THƠ T̀NH - 

TIẾNG YÊU C̉N VANG MĂI …

PHAN VĂN THNH

 

 

 

 

 

 

 

 

1.   MẤY Ư NGHĨ VỀ THƠ

 

                   Từ bao đời nay có thể nói cuộc sống của dân ta trải ra đến đâu thành thơ đến đó :– Dắt trâu làm đồng: “Trâu ơi ta bảo trâu này- Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta-Cấy cày vốn việc nông gia-Ta đâu trâu đấy ai mà quản công…”.

      -Trai gái yêu nhau t́m đến nhau mănh liệt : Thương nhau tam tứ núi cũng trèo-Thất bát sông cũng lội,cửu thập đèo cũng qua”.

      -Tỏ t́nh th́ nói lời bóng, lời gió ẩn dụ: “Đêm qua tát nước sau đ́nh-Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen-Em được th́ cho anh xin-Hay là em để làm tin trong nhà-Áo anh sứt chỉ đường tà-Vợ anh chưa có,mẹ già chưa khâu …”.

                   Trong guồng quay nhịp sống sấp ngửa hôm nay,thơ ca dường như trở nên phù phiếm, luôn chạy lóc cóc phía sau...- Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức hằng năm dịp rằm Tháng Giêng âm lịch-(Nguyên Tiêu), với ư nghĩa không chỉ tôn vinh thơ mà c̣n nhằm hâm nóng khơi dậy t́nh yêu và trách nhiệm của các nhà thơ và công chúng yêu thơ với non sông Đất nước,t́nh tự Dân tộc - nhưng rồi ồn ă  không  mấy chốc tất cả như viên sỏi ném vào ḷng giếng khơi mất hút.

 

                      Như chúng ta biết thời thuộc Pháp, văn hóa phương Tây tràn sang đem theo đủ thứ chủ nghĩa: cổ điển,lăng mạn,tượng trưng,siêu thực,hiện sinh…-“Cái tôi” cảm xúc trong thơ ca từ chỗ g̣ bó khép kín được giải phóng tuôn trào theo khuynh hướng trữ t́nh (lyrique).

 

                   Thời đại chuyển biến tất yếu mọi sự cũng đổi thay, cung bậc, dạng thức, màu sắc t́nh cảm cũng không đứng ́ một chỗ - thi sĩ Lưu Trọng Lư đă đă đề cập đến điều này trong bài diễn thuyết ở nhà Học hội Qui Nhơn (tháng 6.1934):

“…Các cụ ta thích những màu đỏ choét;ta lại ưa những màu xanh nhạt…các cụ bâng khuâng v́ tiếng trùng đêm khuya;ta nao nao v́ tiếng gà lúc đúng ngọ.Nh́n một cô gái xinh xắn,ngây thơ,các cụ coi như đă làm một điều tội lỗi;ta th́ ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh.Cái ái t́nh của các cụ th́ chỉ là sự hôn nhân,nhưng đối với ta th́ trăm ngh́n muôn trạng: cái t́nh say đắm,cái t́nh thoảng qua,cái t́nh gần gụi,cái t́nh xa xôi…cái t́nh trong giây phút,cái t́nh ngàn thu…”

         (Trích Thơ mới lăng mạn -những lời b́nh-Vũ Thanh Việt biên soạn-trang16,NXBVăn hóa Thông tin Hà Nội-2000)

 

                    Đọc lại Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh-Hoài Chân (1909-1982), xem lại Nhà Văn Hiện Đại -Vũ Ngọc Phan(1902-1987), tôi bỗng giật ḿnh tự hỏi giả định nếu bầu trời thi ca Việt Nam thiếu vắng những tâm hồn thi nhân: Tản Đà,Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,Tế Hanh, Nguyễn Bính,Vũ Đ́nh Liên,Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Quách Tấn,T.T.Kh … th́ văn học dân tộc ta sẽ chịu một  khoảng trống - tổn thất to lớn!

