Trịnh Cung

Luân Hoán

 

          Chuông điện thoại reo. Nắm chiếc phone mate  PM5820, tôi nh́n vào ô giữ số người gọi đến. Hàng số 714-839.63...thật rơ nét, nhưng nhớ không ra. Số code 714 khá quen thuộc, nhắc tôi vùng quận Cam Hoa Kỳ. Dù có thể không phải một người bạn, chắc cũng là người Việt thôi, tôi nhấn nút talk, nhỏ nhẹ:

          - A lô, xin lỗi…

          - Có ông Luân Hoán ?…

          - Tôi…a, anh Trịnh Cung  phải không ?

          - Trịnh Cung đâu mà Trịnh Cung, Trịnh Cung nào rảnh mà gọi cho ông…

          - Tôi vừa được anh Lữ Quỳnh cho số điện thoại, đang định gọi thăm anh đây

          - Gọi cho Việt Cộng không sợ bị đánh à ?

          - Ố, lúc này t́m ra được một tên Việt Cộng khó lắm anh ơi

          - Mẹ kiếp, ông không thấy bọn chúng chơi bẩn với tôi sao ?

          - Bẩn ? Chuyện ǵ

          - Th́  trên Gió O, gió A ǵ đó chơi tôi sát ván ông không biết à ?

          - Ờ, tôi có biết, có nghe nói, nhưng chuyện đó thường thôi mà

          - Sao lại thường, không quen không biết, không đụng chạm lại mang người ta ra phê phán thiếu căn cứ, hồ đồ không ra làm sao cả

          - Thôi bỏ qua đi anh ơi, chuyện văn học nghệ thuật mà, có vậy mới phong phú. Tôi có đọc một vài bài viết về anh trên Talawas, về  một vụ phỏng vấn, cụ thể ra sao ?

          - À..

Cái giọng vừa Trung vừa Nam bỗng bị cắt ngang sau chữ “à”. Tôi nh́n lui nh́n tới cái điện thoại sans fil, không phát hiện có sự trục trặc nào, áp sát vào tai lần nữa, không hơi hám ǵ, tôi đành tắt máy. Chờ hơn một phút, tôi nhấn lại số điện thoại. Bên kia đầu giây chuông báo đang bị bận. Không làm ǵ hơn được, tôi ngồi chờ, quả nhiên chừng bốn phút sau chuông reo lại.

          -  Hoán hả, xin lỗi nghe, thằng con ḿnh vừa gọi cho biết con chị nó bị đụng xe

          -  Đứa nào, có sao không anh ?

          - Th́ con Vương Hương chứ đứa nào nữa, nó đang chạy bị húc từ phía sau tới, hư xe nhưng người  không sao, thằng Luân Vũ đă chạy đến đó rồi

          - Như vậy cũng yên tâm, bên này đụng xe là chuyện thường mà, sao buổi văn nghệ tưởng niệm anh Sơn thành công không ?

          - Thành công hơn mong đợi. Tôi không ngờ bọn trẻ tổ chức rất tốt.

          - Nhóm tổ chức là con anh mà.

          - Ờ đúng, thằng Luân Vũ con tôi và nhóm The Friends của nó khởi xướng, tổ chức. Bọn trẻ thật có ḷng, có khả năng.

          Câu chuyện giữa chúng tôi đi vào đêm Phúc Âm Buồn Của Trịnh. Một sinh hoạt văn nghệ được một nhóm trẻ tại quận Cam California tổ chức để vinh danh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những chỉ trích dành cho người nhạc sĩ tài hoa, đă gần như lắng dịu hoàn toàn trên vùng đất được mệnh danh là thủ đô người Việt tị nạn. Hơi muộn, nhưng chúng ta vẫn c̣n giữ đúng được vị trí cội nguồn của người nhạc sĩ. Đêm nhạc vinh danh, tưởng niệm được tổ chức lúc 7 ǵờ tối đến 10 giờ tối ngày 01 tháng 4 năm 2006 tại Santa Ana High School Audiorium, số 520 W. Walnut Street, Santa Ana California 92701 USA. Họa sĩ Trịnh Cung,  thân phụ của nhạc sĩ dương cầm Vương Hương và nhạc sĩ vĩ cầm Luân Vũ, đều là thành viên của ban tổ chức, nên được mời dẫn chương tŕnh cho buổi sinh hoạt. Đây là một chọn lựa thích hơp, dù Trịnh Cung vẫn c̣n ở tận Việt Nam, nhưng ông là một người bạn thân thiết và được xem là một trong hai người, biết và hiểu rơ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hơn nhiều người khác.(người c̣n lại là họa sĩ Đinh Cường)

         Trong các thập niên 60, 70… Trịnh Cung, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn là ba nhân vật rất lẫy lừng trong sinh hoạt nghệ thuật tại miền nam Việt Nam. Họ là ba người bạn chí thân. Tuy được ra đời tại ba vùng đất khác nhau. Trịnh Công Sơn, trên đất Daklak (gốc Hương Trà Thừa Thiên), Đinh Cường trên đất Thủ Dầu Một (1939), Trịnh Cung trên đất Nha Trang. Cả ba đều ra đời xê xích nhau chừng mấy tháng. Họ gặp nhau trên đất Huế một thời gian và kề cận nhau ngay trong những tác phẩm riêng.

 

         Trịnh Cung tên thật Nguyễn Văn Liễu, ra đời năm 1939, tại làng Trạch, cạnh bờ biển đẹp nhất Việt Nam.  Cha gốc Quảng Nam, mẹ gốc Nha Trang. Anh theo học tại trung học Vơ Tánh Nha Trang. Cùng một số bạn đồng trang lứa, Nguyễn Văn Liễu say mê đọc sách, thích thơ và vẽ vời. Anh dùng bút hiệu Duy Trung cho những sáng tác có hơi thở học tṛ của ḿnh. Duy Trung biết mơ mộng và biết yêu khá sớm. Một trong những người đẹp của đất Nha Trang làm anh mê say là cô nữ sinh tên Nguyệt, chị họ của nhà thơ Từ Thế Mộng,(một bạn học trên Trung một năm). Yêu Nguyệt, Duy Trung không những mang “vầng trăng” óng ánh này vào thơ, mà anh c̣n dùng tên người đẹp để làm bút hiệu cho ḿnh. Cái tên Thương Nguyệt từ đó xuất hiện khá nhiều trên một số báo, tạp chí của thủ đô Sài G̣n. Tôi h́nh dung ra cái thời khắc Nguyễn Văn Liễu ngồi nắn nót từng nét chữ Nguyệt trên rất nhiều trang giấy. Bàn tay anh hẳn vô cùng bay bướm và trang trọng.  Chắc chắn anh phải nghĩ ra nhiều chữ  để ghép cùng tên người ḿnh yêu. Có thể là Liễu Nguyệt, Nguyệt Liễu…Những gá nghĩa thông thường, hơi quê quê này, không thích hợp với một tay chơi thơ đă có tŕnh độ chơi chữ mới lạ. Yêu Nguyệt nhưng  trưng dụng thẳng hai chữ này th́ lộ liễu và làm giảm đi nhiều tính cách nghệ thuật. Liễu đă đă đổi từ Yêu thành từ Thương một cách duyên dáng, tài t́nh.

