đông thân hữu vui mừng chào đón tại phi trường Los Angeles theo diện H.Ọ 10. Anh Kiệt đă sang Hoa Kỳ và định cư tại Houston Texas. Chắc chắn hai anh Tố và Kiệt chỉ quên đêm tối ấy tại Trại 1 Kỳ Sơn khi nào được thuyên chuyển về Vùng 5 Chiến Thuật (thế giới bên kia, hy vọng bên ấy không có hận thù).

* Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên trốn trại thành công, thời gian sau bị bắt lại Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên sinh tháng 1 năm 1946 tại Thừa Thiên, Số quân 66.100.004, Thiếu Sinh Quân, khóa 20 Nguyễn Công Trứ. Vơ Bị Quốc Gia VN. Khối Kế Hoạch, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 SVSQ Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Tiểu Đoàn Trưởng.Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Vận nước đổi thay, Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên cũng như hằng trăm ngàn chiến hữu của ḿnh không thoát khỏi ngục tù khổ sai CS. Chúng đưa anh vào Trại 1 Tổng Trại 2 Kỳ Sơn Quảng Nam Đà Nẵng. 5 tháng 9 năm 1976: Sau khi thả một số tù, Trại 1 giải tỏa, số tù c̣n lại nhập vào Trại 4. Chúng tôi khoảng 40 người đưa vào Nhà 9, Khối 4. Đa số cấp bậc Trung Tá, về Thiếu Tá có các anh Nguyễn Tâm Miên, Phạm Văn Hồng, Nguyễn Văn Lai và tôi. Đặc biệt ít ngày sau có Thiếu Úy Ông Văn Tụng nhập vào! Từ đó chúng tôi rất dè dặt qua các câu chuyện khi có viên Thiếu Úy nầy!

Những Chiến hữu xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, Vơ Bị Quốc Gia trong tinh thần giúp đỡ bao bọc khắng khít nhau với các bạn đồng khóa, đồng môn bất cứ hoàn cảnh nào nhất là trong lao tù CS. Một phần thời gian họ học ở trường lâu dài, hơn nữa với nội quy, chương tŕnh học được sắp xếp rất ư khoa học để khi tốt nghiệp trở thành cán bộ có đạo đức, văn vơ song toàn. Cùng xuất thân khóa 20 Đà Lạt nên hai Thiếu Tá Miên và Hồng chơi thân nhau, luôn chia sẻ ngọt bùi, lại có tâm ư trùng hợp là muốn trốn trại. Đến khi thực hiện trốn trại tiếc thay Thiếu Tá Hồng không cùng đi được lư do bịnh hoạn kéo dài. Sắp xếp xong với người thân qua chuyến thăm nuôi trước đó, người nhà đă đưa cho Miên 1 thẻ bầu cử chưa điền tên với đầy đủ chữ kư, con dấu cùng vài giấy tờ khác. Trước đó 1 ngày, chính Hồng là người đă điền tên vào chỗ trống lư lịch cho Miên sử dụng trong lúc đi đường. Là Nhà Trưởng nên việc cắt đặt lao động do chính Miên phụ trách. Một ngày đầu tháng 9-1977, sau khi phân công anh em đi lao động, Miên liền lấy cây rựa ra cổng trại báo cáo vệ binh đi đốn củi. Thật nhanh đến điểm hẹn có người chờ sẵn với xe Honda. Thay xong quần áo dân sự chạy nhanh vào hướng Saigon. Chiều lại, điểm danh thấy thiếu Miên. Trại báo động, t́m kiếm thâu đêm, lúc nầy Miên đă thoát ra khỏi khu vực trách nhiệm của Quân Khu 5 VC. Cuộc vượt thoát thành công, sống tại Saigon ít tháng, đáng tiếc! V́ lư do nào đó cán bô. Trại t́m được vào tận Saigon bắt Miên đem về Trại đưa vào nhà cùm. 28 tháng 9 năm 1978: Tất cả tù do Bộ đội quản lư được chuyển giao Công An Trại Tiên Lănh trong đó có Miên và không thoát khỏi cảnh vào pḥng biệt giam, qua nhiều năm kế tiếp. Sau nầy nghe tin Thiếu Tá Miên đă sang Hoa Kỳ qua chương tŕnh H.Ọ

 

* Trung Tá Ngô Hoàng, bị bắn tại Kỳ Sơn! Trung Tá Ngô Hoàng, sinh vào tháng 2-1932 tại Thừa Thiên. Số quân 52.200.968, Khóa 10, Trần B́nh Trọng, Vơ Bị Đà Lạt.