 

                   Nói ǵ th́ nói, luận bàn ǵ th́ luận bàn, cuộc sống ngoài kia vẫn không ngừng tuôn chảy vận động với tốc độ ánh sáng, đậm chất thực dụng  thứ thực dụng mang màu sắc dung tục tầm thường. Con người xă hội nhiều khi chưa kịp nhận diện ḿnh ở dạng này th́ một h́nh thù khác đă thay thế. Nhịp đời hối hả gây choáng, nhận thức cảm xúc thiếu độ ngấm, độ lắng sâu - yêu nhau chỉ muốn – “ăn tươi nuốt sống” nhau ngay lập tức, thế th́ lấy đâu ra những mong chờ, ngóng đợi, buồn nhớ tương tư…theo cái kiểu lượn lờ con bướm: “Mắt nàng đăm đắm trông lên/Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi/ Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi/Tôi buồn tự hỏi:-Hay tôi yêu nàng? (Người hàng xóm – Nguyễn Bính) - Do vậy “cái tôi trữ t́nh” trong thơ ca:  tắt ngóm !

 

2-  TIẾNG YÊU C̉N MĂI

 

                 T́nh yêu là đề tài phổ biến trong thơ ca - gần như không nhà thơ nào là không đề cập đến chữ t́nh: t́nh non nước, t́nh quê hương, t́nh bằng hữu, đặc biệt t́nh đôi lứa…- bởi t́nh cảm yêu thương, mong chờ, hờn giận … vốn là thuộc tính con người.

 

                 Nguyễn Trăi (1380-1442) gắn liền với áng thiên cổ hùng văn B́nh Ngô Đại Cáo vang dội non sông,khí thế ngất trời: “Đánh một trận sạch không ḱnh ngạc,đánh hai trận tan tác chim muông…”-nhưng t́nh thơ của Ức Trai tiên sinh  không kém phần nồng nàn da diết-“t́nh thư một bức phong  c̣n kín...”

 

 Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ,màu thâu đêm

T́nh thư một bức phong c̣n kín,

Gió nơi đâu gượng mở xem        (Vịnh Cây Chuối)

 

                  Yêu là tương tư, Tản Đà (1889-1939) tự hỏi không hiểu v́ sao hai cá thể yêu nhau lại “nhớ nhau đằng đẵng …”:

-Quái lạ! làm sao cứ nhớ nhau,

Nhớ nhau đằng đẵng suốt canh thâu.

Bốn phương mây nước,người đôi ngả,

Hai chữ tương tư một gánh sầu.   (Tương Tư)

 

                 Nhà thơ say sưa với những mối t́nh tri kỷ bàng bạc xa xôi:

-Trận gió thu phong rụng lá vàng,

Lá rơi hàng xóm,lá bay sang.

Vàng bay mấy lá năm già nửa

Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng? (Gió thu)

 

              Bài thơ T́nh già đăng trên Phụ nữ Tân văn (10.3.1932) lâu lắm rồi, đọc lại nghe xa xưa cổ lỗ nhưng giọng thơ, chất t́nh của Phan Khôi (1987-1956) vẫn có sức lay động những ai trên thế gian này mang mang tâm trạng hoài cố nhân:

 

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở.

Ôi đôi ta t́nh thương th́ vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không đặng;

Để đến rồi t́nh trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau

Hay!Nói mới bạc làm sao chớ!Buông nhau làm sao cho nỡ?

Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngăi, đâu phải vợ chồng, mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau, t́nh cờ nơi đất khách gặp nhau!

Đôi mái đầu đều bạc.Nếu chẳng quen lung, đố nh́n ra được!

Ôn chuyện cũ mà thôi,

Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt c̣n có đuôi.

 

            Nguyễn Bính(1918-1966)- say khướt niềm nhớ, nhà thơ chân quê đă uống cả một trời quan tái…:

 

Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay

Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy

Tôi uống cả em và uống cả

Một trời quan tái,mấy cho say! (Một Trời Quan Tái)

 

 

 Và thi sĩ đâu biết có một bài thơ t́nh học tṛ hồn nhiên thi vị của ḿnh, ngan ngát hương sen đă đọng lại kư ức bao thế hệ yêu thơ.

 

Học tṛ trường huyện ngày năm ấy

Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ

Những buổi học về không có nón

Đội đầu chung một lá sen tơ.