          V́ mê thơ, đặc biệt thích những bài thơ viết về xứ Huế, Nguyễn Văn Liễu đến đất cố đô và vào học Cao Đẳng Mỹ Thuật từ năm 1957. Hội họa đă thổi lớn Nguyễn Văn Liễu từng ngày. Tuy vẫn c̣n lai rai làm thơ, nhưng anh đă đặt hết ḷng cho sơn cọ. Bút danh Trịnh Cung được khai sinh, mỗi ngày một lớn mạnh. Cũng trong thời gian này, phong trào sinh hoạt văn học nghệ thuật tại thành phố Huế phát triển rất mạnh. Những bút hiệu thường xuất hiện trên các tạp chí ở Sài G̣n có thể kể: Lữ Quỳnh, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha, Bửu Ư, Hoàng Phủ Ngọc Tường…và hai khuôn mặt nữ từ Nha Trang ra tạm trú: Cao Hoành Nhân, Thanh Nhung (tên thật Tôn Nữ Nha Trang)…Trịnh Cung chơi thân với Đinh Cường, Trịnh Công Sơn. T́nh bạn sớm giúp họ tạo ra cái không khí sinh hoạt thật sinh động hào hứng, khởi sắc. Theo tiết lộ của nhà biên khảo Nguyễn Đắc Xuân, trong giai đoạn này, Trịnh Cung để ư và si mê một cô sinh viên văn khoa Huế có tên là …Nh.Hg và viết được bài thơ để đời “Cuối Cùng Cho Một T́nh Yêu”. Ông Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp:

          “…Trịnh Cung thú nhận cho đến nay Nh.Hg đă có gia đ́nh, có cháu nội, cháu ngoại mà vẫn chưa biết bài thơ phổ nhạc bất hủ ấy Trịnh Cung đă làm cho chính ḿnh”

         Nhưng trong một bài viết “Người T́nh Cuối Cùng Của Trịnh Công Sơn Là Ai ?” phổ biến trên trang web Vietnam.net, vào ngày 28 tháng 02 năm 2005, Trịnh Cung cho biết:

          “…Đánh dấu lớn nhất và dài lâu nhất cho t́nh bạn giữa tôi và Sơn chính là bài thơ “Cuối Cùng Cho Một T́nh Yêu” tôi viết vào năm 1958 ở Huế và Sơn đă phổ nhạc vào khoảng giữa năm 1959, trước ca khúc Diễm Xưa và chỉ sau các ca khúc Ướt Mi, Thương Một Người và Nh́n Những Mùa Thu Đi. Nhiều người đă hỏi tôi viết ca khúc này cho ai ? Anh bạn, nhà nghiên cứu Huế học Nguyễn Đắc Xuân đă xác định bài thơ ấy viết cho Nh. Hg, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) nhưng thật ra không phải như vậy.

         Tôi có nhắc đến cô ấy v́ vẻ đẹp rất Huế của Nh. Hg. Nhưng bài thơ ấy là một hư cấu để nói về những năm tháng đầu tiên của một sinh viên tỉnh lẻ từ say đắm đến thất vọng trên con đường t́nh của Huế. Ca khúc này, Sơn đă làm cho bài thơ tầm thường ấy trở nên bất tử trong nhiều thế hệ người Việt. Điều này tôi không chờ đợi khi chơi với Sơn. Có nhiều năm, gia đ́nh Trịnh Công Sơn in sách nhạc và các nhà xuất bản băng đĩa đă không in tên tôi là tác giả của lời nhạc, v́ thế có rất nhiều giới trẻ ngày nay và có lẽ cả mai sau không biết điều này. "Sống trong đời sống cần có một tấm ḷng, để làm ǵ em biết không? Để gió cuốn đi" (Trịnh Công Sơn). Tôi đang sống với khái niệm: Để Gió Cuốn Đi…”

                                                                          (Trịnh Cung, http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2005/02/380186)

          Có lẽ rất dễ bắt gặp một chút chua chát ở đây. Việc Trịnh Công Sơn phổ thơ Trịnh Cung, c̣n sinh thêm một giai thoại, mà nhiều người cho là ca sĩ Khánh Ly kể lại, đại ư như  sau:

         Để dứt khoát với thi ca, chú tâm vào hội họa, năm 1963, tại căn nhà trên đường Trương Minh Giảng Sài G̣n, Trịnh Cung đă đốt bản thảo tập thơ của ḿnh. Anh vừa đốt vừa khóc. Tiếng khóc của anh đă làm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tỉnh ngủ, sau hành tŕnh từ  B’Lao về Sài G̣n. Sơn vội vă và chụp và giữ lại được bài thơ Cuối Cùng Cho Một T́nh Yêu, sau đó đem phổ nhạc. Giai thoại này thiếu chính xác ở thời điểm ca khúc được h́nh thành theo lời kể của chính Trịnh Cung ở trên. Dù vậy, giai thoại này cũng có một điểm rất đẹp, ở chỗ Trịnh Cung vừa đốt thơ vừa khóc. Cử chỉ này rất dễ xảy ra với một người đa cảm, và trân quí những tác phẩm của ḿnh như Trịnh Cung. Theo họa sĩ Đinh Cường, bài thơ của Trịnh Cung được Trịnh Công Sơn phổ nhạc tại Huế, trong giai đoạn cả ba cùng cư ngụ tại đất thần kinh. Bài thơ Cuối Cùng Cho Một T́nh Yêu v́ đối tượng nào mà thành h́nh cũng không là điều quan trọng. Điểm chính là tài nghệ làm thơ của Trịnh Cung với lối dùng từ rất mới của anh. Tôi rất thích những từ: ừ, đói, rỗi, đầy…trong bài thơ. Sự ly biệt vừa như một lẽ đương nhiên vừa như miễn cưỡng. Bối cảnh chung quanh cùng những h́nh ảnh góp phần làm giàu thêm nỗi ngậm ngùi của một cuộc t́nh tan vỡ:

          “ ừ thôi em về/ chiều mưa giông tới/ bây giờ anh vui/ hai bàn tay đói/ bây giờ anh vui/ hai bàn chân mỏi/ thời gian nơi đây/ bây giờ anh vui/ một linh hồn rỗi/ t́nh yêu xứ này/ một lần yêu thương/ một đời băo nổi/ giă từ giă từ/ chiều mưa giông tới/ em ơi, em ơi ! / sầu thôi xuống đầy/ làm sao em nhớ/ mưa ngoài song bay/ lời ca anh nhỏ/ nỗi ḷng anh đây”

                                                                                                                                       (1958, TRỊNH CUNG)