- Trưởng Pḥng Phản Gián An Ninh Quân Đội Quân Khu 2.

- Trưởng Ty An Ninh Quân Đội, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Phú Yên.

- Sĩ Quan Thanh Tra Trung Tâm Điều Hợp B́nh Định và Phát Triển

Quân Khu 1.

1977: Từ Trại 1, Trung Tá Ngô Hoàng, Khối Phó khối 4 chuyển qua Trại 4 Kỳ Sơn. Ông bị cận thị rất nặng. Sau thời gian dài cùng anh em tù đến Phú Ninh, Tam Kỳ để khai hoang làm ḷng hồ, khi trở về Trại 4 được ít tuần lễ th́ xảy ra vu. Thiếu Tá Nguyễn Tâm

Miên trốn trại. Hai anh Hoàng và Miên thường ăn cơm chung với nhau. 1978: Vào một ngày đầu năm, khối 4 được lịnh sang Trại 2 để đào sắn. Cơm trưa vừa xong, vệ binh tên Tư đến bảo Đại Úy Công Binh Nguyễn Đắc Phúc (khối Trưởng) cho người theo anh ta để đi xem băi sắn khác để ngày hôm sau đào tiếp. Anh Phúc hỏi: Tôi đi với cán bộ? Vệ binh Tư lắc đầu và nói:

Anh ở lại trông coi anh em. Anh cho anh Hoàng, Khối Phó, theo tôi. Anh Hoàng liền xách cúp đi theo. Vệ binh Tư bảo: rẫy có nhiều gai, anh đem theo rựa để phát quang tiện hơn. Sau khoảng 20 phút, nghe tiếng nổ của một loạt AK. Anh em tù nh́n nhau thở dài, ai nấy đều lo lắng, v́ thầm nghĩ chắc anh Hoàng bị tên Tư sát hại. Quả nhiên, vài phút sau tên Tư cầm súng AK chạy ra và hô lớn: - Các anh ngồi yên tại chỗ, thằng Hoàng lấy rựa chặt tôi định giật súng, may tôi nhanh tay đỡ kịp, đă bắn nó chết rồi. Lúc nầy anh em tù nh́n khẩu súng của tên Tư không thấy dấu rựa chặt nơi báng súng. Nhưng đến khi Bộ Chỉ Huy Trại lập biên bản cần có chữ kư của anh Phúc, đại diện tù, th́ khẩu súng trưng bày có dấu rựa chặt vào báng súng. Liền sau đó, một số anh em tù trong đó có Trung Tá Lê Văn Thành (số quân 60.211.374, khóa 17, Lê Lai, Đà Lạt) lấy ván tại khu nhà Trại 2 đóng quan tài chôn anh Ngô Hoàng tại rẫy sắn. Có điều gây chú ư về con số 4 là con số kỵ đối với Trung Tá Vơ Vàng và Trung Tá Ngô Hoàng v́ hai vệ binh sát thủ gây cái chết cho hai anh, một có tên là Trương tư. Bốn và một có tên là Tư .

          Sau 2 cái chết oan nghiệt của anh Vàng và Hoàng, anh em tù Kỳ Sơn hết sức hoang mang lo lắng nhất là các anh cấp Tá. Người lo nhiều nhất là anh Tố và anh Kiệt v́ khi anh Nguyễn Văn Tố làm Tỉnh Trưởng Phú Yên th́ anh Hoàng là Tham Mưu Trưởng Tiểu Khụ Anh Tố muốn báo tin cho chi. Hoàng biết là anh Hoàng bị bắn rồi, chôn ở rẫy sắn, cây cối um tùm rất khó t́m. Khổ nỗi v́ chị Tố đă đi thăm anh trong tuần vừa qua, nên anh phải chờ 3 tháng sau, trong lần thăm nuôi kế tiếp, anh mới nhờ vợ về báo tin cho

chi. Hoàng biết. Nhận được hung tin, chi. Hoàng cùng gia đ́nh liền đến trại Kỳ Sơn 2 để t́m hiểu cái chết của anh Hoàng và xin bốc mộ chồng. Khi khai quật mộ, thi thể anh Hoàng chưa bị phân hủy nên phải dùng rượu để tuốt thịt ra đốt tại chỗ, c̣n xương th́ đem về để mai táng. Cái chết đau thương đầy tủi hận nầy đă gieo vào ḷng chi. Hoàng một nỗi buồn sâu đậm khiến chi. Hoàng phải lâm bịnh nặng trong một thời gian rất dài.