 

Lá sen vương phấn hương sen ngát

Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ

Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc

Theo về tận cửa mới tan mơ.

 

Em đi phố huyện tiêu điều quá

Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi

Mà đến hôm nay anh mới biết

T́nh ta như chuyện bướm xưa thôi .  (Trường Huyện)

 

             Tiếng thơ –tiếng ḷng của Xuân Diệu đi tiên phong trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930-1945. Nhà thơ đă tự bạch kêu gọi tuổi trẻ  hăy yêu&sống hết ḿnh trong cái hữu hạn đời người :”…Tôi chỉ mách với bạn để tỏ rằng sự thiết tha thực không đáng trách,sự cuồng si là cái ta chớ vội đuổi,và ta hăy vui ḷng sống vẹn toàn tuổi xuân hiếm hoi của ta.Bạn ơi!Tập thơ đầu của tôi đây bạn chớ bắt chước những người khôn ngoan,họ không biết quí phần ngon nhất của đời : t́nh yêu và tuổi trẻ.Chỉ một bóng thôi, một thoáng thôi,và tay ta đă buông thơng, không c̣n đủ hăng hái để bám vào vú thơ,vú mộng và uống lấy sữa nồng!”  (Lời Đưa Duyên)

 

 

-Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với t́nh yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm,cho đă đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!(Vội Vàng)

 

     Từ Tản Đà đến Xuân Diệu, nỗi nhớ không c̣n xa xôi mơ hồ,nỗi nhớ hiện nguyên h́nh như điên dại: anh nhớ em,anh nhớ lắm em ơi!

 

-Bữa nay, lạnh mặt trời đi ngủ sớm,

Anh nhớ em,em hỡi!anh nhớ em…

-Anh nhớ tiếng.Anh nhớ h́nh.Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em,anh nhớ lắm! em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời

Nhớ đôi mắt đang nh́n anh đăm đắm.  (Tương Tư, Chiều)

 

            Thơ Nguyên Sa (1932-1998)  nối mạch trữ t́nh lăng mạn của phong trào thơ mới thời trước nhưng hiện đại, tinh tế sang trọng hơn.

 

-Nắng Saigon anh đi mà chợt mát

Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ của anh vẫn c̣n nguyên lụa trắng

 

Anh vẫn nhớ em ngồi đây,tóc ngắn

Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh

Linh hồn anh vội vă vẽ chân dung

Bay vội vă vào trong hồn mở cửa

 

Gặp một bữa anh đă mừng một bữa

Gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn

Thơ học tṛ anh chất lại thành non

Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu  … (Áo Lụa Hà Đông)

 

-Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường

Sợ thư t́nh không đủ nghĩa yêu đương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím … (Tuổi Mười Ba)

 

 

 

3-LỜI KẾT  

           

                    Vẫn c̣n đó tiếng ḷng yêu thương trong những vần điệu ngọt ngào, thơ ca phản chiếu tâm hồn, t́nh cảm, tinh thần lạc quan tin yêu ; biểu hiện sức sống dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử -  là di sản văn hóa phi vật thể.

                    Những bài thơ t́nh hay sở dĩ c̣n đọng lại qua năm tháng,qua nhiều thế hệ có lẽ là nhờ t́nh thơ lai láng, chất thơ hồn hậu,“cái tôi”chủ quan không bị câu thúc g̣ bó, định hướng,đúc khuôn cứng nhắc.

                    Thơ t́nh Việt Nam -  tiếng yêu c̣n vang măi trên thi đàn, tôi tin như vậy : thi ca là hồn cốt, tinh huyết dân tộc !

                     Dân ta rất yêu thơ, chuyện cơm áo tưởng chừng dập tắt nguồn thơ –nhưng không, đôi khi chính thi ca là tay vịn để ta đứng dậy nói như nhà thơ Phùng Quán (1932-1995):

                     Có những phút ngă ḷng

                      -tôi vịn câu thơ và đứng dậy

.

                    Vâng,thơ mềm mại có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn làm nên bản sắc Việt  - sức mạnh của thơ thật ghê gớm !

                    

PHAN VĂN THẠNH

(Saigon vào Hạ -10.4.2012)

 

từ tác giả