          Trịnh Cung tạm ngưng làm thơ là một điều đáng tiếc có thật. Anh dành trái tim cho hội họa. Nhờ thế từ một tay vẽ “…chỉ vài đường nét lớt quớt…” như Từ Thế Mộng nhận xét, Trịnh Cung trở thành một họa sĩ thành danh mau chóng ngay sau khi tốt nghiệp và chọn địa bàn Sài G̣n để phát triển tài năng vào năm 1962. Cuộc triển lăm chính thức đầu tiên của Trịnh Cung khai mạc tại Sài G̣n năm 1962, cùng với hai họa sĩ Tôn Nữ Kim Phượng và Đinh Cường, tại Pḥng Thông Tin Đô thành Sài G̣n. Tuy chỉ là một cuộc triển lăm chung nhưng đă mở màn cho nhiều cuộc triển lăm riêng và chung tại quốc nội lẫn hải ngoại: Paris (1963), Tunis (1964) Hoa Kỳ (1969). Trịnh Cung là hội viên sáng lập Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, từng giữ chức vụ Tổng Thư Kư cho hội này. Từ 1966 đến 1974, anh liên tục đóng góp tranh cho pḥng triển lăm hằng năm của hội. Anh được huy chương đồng trong cuộc triển lăm Hội họa Mùa Xuân năm 1963 và huy chương bạc trong năm 1964. Họa phẩm Mùa Thu Tuổi Nhỏ của Trịnh Cung là tác phẩm đầu tiên, được Việt Nam Cộng Ḥa chọn gởi tham dự  triển lăm quốc tế, và được trao bằng danh dự.

          Giữa giai đoạn sự nghiệp hội họa đang phát triển tốt đẹp, Trịnh Cung nhận được lệnh nhập ngũ. Anh vui vẻ chấp hành đúng quan niệm của ḿnh:

          “…Tôi chấp nhận đi Thủ Đức bởi v́ tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân, tôi phải làm việc của người công dân, cho dù chính quyền đó có thối nát, có ǵ đi nữa. Tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của ḿnh…”

                                         (Bi Kịch Trịnh Công Sơn- http://phuongvy.com/next/truyen/trinhcung/bikichTCS.htm).

 

 

         Trịnh Cung có một thời gian phục vụ tại quân trường Bộ Binh Thủ Đức. Từ năm 1970 đến năm 1973 anh dạy hội họa tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Quốc Gia Mỹ Thuật Sài G̣n.

          Vào một ngày cuối tháng 4-1975, nhà sinh hoạt xă hội Đỗ Ngọc Yến cùng một nhà báo người Mỹ đến mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng gia đ́nh di tản sang Hoa Kỳ. Nhưng tác giả Diễm Xưa từ chối, trong lúc Trịnh Cung thú thật rất muốn ra đi, nhưng không được đề nghị cấp phương tiện. Nhờ đó, anh có ba năm thụ huấn chính trị cùng lao động trong một số trại tù của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Anh vẫn sống tại Sài G̣n bên cạnh chị Trịnh Cung, với cái tên ngoài đời rất đẹp: Xinh Xinh. Trịnh Cung viết về người vợ thân yêu của ḿnh:

          “…Bà xă tôi, lúc c̣n sống, là một người vợ hiền khó kiếm. Không bao giờ tiêu xài riêng cho ḿnh (kể cả mỹ phẩm và đồ lót), tất cả tiền bạc có được đều dành chăm lo cho cuộc sống của chồng con. Ngoài ra, c̣n rất hiếu khách và lễ độ, nhất là dành cho tôi một chế độ tự do tuyệt đối trong sinh hoạt văn nghệ. Đó là những đức tính mà vợ tôi thể hiện suốt 25 năm chung sống trước khi vĩnh viễn ra đi v́ bệnh ung thư (1997).

          Như thế, tất nhiên, tôi không thể làm ǵ khác hơn là sống nghiêm túc và yêu thương bà ấy hết ḷng mặc dù biết rằng việc sáng tác của tôi sẽ bị hạn chế phần lớn v́ lẽ đó. Tôi đă nhiều lần quay lưng lại với các cơ hội mặc cho sự lăng mạn trong tôi thời ấy đang ở cao trào…”

                                                                                                                                               (theo Mỹ Thuật)

         

          Năm 1985, Trịnh Cung trở lại với hội họa. Cũng như Đinh Cường, kiến thức về hội họa của Trịnh Cung rất khả quan. Ông Huỳnh Hữu Ủy cho rằng: “ Trịnh Cung là một tài năng đặc biệt của nền hội họa Việt Nam…” Trong câu chuyện “Về một số vấn đề chung quanh giá vẽ…”, Trịnh Cung  đưa ra nhận xét và kinh nghiệm về hội họa trừu tượng:

          “…Từ hữu h́nh đến trừu tượng là một chuyển động sáng tạo. Tôi làm theo nhu cầu của chính tôi. Đó là một phát triển tự nhiên trên con đường của thời đại. Hội họa Trừu Tượng đến hậu bán thế kỷ này đă giữ vai tṛ một nền tảng mới cho mọi cuộc xuất phát của nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên vẫn có rất ít người hiểu được rằng hội họa trừu tượng không phải là chỗ để ném lên đó bất cứ thứ ǵ của sự thô lỗ và dối gạt, mặc dù chúng ta  đang sống giữa thời đại của media. Vật chất chỉ trở nên  nghệ thuật khi nó được chọn lựa để hóa thân cho sự gửi gấm của tinh thần. Từ người tiên phong Kandinsky cho đến Tapies là một tiến tŕnh rực rỡ, lâu dài và ảnh hưởng rộng nhất của hội họa trừu tượng so với các trường phái hiện đại khác xuất hiện trong gần một thế kỷ nay. Tôi tin rằng hội họa trừu tượng là nơi thống nhất tinh thần Đông Tây, trong đó sự đóng góp của nền triết lư phương Đông rất lớn. V́ thế chúng ta không khỏi hứng thú khi thấy rằng các họa sĩ châu Á đến với hội họa trừu tượng không có ǵ khó khăn. Sự có mặt của Zao Wou Ki trong hàng ngũ những danh họa trừu tượng của thế giới là một sự thừa nhận điều đó. Thư  pháp của Trung Hoa và Thiền đạo của Phật giáo đă được Hartung, Soulage lănh hội và giác ngộ để trở thành những bậc thầy lớn nhất của một thế kỷ Hội Họa Trừu Tượng.”