1992: Khi lập hồ sơ theo chương tŕnh H.Ọ v́ các con đă lớn và có gia đ́nh, không hội đủ tiêu chuẩn để xuất ngoại nên chị Hoàng đă quyết định cùng ở lại quê nhà với con cháu. 1994: Từ Hoa Kỳ, anh Tố nhận được thư của chi. Ngô Hoàng nhũ danh Nguyễn Thị Hương Thủy, nguyên là Y tá của bệnh viện Tuy Ḥa trước năm 1975, cho biết về t́nh trạng gia đ́nh đang gặp khó khăn. Anh Tố cùng một số anh em cựu tù Tiên Lănh đóng góp được 700 Mỹ kim để gửi giúp chi. Hoàng. Chị dùng số tiền nầy để mở quán cơm chay, rồi chuyển sang bán x́ dầu, nhưng tiếc thay công việc mưu sinh của chị đều bị thất bại và từ đó anh Tố mất liên lạc với chi. Hoàng. Ngoài những chuyện nêu trên, Tổng Trại 2 Kỳ Sơn c̣n xảy ra những cái chết đau ḷng khác:

- Thiếu Tá Lũy (Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn I) chết dưới suối do vệ binh sai bắt cá, không may bị đạp phải lựu đạn ném cá từ trước chưa nổ.

- Thiếu Tá Khóa (Phi công phản lực) đói lạnh kiệt sức nằm

chết trong lùm cây bên bờ sông trong ngày mưa to, gió lớn.

- Thiếu Tá B́nh (TTHL Ḥa Cầm) ăn chay trường, quản giáo bắt ăn mặn, ông tuyệt thực đến chết. Riêng tại Trại 2 Kỳ Sơn có nhiều sĩ quan trốn trại, nhiều ngày sau mới bị phát hiện, một số đă vượt thoát, số người bị bắt lại bị chuyển đến trại An Điềm để lănh án tử h́nh. C̣n nhiều chiến hữu khác đă qua đời tại các Trại 2, 3, 4 do trốn trại, đau bịnh, đói lạnh... (người viết không biết rơ chi tiết). Đến ngày 28 tháng 9 năm 1978, số tù c̣n lại tại Tổng Trại 2 Kỳ Sơn được Bộ đội chuyển giao cho Công An quản lư tại hai trại Tiên Lănh và An Điềm. Trại tù Tiên Lănh Tiên Lănh là một xă thuộc huyện Tiên Phước Quảng Nam, Đà Nẵng. Thời VNCH là xă Phước Lănh, Quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Tín. Trại tù mang tên Tiên Lănh nằm cạnh ngă ba sông Tranh, cạnh trại có đường trải đá. Theo đường tỉnh lộ cách Tam Kỳ 50 cây số. Ngoài trại chính Tiên Lănh c̣n các trại trực thuộc như: Trại Thôn Tư, Thôn Năm, Na Sơn, Đồng Mộ và Trại Nữ do Công an quản lư. Khác với Trại Kỳ Sơn do Bộ đội quản lư chỉ giam sĩ quan chế độ cũ. Trại Tiên Lănh ngoài sĩ quan c̣n có thành phần Hành Chánh, đảng phái, văn nghệ sĩ... VNCH, tù h́nh sự và tù phạm CS. Các nhà giam xây gạch, cửa sắt, bao bọc bởi nhiều rào kẽm gai kiên cố. Đặc biệt cán bộ quản lư Trại đều là cán binh, bộ đội từng hoạt động tại liên khu 5 trước tháng 4-1975. Trước 1954 tại Tiên Phước có nhà tù khét tiếng Liên khu 5 mang tên nhà lao Tiên Hội. Nhắc đến Tiên Lănh có biết bao nhiêu điều cần nói. Xin kể hai trục trặc đau ḷng nhất như sau:

* Trung Tá Nguyễn Văn B́nh và Đại Úy Trần Văn Quy trốn trại Tiên Lănh không thoát khỏi!