          Theo gợi ư của Ông Huỳnh Hữu Ủy, Trịnh Cung nói về  Hội Họa Trừu Tượng Việt Nam:          “…Đă có một số ít họa sĩ Việt Nam vẽ tranh trừu tượng từ giữa thế kỷ này như Nguyễn Gia Trí và Bùi Xuân Phái chẳng hạn, nhưng phải đợi đến sau 1990 cao trào mới thật sự xuất hiện ở cả trong nước và hải ngoại. Kết quả này vẫn là một lô-gích của một quá tŕnh chuyển động sáng tạo và một quá tŕnh chuyển động lịch sử. Những nhân tố chính của cao trào này là những khuôn mặt của nhóm Họa Sĩ Trẻ Sài G̣n trước 1975, một phần c̣n lại trong nước và một phần kia đă ra khỏi Việt Nam. Trong cùng một h́nh thái trừu tượng, hội họa trừu tượng Việt Nam có một đặc thù của nó là tinh thần thi ca bao trùm lên toàn bộ các tác phẩm. Nó không mang sức mạnh của những phản ứng tích cực và tham vọng chinh phục những mục tiêu không dễ dàng như hội họa trừu tượng phương Tây và của khối Xă hội công nghiệp. Hội họa trừu tượng Việt Nam tiến vào con đường của sự giác ngộ, của t́nh yêu và ḷng nhân ái. Đó là những cố gắng nhỏ nhoi của các họa sĩ Việt Nam muốn nói với thế giới họ đang có mặt, đang khám phá và đang xây dựng cho đất nước họ một nền hội họa hiện đại để sánh vai với bạn bè khắp nơi. Học hỏi và vay mượn để làm ăn lớn, để đi lên từ kinh nghiệm của các nền hội họa phương Tây, chúng ta c̣n rất trẻ, chúng ta c̣n tương lai”

                                                                (trích từ Mấy Nẻo đường của Nghệ thuật và chữ nghĩa- Huỳnh Hữu Ủy)

          Dĩ nhiên cuộc nói chuyện giữa nhà nghiên cứu, phê b́nh hội họa Huỳnh Hữu Ủy và họa sĩ Trịnh Cung không chỉ ở vấn đề hội họa trừu tượng, hai ông c̣n đề cập đến nhiều chuyện khác liên quan đến hội họa. Với những câu hỏi có chọn lựa, cân nhắc trước, Huỳnh Hữu Ủy giúp chúng ta biết nhiều ư kiến của Trịnh Cung về nền hội họa Việt Nam. Trong phần bàn về Ngôn Ngữ Tạo H́nh Nghệ Thuật, ư kiến của Trịnh Cung có thể tóm lược:

         - Ai cũng quan tâm đến vấn đề này (ngôn ngữ tạo h́nh nghệ thuật)

         - Họa sĩ Việt Nam có tiềm năng phong phú

         - Nhưng muốn phát triển, phải hội đủ ba điều kiện: họa sĩ giỏi (Trịnh Cung dùng chữ Nghệ sĩ), kinh tế quốc gia, tŕnh độ thưởng ngoạn của công chúng.

         - Trong lúc đó, t́nh trạng mỹ thuật Việt Nam hiện tại, thiếu chiến lược cho nền mỹ thuật, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu trong đào tạo, thiếu phổ cập sự tiến bộ của mỹ thuật thế giới, thị trường mỹ thuật trong nước xô bồ, đă “cản trở giấc mơ Mỹ thuật Việt Nam trở thành hiện thực”

          Về vị trí của nền Nghệ Thuật Việt Nam, Trịnh Cung đồng ư với những nhận xét của ông Huỳnh Hữu Ủy:

           “…Chúng ta cũng đang có nhiều cơ may,và cần nắm bắt để phát triển nhiều hơn nữa. Nghệ Thuật Việt Nam phải là một tiếng nói đặc thù giữa các nước Á Phi,  rồi tiến lên chân trời nhân loại hơn: Nghệ Thuật Việt Nam giữa ḷng nền Nghệ Thuật thế giới hiện đại…”

           Và Trịnh Cung bổ sung:

          “ Việt Nam cần sớm có một cuộc khảo sát các hệ thống Mỹ thuật thuộc khu vực ḿnh để có được một nhận định thích hợp”

          Cũng trong cuộc nói chuyện này, Huỳnh Hữu Ủy gợi ư để Trịnh Cung đưa ra những nhận xét tốt về các sinh hoạt hội họa của hai họa sĩ Nguyên Khai, Khánh Trường. Trịnh Cung cũng nhận xét chung chung, vô thưởng vô phạt về những họa sĩ gốc Việt tốt nghiệp mỹ thuật tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng  tại quê nhà, nơi Trịnh Cung có cơ hội tiếp xúc, theo dơi nhiều hơn, anh nhận xét:

          “ Các họa sĩ trong nước vẫn làm việc mạnh, nhưng những mục tiêu t́m kiếm th́ không rơ ràng và thiếu đích đến, nhất là thiếu cá tính trong nghệ thuật.”

          Sáu chữ sau cùng của câu nhận xét trên có vẻ hơi nặng chăng ? Về phần ḿnh, đối với tranh trừu tượng, Trịnh Cung cho biết:

          “ Tôi vẫn tiếp tục t́m kiếm trên nền tảng của sự tiến bộ và tâm hồn Việt Nam

          Trịnh Cung cũng được Huỳnh Hữu Ủy tạo cơ hội để nói qua một số sinh hoạt vừa qua của anh như việc cùng điêu khắc gia Điềm Phùng Thị lập ra dự án Làng Nghệ Thuật Việt Nam, cuộc triển lăm của anh tại Paris vào tháng 2-1995.

 

          Như hầu hết các họa sĩ cùng thế hệ tại miền Nam Việt Nam, Trịnh Cung rất tâm đắc với nền hội họa của nước Pháp, điều này có lẽ đương nhiên v́ ảnh hưởng bởi mái trường đào tạo. Trịnh Cung không những yêu thích những họa phẩm xuất xứ từ cái nôi Pháp, anh c̣n đặc biệt ưa thích phong cách của các họa sĩ mang quốc tịch của quốc gia Âu tây này. Phong cảnh nước Pháp qua sách báo cũng gây được ấn tượng tốt cho sự ngưỡng mộ chân thành của Trịnh Cung. Năm 1995, Trịnh Cung được đặt chân đến xứ sở ḿnh yêu thích, anh ghi lại:

         “…Khi nh́n thấy những ǵ ở Paris và một số trung tâm văn hoá khác ở Pháp, tôi như gặp lại ‘người thầy cũ’. Họ đă ngự trị gần 100 năm và chưa có những bậc thầy mới có tầm cỡ như Picasso, Dali, Matisse, Du Buffet, Soulage, Miro, Chagall, Kandinsky…”

          Ngay từ những ngày khởi đầu đến với hội họa, Trịnh Cung đă sửa soạn cho ḿnh một nhân dáng hoạ sĩ với những nét đặc thù riêng. Anh cho biết:

         “Sơn (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) rất thích ăn mặc đẹp và rất ‘bon gout’. Tôi học được ở Sơn rất nhiều về điều này. Sơn mang kính, tôi cũng mua kính mang mặc dù cả hai chúng tôi lúc 18 - 20 chưa ai bị cận thị hoặc viễn thị. Chỉ v́ đẹp mà thôi”.

         Ngoài đôi mắt kính, Trịnh Cung c̣n để râu quai nón. Bộ râu rậm và đen giúp cho cái trán cao, cái cằm hơi nhọn có được sự  ḥa hợp cân đối, tạo được nét sắc sảo của nam nhi. Thời trai trẻ anh có vẻ không điển trai như Đinh Cường, Nguyên Khai, Nghiêu Đề…nhưng sức thu hút mắt nh́n từ những người chung quanh chắc chắn lấn lướt hơn các bạn. Thay v́ một điếu đầu lọc, môi anh thả khói qua ống pipe, trong ḷng một bàn tay thân mật ôm gọn ổ lửa lập ḷe. Đi, đứng, ngồi, nói…của Trịnh Cung rất chững chạc, thong dong. Anh có thể là một Saigonnais bậc nhất của những năm thập niên 60. Phong thái của anh càng rơ nét một Parisien khi anh trưởng thành cùng năm tháng và tay nghề. Nh́n những ảnh anh đọng lại trên các con phố đất Pháp dễ nhận ra điều này.

         Năm  1997, nhận lời mời của trường Đại học San Francisco Hoa Kỳ, Trịnh Cung hiện diện trên nước Mỹ với tư cách tham quan và thỉnh giảng về Mỹ thuật Việt Nam cho các sinh viên thuộc Trung tâm Học tập Việt Mỹ. Cơ hội ngàn vàng này cũng giúp cho Trịnh Cung có dịp thực hiện những buổi quan sát, t́m hiểu nền hội họa đương đại của Hoa Kỳ. Họa phẩm của Trịnh Cung cũng được giới thiệu đến giới thưởng ngoạn qua hai cuộc triển lăm tại VAALA Galery, Garden Grove, California và tại YEU International Center Washington DC. Cùng lúc này Trịnh Cung cho ấn hành tuyển tập Âm Vang Của Đất (Echo Of The Land), một tập họp bản chụp màu mười họa phẩm trừu tượng của Trịnh Cung. Giới thiệu về buổi triển lăm cùng tác phẩm Âm Vang Của Đất, nhà thơ Khế Iêm, chủ bút tạp chí Thơ tại Hoa Kỳ viết:

          “… Tranh trừu tượng là loại tranh khó, và người xem không có cách ǵ khác hơn, ngoài bám víu vào những kinh nghiệm cá nhân của ḿnh. Bởi v́, trừu tượng không đơn giản chỉ là cách phân bố màu sắc và làm cho vui mắt. Trừu tượng, nói cho cùng đi, là từ thế giới trừu tượng, người họa sĩ đưa người xem ngược trở về thế giới h́nh tượng và qua đó, tạo nên cảm xúc. Nh́n lại khoảng đầu thập niên 50, trường phái Trừu tượng Biểu hiện (Abstract Expressionism) mà chúng ta thường gọi là trường phái New York (New York School), với những tên tuổi đă đưa trừu tượng tới chỗ cực thịnh của nó và cũng chấm dứt luôn trường phái này. Họ được mệnh danh là những họa sĩ trí thức (Intellectual Painters), với Willem de Kooning, Arshile Gorky, Hans Hoffmann, Robert Motherwell, Mark Rothko, Mark Tobey,… rút tỉa những kiến thức từ trường phái Lăng Mạn Pháp thế kỷ 19 đến triết học và văn học của Bergson, Whitehead, Deway, Siêu Thực, Hiện Sinh để tạo nên những lư thuyết và quan điểm về đường nét. Từ đó, vấn đề được nh́n ra, bề mặt của tác phẩm không c̣n quan trọng, mà quan trọng là ở phía đằng sau của tác phẩm, người thưởng ngoạn hiểu được tác phẩm khi nắm bắt được những rung động, cảm xúc phát xuất từ nguồn kiến thức vô biên, những tư duy nghệ thuật và đời sống nội tâm đầy biến động của người họa sĩ. Như vậy, trường phái Trừu tượng Biểu hiện đă để lại một thách đố nguy hiểm, đ̣i hỏi người họa sĩ phải có một bản lănh lớn lao mà ít người có được. Thời ḱ hậu hiện đại, hội họa có khuynh hướng thoát ly (nhưng không phải là quay mặt lại) khỏi những ảnh hưởng của những bộ môn khác, đặc biệt là văn học, nhưng lại tạo ra những thách đố mới: khả năng nắm bắt thực tại, và mỗi người nghệ sĩ phải là một thứ Avant-Garde. (Nhưng thế nào là Avant-Garde, tính chất và lư thuyết, th́ lại là một khía cạnh khác cần t́m hiểu, chứ không phải chỉ được suy diễn trên nghĩa chữ).

          Từ những kinh nghiệm căn bản ấy, chúng ta trở lại với tranh trừu tượng Trịnh Cung. Thời ḱ đầu, với duy nhất một bức Mùa Thu Tuổi Nhỏ đă ghi dấu vết tài hoa của người nghệ sĩ này. Khởi đi từ đây, tính chất lăng mạn đầy thơ mộng ấy đă được đẩy tới mức tuyệt đỉnh với những bức Ḥa Nhạc Trên Sa Mạc, Chân Dung và Mùa Hè. Đặc biệt với bức Mùa Hè, h́nh thể như muốn tan ra, và rồi tụ lại, báo hiệu con đường đi tới của ông, tự nhiên nhập vào tinh thần mà từ thâm sâu đă là trừu tượng. Và Trừu tượng ở thời ḱ đầu, với bức Ngày Đầu Của Ḥa B́nh, mà mỗi người xem, qua h́nh tượng màu sắc, kinh nghiệm và tưởng tượng của riêng ḿnh, sẽ nh́n ra được ngay nỗi niềm của một ngày đầu ḥa b́nh. Đến đây, quay lại bức Mùa Thu Tuổi Nhỏ, được sáng tác trong chiến tranh, như mong ước một ngày ḥa b́nh, cái không khí nhẹ nhàng và êm đềm biết mấy. Nhưng khi có ḥa b́nh thực sự, th́ th́ sự mong ước ấy tưởng chừng như không có, thể hiện qua những vệt màu rũ xuống, muốn khép lại khoảng đời trước mặt.

          Khi chưa có dịp ra khỏi nước, để nh́n tận mắt thế giới bên ngoài, chúng ta thấy, ông đă chứng tỏ là một họa sĩ tài năng. Rồi qua một hành tŕnh dọc ngang nước Mỹ, đặt chân tới những Bảo tàng viện nổi tiếng, tiếp xúc với bạn bè, đă kích thích ông trở lại giá vẽ. Mười bức tranh được hoàn thành với cùng một tên gọi Âm Vang Của Đất, đánh số từ 1 tới 10, là ngợp những cảm xúc của một nghệ sĩ trước một thế giới rộng lớn của đất nước người. Những bức số 1,3,4,5,10 làm chúng ta nh́n ra được nước Mỹ, qua những mảng màu lớn, nhấp nháy đèn đêm, cao ốc, con người, ẩn dấu những tâm tư, những rung động không nói thành lời của người nghệ sĩ đến từ phương Đông. Tinh thần phương Đông, tính lăng mạn và thơ mộng, có lẽ là những nét nổi bật qua cuộc triển lăm này. Kết thúc bài ghi nhận, chúng ta thật sự ngạc nhiên về những đóng góp của ông, trước kia và bây giờ, cho nền hội họa Việt Nam, một nền hội họa quá non trẻ so với bề dày lịch sử hội họa thế giới. Có thể đây cũng là một thông điệp ông gửi tới bạn bè, và những thế hệ sau ông cả ở trong lẫn ngoài nước: nếu chúng ta không dám đối mặt với những thách đố th́ chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được những trở ngại, đôi lúc tưởng như không thể nào vượt nổi. Và những giây phút trải qua thử thách, chính lúc ấy, chúng ta mới thực sự là nghệ sĩ, bởi một điều, khi một nghệ sĩ đi t́m sự công nhận (hay đă được xă hội chấp nhận) th́ hắn thôi không c̣n là nghệ sĩ nữa...”