- Trung Tá Nguyễn Văn B́nh, sinh tháng 10-1943 tại Thừa Thiên. Số quân 63.210.574, khóa 19 Nguyễn Trăi, Trường Vơ Bị Quốc Gia VN. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 51, Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

- Đại Úy Trần Văn Quy, sinh tháng 9-1939 tại Kiến An. Số quân 59.153.270, Sĩ Quan Thủ Đức. Tiểu Đoàn 39 BĐQ. 28 tháng 9 năm 1978: Từ Trại tù Kỳ Sơn chuyển giao Công An quản lư tại Trại tù Tiên Lănh. Sau khi đến Trại chừng 2 tháng, một buổi sáng nhân cơ hội đi vác củi từ xa về Trại. Trung Tá Nguyễn Văn B́nh cùng Đại Úy Trần Văn Quy liền bỏ trốn. Đoàn tù về đến Trại, điểm danh lại thấy thiếu 2 người tù. Ban Chỉ Huy Trại tức tốc báo động lùng kiếm suốt một tuần không thấy. Trại báo các Buôn Thượng trong khu vực để theo dơi. Qua tuần lễ thứ 2 không rơ hai anh B́nh và Quy qua mưu sinh thoát hiểm thế nào không may bị địch phát hiện. Anh B́nh bị bắn chết c̣n anh Quy bị bắt

sống. Thi hài anh B́nh đưa về chôn bên vệ đường ṃn nơi anh em tù thường đi lao động ngang qua. Anh Quy đưa vào nhà cùm sau một ngày trói ngay nơi cổng để dằn mặt anh em tù. Nhân dịp nầy người viết xin ghi lại cử chỉ bất khuất của anh Nguyễn Văn B́nh: Sáng hôm sau ngày nhập Trại Tiên Lănh, anh em tù tập họp tŕnh diện viên Đại úy Công An để xác nhận lư lịch. Mỗi tù khi nghe đọc tên phải lấy mũ xuống rồi hô lớn có mặt. Đến lượt anh B́nh (đứng trước tôi) không lấy mũ, chỉ nói nhỏ có thay v́ có mặt như anh em khác. Tên Đại úy nh́n thẳng anh B́nh giận dữ lớn tiếng: Anh có biết lấy mũ xuống không? Anh coi thường tôi. Giờ nầy anh là tù phạm, không phải tù binh hay Trung Tá ngụy đâu . Anh B́nh hết sức tức giận, trước kẻ thù anh đành nuốt hận! Hành động của anh B́nh, in đậm tâm trí tôi không bao giờ quên.

 