                                                       (Khế Iêm - Cuộc Thách Đố Thơ Mộng - Tạp chí Thơ số mùa thu 1997)

          Quỳnh Giao, một nữ ca sĩ nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam, hiện sống tại Hoa Kỳ, ghé thăm pḥng tranh Trịnh Cung. Rất tâm đắc với các họa phẩm của người họa sĩ mà bà đánh giá có sức “sáng tác trẻ”. với một “nghệ thuật già dặn”. Bà đă bỏ công  ghi lại những cảm nhận của ḿnh qua từng họa phẩm:

          “… Bức Âm Vang Của Đất số 1 hay số 5 chẳng hạn làm tôi nghĩ đến các ca khúc về vẻ đẹp của chiều. H́nh ảnh một buổi chiều của Lâm Tuyền đă trở lại trong tôi qua bức số 1, với màu xám xanh nổi trên sắc nâu cam và le lói khoảng sáng bàng bạc tắt dần. Ở Âm Vang số 5, cảnh chiều tà với màu hồng xậm chuyển qua tím thẫm được điểm bằng vệt xanh rất ngọt làm tôi liên tưởng tới Áng Mây Chiều của Dương Thiệu Tước. Trong sáng và mát mắt là bức số 10, tập trung h́nh thể cách giản và trừu tượng, nghe như nhạc của Mozart, nhẹ nhàng mà dễ thấm.

          Họa phẩm gây ấn tượng về cảnh đêm ảo diệu là bức số 3, trên kích thước 1.2m x 1.5m. Màu xanh xám với nâu hồng im ắng như ngả vào đêm làm nổi vùng xanh lung linh trong một bài Nocturne của Chopin. Âm Vang số 4 có chất cân đối của tím pha xám trên khuôn nâu cam vuông vức, là nét rộn ràng chừng mực của Schubert trong một bài Impromptu. Một bức được ưa thích ở màu vàng rực rỡ và nóng ấm là bức Âm Vang số 2, lại gợi nhớ nơi tôi buổi trưa chói chang ở Hạ Trắng của Trịnh Công Sơn. Gần đó Âm Vang số 9 có vẻ cuộn chảy của phù sa bát ngát trên vùng đất tím, ḥa quyện và nhạt nḥa như một nhạc khúc của Debussy. Lăng mạn và sắc mạnh, với hai vạt xanh tươi soi nhau ở vũng tím mù sương bên phải là đặc điểm của bức số 6, đặc điểm tôi nghĩ là có thể diễn tả bằng nét nhạc trữ t́nh của Tchaikovsky hay Rachmaninoff.

          Âm Vang Của Đất số 7 được trưng bày lộng lẫy ở góc trong của pḥng triển lăm đă gợi nơi tôi nét rực rỡ đa điệu của một bản ḥa tấu vĩ đại của Beethoven. Cùng với bức số 8, đây là 2 tác phẩm có nhiều nhạc tính nhất. Bức số 8 tôi yêu hơn cả, có màu tím và màu xanh đua vẽ huyền ảo quanh một mảng kim nhũ như vàng chảy xuống vực sâu thẳm ở dưới. Ngắm bức tranh, tôi hân hoan liên tưởng đến một tấu khúc của Lizst viết cho dương cầm.

          Trịnh Cung đă như một ḿnh dựng lên, hay dựng lại, tất cả, để hoàn thành 10 tác phẩm và cuộc triển lăm. Buổi triển lăm c̣n giới thiệu điều tôi gọi là “Âm Vang thứ 11”, tuyển tập một số h́nh ảnh và tiểu luận mới về hội họa Trịnh Cung, trong đó có cả 10 tác phẩm được triển lăm. Ở ngoài này, ta hiếm có cơ hội thưởng ngoạn phong phú như vậy và phải cám ơn Trịnh Cung ở cố gắng của ông, một cố gắng ông thường nói đùa không một chút châm biếm là “khá đơn độc”.

          Tranh Trịnh Cung có thể được xếp loại “trừu tượng”, hoặc “hậu trừu tượng”, hoặc một tên gọi bác học nào khác để nói đến một cây cầu nghệ thuật diễn tả một tâm hồn và nhiều cảm xúc Á Đông bằng kỹ thuật và chất liệu Tây Phương. Riêng tôi, tôi t́m thấy trong tranh của ông một sức biểu cảm mănh liệt ở lối cách giản hóa hay trừu tượng hóa sự diễn tả. Cái mới trong tranh Trịnh Cung là sức biểu cảm ngày càng phóng túng và độc đáo hơn, mà có lẽ là lạc quan hơn, khi so sánh với các họa phẩm trước đây của ông. ..” 

                                                                                                                                    (Quỳnh Giao, 6/1997)

          Nhận định tổng quát về hội họa Trịnh Cung, trong bài viết về Nghệ Thuật Tạo H́nh, nhà phê b́nh hội họa Huỳnh Hữu Ủy cho rằng “Trịnh Cung là một nét trữ t́nh mới của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại”, Ông Ủy viết:

         “…Khoảng những năm 1962-1965 là thời kỳ cực kỳ lăng mạn của Trịnh Cung với tính cách chủ yếu ở một không khí lăng mạn xanh pha lẫn giữa Chagall, Modighiani và P. Klee, tuy nhiên đă đi tới một tính cách riêng là biết tiết chế và chọn lọc màu sắc, đường nét, ánh sáng. Bức tranh Mùa Thu Tuổi Nhỏ của Trịnh Cung trong cuộc triển lăm quốc tế lần thứ nhất được tổ chức ở Sàig̣n năm 1962 đă gây được nhiều chú ư ngay từ đầu. Màu sắc, ánh sáng, bố cục, h́nh thể và đường nét ở đây đă ḥa hợp rất chặt chẽ để tạo nên sự thuần nhất vững vàng cho bút pháp…

          …Năm 1963, bức Những Người Bạn được huy chương đồng trong cuộc triển lăm hội họa Mùa Xuân và Người Ngồi được chọn để tham dự triển lăm lưỡng niên tại Paris. Năm 1964, bức Tĩnh Vật Hoa Vàng được chọn tham dự triển lăm hội họa quốc tế ở Tunisie, và điển h́nh nhất là bức Trên Vùng An Nghỉ được tặng Huy chương bạc trong triển lăm hội họa mùa Xuân Giáp Th́n (1964). Hăy hồi tưởng lại đôi chút về tuyệt phẩm Trên Vùng An Nghỉ: Trùm lên toàn thể là một màu xanh xám, gợn lên đôi nơi màu nâu và hồng, đường nét rất tiết chế, giản lược, ḥa hợp nhau trong một cảm thức thi ca siêu tuyệt. Đấy là cảnh tượng trên một mảng đồi, một giáo đường, vài cây thông, một thiếu nữ tản bộ và một con ngựa trắng đang nghỉ ngơi, tất cả đều được lọc lựa thành những nét giản phác nhất, đă biểu lộ một không khí hết sức b́nh yên, thanh thản. Khoảng trống trên bức tranh càng tạo thêm vẻ tịch mịch trầm lặng, êm đềm của thế giới muốn đạt đến.