* Thiếu Úy Trần Quang Trân với bản án tử h́nh Thiếu Úy Trần Quang Trân, sinh 30 tháng 9 năm 1949 tại Phú Lộc, Thừa Thiên. Sĩ Quan An Ninh, chi An Ninh Phú Lộc, Thừa Thiên. Nói đến trại tù Tiên Lănh phải kể vụ án Trần Quang Trân, một vụ án chấnđộng Quảng Nam Đà Nẵng. Cuối 1975 tại Kỳ Sơn có phái đoàn địa chất của Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đă sử dụng máy ḍ t́m địa chất của Trung Cộng để t́m vàng tại Bông Miêu. Máy bị hỏng về Đà Nẵng không t́m ra chuyên viên sửa chữa. Phái đoàn nhờ Tổng Trại 2 t́m cho người sửa. Anh Trân nhận sửa và máy hoạt động tốt trở lại. Từ đó anh Trân được đưa về Bộ Chỉ Huy Tổng Trại để sửa máy. Cán bộ có radio hỏng đều nhờ anh Trân sửa. Anh lén nghe đài BBC, VOA... có tin hay t́m cách phổ biến cho các bạn tù được tin tưởng biết hầu an tâm. Ngày 28 tháng 9 năm 1978, Bộ đội bàn giao số tù c̣n lại tại Kỳ Sơn cho Công An trại Tiên Lănh. Anh Trân được giao theo danh sách chuyên viên. Qua tin đồn anh Trân sửa máy giỏi Công An Trại nhờ sửa Radio. Có máy anh lén nghe các đài ngoại quốc về sau ráp 1 máy nhỏ để nghe. Những tin quan trọng như: Tôn Đức Thắng qua đời, VN đánh qua Campuchia, Tàu xâm lăng miền Bắc, nhất là Hoa Kỳ và VN thương thảo để chuyển tù VNCH sang định cư tại Hoa Kỳ,... Được tin anh em tù hết sức vui mừng và phổ biến cho nhau. Đầu 1981 vụ nghe lén Radio bị bại lộ. Ban Chỉ Huy trại cho điều tra, gom bắt gần 100 tù nhân liên quan trong tổ chức nghe radio đưa vào nhà cùm. Đến ngày 5 tháng 11 năm 1981 Ṭa án Nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng mở phiên ṭa suốt một ngày tại Tiên Lănh để xét xử 92 tù nhân với tội: Âm mưu tổ chức lật đổ chính quyền nhà nước VN . Bản án tuyên đọc anh Trần Quang Trân tử h́nh. Một số khác từ chung thân, 20, 18, 13, 12, 10, 5 và nhẹ nhất là 3 năm c̣n lại 75 người miễn truy tố chỉ bị phạt giam. Đặc biệt trong phiên xử anh Trân không gọi Ban xử án là Quan Ṭa mà gọi các ông. Anh nói: Các ông không xứng đáng và có quyền xử chúng tôi, lịch sử VN sẽ xử tội các ông. . Viên Chánh Án luôn đập bàn gọi anh Trân phải thưa Quan ṭa không được gọi các ông. Sau khi tuyên án tử h́nh viên Chánh Án cho anh Trân nói lời cuối cùng. Anh không mất tinh thần, không sợ hăi và hùng hồn tuyên bố: Tôi không có ǵ nói với các ông, chỉ tiếc là khả năng của tôi không có cơ hội để phục vụ tổ quốc sau khi chế đô. CS sụp đổ!!! Vào lúc 12 giờ trưa ngày 19 tháng 6 năm 1982, chúng đưa xe đến tận pḥng giam rồi bịt mắt anh Trân để chuyển ra pháp trường. Khi xe ra đến cổng Trại anh cố hô to: Đả đảo HCM! Đả đảo CS. Khoảng hai mươi phút sau nhiều tiếng súng oan nghiệt nổ để tiễn đưa linh hồn của một anh hùng VNCH thuộc Trại Tiên Lănh đă hiên ngang đi vào ḷng dân tộc. Ngày 10 tháng 5 năm 1989 mộ phần anh Trân được gia đ́nh cải táng và chôn tại xă Lộc Điền, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Chị Trân nhũ danh Vũ Thị Rần cùng hai con là Trần Diễm Trang và Trần Diễm Nga đă lập thủ tục xin định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.Ọ Công An Đà Nẵng từ chối không cấp giấy khai tử nên hồ sơ chưa được giải quyết. Ngày 30 tháng 1 năm 2008, Ban Đại Diện Hội Tù Tiên Lănh gửi đơn đến Ṭa Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ ở Saigon, nhờ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cứu xét và giải quyết nguyện vọng của chi. Trân.

***

Những người tù không bản án tại trại Tiên Lănh không thể nào quên được. Hàng trăm người đă chết trong tù hoặc mang bệnh về nhà rồi chết. Trong số người chết trong trại người viết chỉ nhớ các bạn như sau:

- Trung Tá Trần Phước Xáng, khóa 10, Trần B́nh Trọng Đà Lạt, Tiểu Khu Phó Quảng Nam chết tại khu Nhà Trắng Thôn 5 do bịnh kiết lỵ kéo dài quá lâu.

- Trung Tá Nguyễn Trinh, khóa 4 Cương Quyết Thủ Đức, Tham Mưu Phó CTCT Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, chết v́ bệnh nặng tại Tiên Lănh.

- Trung Tá Huỳnh Như Xuân, khóa 19 Nguyễn Trăi Đà Lạt, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 1 BB chết tại Đồng Mộ do bịnh gan.

- Ông Đinh Văn Biền, Bí thư Quốc Dân đảng Quảng Nam chết tại Đồng Mộ do bịnh suyễn kinh niên.

- Thiếu Tá Hồ Minh, Phó Ủy Viên Chính phu? Ṭa Án Quân sự Thường Trực Quân khu 1 nhịn đói đến chết tại Nhà Trắng Thôn 5.

- Thiếu Tá Đoàn Văn Luyến, Tiểu khu Quảng Nam, v́ đói quá nên ăn nhiều lá sắn và môn, bị phù thủng và qua đời tại Tiên Lănh.