         Trong chỉ một thời gian ngắn chưa đầy năm năm (1960-1964), Trịnh Cung đi t́m cho ḿnh một màu sắc riêng và đă có nhiều chuyển biến như anh đă công nhận với chúng tôi trong nhiều buổi trao đổi riêng, từ những màu rực rỡ, nóng ấm, chói chang của hồi c̣n ở Huế (mang nhiều sức nóng của Van Gogh), dần dần đă dịu đi nhưng vẫn c̣n nóng (là lúc anh suy nghĩ nhiều về ḥa sắc của Ganguin) và sau cùng anh đă dừng lại trên bảng màu hơi tối và lạnh của một thứ trữ t́nh xanh và sâu, bay bổng, nhẹ nhàng của Marc Chagall, rất thích hợp với đời sống tâm cảm của anh mà chúng ta thấy trên các tấm tranh vừa kể: Mùa thu tuổi nhỏ, Những người bạn, Trên vùng an nghỉ. Van Gogh, Gauguin, Chagall để lại nhiều dấu ấn trên suy nghĩ của Trịnh Cung nhưng trên tranh của anh th́ lại tan biến thành một bút pháp mới, chẳng c̣n chút dấu vết nào của các nhà danh họa lừng lẫy.

         Trịnh Cung là một trong những người làm nghệ thuật rất khó tính, đôi lúc đến độ gần như gay gắt với chung quanh. Lời nói này của anh, trong cuộc triển lăm của Hội Họa Sĩ Trẻ năm 1969, do Trung Tâm Văn Hóa Đức bảo trợ, biểu lộ nhiều tính cách của anh: ‘Mỗi lần vẽ xong, tôi như vừa bắt được một sự sung sướng tột đỉnh, và thấy đầy kích thích để bước thêm trên con đường mà trong lúc b́nh thường tôi thấy thất kinh, v́ mỗi ngày mỗi nhiều sâu bọ rắn rết.’ (in trong vựng tập triển lăm)

         Những năm về sau, vẫn lối sử dụng màu cũ nhưng h́nh thể th́ đi đến chỗ cực giản dị. Bày ra một thế giới lăng đăng của rêu phong và đất đá được chế ngự dưới cây cọ tài hoa. Một màu sắc trầm mặc, ch́m ẩn lắng xuống lặng lẽ rất phương Đông, rất Việt Nam với những tảng sơn màu xanh xám, xanh Trung Hoa (Vert de Chine), xanh lam tử dương hoa (bleu d'hortensia) để vẽ nên thế giới của Đứa Trẻ Hát Dạo với một cánh chim nhỏ cũng đang ca hát trên mái tóc ngây thơ và đôi mắt ngơ ngác, của Nguyệt Cầm, của Mẹ Con và Lồng Chim. (2) Trịnh Cung đă mang lại cho người thưởng ngoạn một thứ hoan lạc kỳ diệu, tiềm ẩn và chứa chan một tâm hồn Việt Nam mà không cần phải lớn lối ǵ cả, anh đưa chúng ta trở lại với cái đẹp, cái thơ mộng, cái sung sướng bởi thế giới anh đă phác dựng nên.

          Mấy năm về sau nữa, dưới áp đảo gay gắt của đời sống, chiến tranh Việt Nam trở thành một điểm lửa dữ dội trên thế giới, tranh Trịnh Cung lại chuyển biến thêm với h́nh thể giản dị đến cùng cực, để dựng lại một thế giới của những con người trần trụi giữa một không khí của màu sắc xám ngắt, đanh lại, đầy khắc khoải, điển h́nh là bức Khung Người bày trong kỳ triển lăm chung của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam năm 1973.

          Sau 1975, chuyển qua một giai đoạn mới của lịch sử, mặc dù bị vây bủa v́ bao nhiêu sự khốn đốn, nhưng vẫn có một điểm thuận lợi vô cùng to lớn là đất nước đă hoàn toàn thống nhất, nghệ thuật của Trịnh Cung cũng bước vào một thời kỳ mới. Các lớp sóng phế hưng không c̣n đập rộn ră, tất cả đă lắng xuống; người từng trải biết bước qua những khoảnh khắc phù phiếm để sống với cái vĩnh cửu trong chính ḷng ḿnh. Nghệ thuật của Trịnh Cung lúc này đượm nhiều màu sắc triết lư mới, dù là bằng ngôn ngữ biểu tượng hay trừu tượng vẫn có một vẻ ǵ tịch lặng rất Lăo Trang…

          … Loạt tranh mới Trịnh Cung thực hiện vào thời kỳ sau này hầu hết đều có chuyển tải chất tinh thần trên. Dù đó là một đề tài rất mạnh, dữ dội đến độ khốc liệt, vẽ chân dung một nghệ sĩ đang bị đóng đinh trên thập giá, mà thập giá ấy chính là dàn giáo chevalet của sự sáng tạo. Hay trên những ghi chép tưởng như rất nhẹ nhàng, hư ảo, là những mảng trừu tượng Ngày Đầu Của Ḥa B́nh, Đường Về Mùa Thu, Hoa Lá và Nước, Trầm Tích Của Mùa Hè, Ánh Trăng của Debussy, Ngày Cuối Của Chiến Tranh. Sáu bức tranh là một góp mặt rất khởi sắc của Trịnh Cung sau nhiều ngày tháng bế tắc với đời sống và sáng tác. Sáu bức tranh họp mặt trong cuộc triển lăm có vẻ như muốn phục hưng một số giá trị cũ, tôi muốn nói đến cuộc triển lăm của các họa sĩ trong nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ trước đây được tổ chức ở nhà Bảo Tàng Mỹ Thuật Sài G̣n đầu năm 1994 với Nguyễn Lâm, Đỗ Quang Em, Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung. Khi các thành phần cũ của Hội Họa Sĩ Trẻ đang lang bạt tứ xứ th́ những khuôn mặt c̣n lại ở Sài G̣n cũng đă làm được chuyện đầy thú vị và hào hứng…”

                                                                                                      (Huỳnh Hữu Ủy, Quận Cam, tháng Mười Hai 1996)

 