- Thiếu Tá Trương Đ́nh Phước, Xuất thân Trường Vơ Bị Quốc Gia VN. Thanh tra Quân Tiếp vu. Quân Khu 1. Chết v́ bệnh nặng. Thành phần Sĩ quan và tù chính trị tại Tiên Lănh, do bị tù quá lâu nên anh em biết nhau nhiều. Ra hải ngoại rất đông anh em tiếp tụcsinh hoạt chính trị, tiêu biểu trong số có người bạn tù chúng tôi hằng quư mến ngay từ trong trại như Bác sĩ Phùng Văn Hạnh:

 

* Y sĩ Thiếu Tá Phùng Văn Hạnh cứu sống nhiều tù nhân Tiên Lănh Y Sĩ Thiếu Tá Phùng Văn Hạnh, số quân 51.120.936, sinh tháng 10-1931 tại Quảng Nam, được trưng dụng vào Quân đội. Nhiệm vụ sau cùng là Bác sĩ chỉnh h́nh tại Trung Tâm Y tế toàn khoa Đà Nẵng đồng thời Ông cũng là Giám đốc Dưỡng Đường Độc Lập tại Đà Nẵng (Dưỡng Đường tư của Bác sĩ). Anh em trại tù Tiên Lănh không quên được một bạn tù đặc biệt như Bác sĩ Phùng Văn Hạnh. Tinh thần chống Cộng rất cao, khi vào tù trại bắt lao động rồi đưa vào trạm Y tế chữa bệnh cho anh em tù. Qua lần lao động sau cùng ông đạp nhằm đinh sét bị phong đ̣n gánh rất nặng phải đưa về Bệnh viện Tam Kỳ chạy chữa. Nhờ một số Bác sĩ tại đây là học tṛ cũ của ông đă tận t́nh chữa khỏi bịnh. Khi trở về Tiên Lănh ông được tiếp tục giao phó việc chữa bệnh cho các anh em tù. Bác sĩ Hạnh đă cứu sống biết bao đồng đội bịnh nặng sắp đi vào cơi chết. Ông được phóng thích sau 12 năm tù, ông vượt biển vào năm 1989, sau đó được sum họp cùng phu nhân là bà Nguyễn Thị Bạch Nhạn và 7 người con gồm 4 trai, 3 gái tại Montréal, Canada. Hiện ông đang vui hưởng tuổi già cùng 8 cháu nội ngoại. Điều đáng ghi nhận là tất cả các con của ông đều thành đạt mỹ măn. Ông ghi lại những nỗi vui buồn của cuộc đời ḿnh qua 2 tác phẩm:

- T́nh Yêu Hiện Sinh, xuất bản năm 2000.

- Một Kiếp Người, xuất bản năm 2004.

Thay lời kết

Qua tâm ư của người viết cố hồi tưởng lại những ǵ mắt thấy, tai nghe trong thời gian bị tù CS tại Kỳ Sơn và Tiên Lănh cùng nghe qua lời kể của các bạn tù. Tham khảo ít tài liệu Quân đội trước 1975. Xin cám ơn tất cả mọi người trong cuộc cùng thân nhân và anh em

cựu tù Kỳ Sơn, Tiên Lănh đă cung cấp h́nh ảnh, tin tức và khuyến khích tôi viết lại các câu chuyện đầy thương tâm để hoàn thành loạt bài này. Nhân tiện người viết xin có mấy lời cùng các bạn trẻ thân mến: Sau biến cố năm 1975, các bạn được cha ông tạo cơ hội vượt thoát khỏi chế độ bạo tàn CS và may mắn có nhiều cơ hội để học hỏi và tiến thân mưu cầu một tương lai ổn định và tươi sáng. Sự thuận lợi các bạn đang có đă đánh đổi bao sự hy sinh của cha ông đă lâm vào cảnh lao lư. Các chuyện kể trên tiêu biểu cho hàng ngàn vụ đau thương xảy ra trong các trại tù trên toàn quốc. Hiểu được lư do chính đáng về sự hiện diện của các bạn tại quê người, các bạn nên luôn ghi ơn các chiến sĩ VNCH đă đóng góp phần xương máu để xây dựng và bảo vệ miền Nam. Trước 1975 cuộc sống của đồng bào miền Nam được tự do, hạnh phúc hơn hẳn một số Quốc Gia trong vùng Đông Nam Á, thủ đô Saigon được mệnh danh là Ḥn Ngọc Viễn Đông. Các bạn hăy hănh diện về thành quả trước đây, nỗ lực hơn nữa để phục hưng nước Việt trong tương lai được phú cường và không CS hầu thực hiện nguyện vọng của toàn dân hiện đang mong ước từng ngày. Hiện nay, t́nh h́nh chính trị trong nước đă chín mùi, ngày toàn dân mong ước không c̣n xa.

 

Bolsa, ngày 28 tháng 8 năm 2008

Hồ Đắc Huân