         Tôi bỏ qua vài cơ hội làm quen với họa sĩ Trịnh Cung trước 1975. Một cơ hội thuận tiện nhất là vào năm tôi theo theo học trường Bộ Binh Thủ Đức. Thời đó, 1967, họa sĩ Trịnh Cung là một ông thiếu úy làm việc ở  Khối Tâm Lư Chiến của quân trường này. H́nh như anh có bổn phận chăm sóc h́nh thức cho nguyệt san Bộ Binh. Tôi có sinh hoạt trong bộ môn báo chí, khá nhiều lần lên “văn pḥng ṭa soạn” để tránh tạp dịch, nhưng tôi chỉ thỉnh thoảng thấy Trịnh Cung từ xa xa. Rào cản giữ tôi không đến gần người họa sĩ tôi rất ngưỡng mộ là cái lon thiếu úy trên cổ áo anh. Thật ra, đây chỉ là lư do phụ. Những tiếng đồn về anh mới là điểm khiến tôi ngại ngùng. Với tin đồn: Trịnh Cung là một người tự phụ, phách lối và thiếu tế nhị trong giao thiệp. Tôi không có cơ hội kiểm chứng những lời phê phán có thể v́ đố kỵ hay v́ một lư do nào đó. Tôi không tin Trịnh Cung là người như vậy. Nhưng để giữ an toàn cho ḿnh, tôi chọn cách “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Thật t́nh tôi cũng không muốn phải “chào tay” anh theo lễ nghĩa quân đội. Tôi cũng ngại bị hít đất, nhảy xổm bất ngờ  bởi một người yêu và làm nghệ thuật có tiếng tăm. Tôi giữ cho ḿnh sự mến phục anh được trọn vẹn. Tôi thực hiện lời nói của Đức Khổng Tử “kính nhi viễn chi” cho đến năm 1998. Dù trước đó, năm 1992, Trịnh Cung sang Pháp, ăn, ở  và vẽ trong nhà của anh Đặng Tiến một thời gian ngắn. Ông anh phê b́nh gia này có thư tin tôi biết, gởi tặng tôi một bản chụp tranh mới nhất của Trịnh Cung cùng lời ông họa sĩ nhắm thăm. Tôi cũng không mượn cơ hội để viết thư làm quen hoặc xă giao cho đúng lễ nghĩa.

          Năm 1998 là thời điểm Trịnh Cung đang thong dong ở Mỹ. Anh có ư định qua thăm nước láng giềng của Hoa Kỳ. Thành phố Montréal ảnh hưởng văn hoá Pháp, Trịnh Cung chọn để dạo chơi là điều đương nhiên. Họa sĩ Đinh Cường gọi giới thiệu và dặn ḍ tôi đôi điều. Tôi và Lư đến nhà một người em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thăm Trịnh Cung ngay buổi chiều anh có mặt tại Montréal. Tối hôm đó chúng tôi đă chở anh đi dạo. Sự bỡ ngỡ h́nh như chỉ xảy ra chưa đầy vài phút. Trịnh Cung không có vẻ ǵ tự cao hay phách lối. Anh khá giản dị, cởi mở, tuy ăn mặc rất chải chuốt và có vẻ phong độ, rất đẹp…lăo. Những ngày tiếp theo, tôi tiếp tục làm tài xế cho anh, lang thang một vài nơi. Tôi cũng đưa anh về nhà, khoe mấy tập thơ. Trịnh Cung thẳng thắn chê mẫu b́a của tập “Cảm ơn đất đá trổ thơ…” do họa sĩ Vivi thực hiện. Anh hỏi sao không dùng tranh của Đinh Cường, và không quên gợi ư có thể dùng tranh anh, cần th́ nhắn qua Đinh Cường. Thật ra, mẫu b́a tập CƠĐDTT…do Vivi minh hoạ theo dẫn ư bắt buộc của tôi. H́nh vẽ cũng theo ảnh chụp cháu Ḥa B́nh, trưởng nữ tôi. Vivi cũng là một họa sĩ có tài, tốt nghiệp Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật năm 1963, được biết đến một thời với các mẫu b́a Tuổi Hoa, Tuổi Hồng. Vivi cũng là người liên tiếp trong ṿng 9 năm (1967-1975) chiếm giải nhất bưu hoa do Tổng Nha Bưu Điện Sài G̣n tổ chức. Vivi rất chiều, nể bạn, chính v́ vậy anh đă bị tôi hướng dẫn sai lầm chăng ? Trịnh Cung hay bất cứ một họa sĩ nào khác, có lẽ không thích những mẫu b́a bằng bản vẽ minh hoạ. Tôi cho rằng những bản vẽ minh họa có thể không “sang”, không “trí thức” như những tác phẩm thiếu nữ, tĩnh vật, hay trừu tượng bằng sơn dầu. Nhưng chúng vẫn là một tác phẩm nghệ thuật. Sự phù hợp với nội dung ngay sau lưng nó, làm cho bản vẽ có một tiếng nói riêng. Tuy vậy tôi không tranh căi ǵ với Trịnh Cung. Vui vẻ được anh cho sử dụng tranh của anh để làm b́a sách sau này.

          Trong một lần hai đứa ngồi chờ ăn sáng trong quán phở Ḥa trên đường Côte Des Neiges, Trịnh Cung, dùng giấy lót muỗng, đũa phác họa vài nét. Chừng năm phút sau, tôi thấy tôi thật rơ trên mặt giấy. Giá trị của vuông giấy dùng ở bàn ăn trở thành quí giá với tôi. Trịnh Cung dặn tôi mang bản vẽ bỏ vào computer điều chỉnh một vài chi tiết ǵ đó, bản vẽ sẽ hoàn hảo hơn, sẽ đẹp ra. Tôi không có khả năng thực hiện được điều hướng dẫn này. Dù vậy cái tôi từ tay Trịnh Cung vẫn rất là Luân Hoán, vừa nghệ thuật, vừa giống như ảnh chụp. Nhà văn Song Thao rất thích bản vẽ chớp nhoáng này.

          Gần như thông lệ, bạn văn nghệ nào đến Montréal cũng được báo tin đến một số bạn văn của tôi. Gặp mặt ở nhà hàng, đấu hót ở quán cà phê, la cà phố xá… được thực hiện đầy đủ. Trịnh Cung là một khuôn mặt tầm cỡ lại c̣n mang hương vị quê nhà đậm đà, nên được Song Thao, Hồ Đ́nh Nghiêm, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Minh Đức, Trang Châu, Lưu Nguyễn…dành cho nhiều quí mến, ân cần. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Minh Đức, vốn là một sĩ quan nhảy dù, thay nhà thơ Phạm Nhuận làm “tài lũ” trong mục giải trí bất thường của chúng tôi. Anh mời cả bọn đi xem triển lăm tranh khỏa thân. Khoản đăi đặc biệt này, dành chào đón một họa sĩ có những họa phẩm về thiếu nữ, được đông đảo giới thưởng ngoạn yêu thích. Gallery Solid Gold nằm trên đường Saint Laurent  Montréal là một nơi trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa. Tại đây, vẻ đẹp của cơ thể được các nghệ sĩ sử dụng ánh sáng, tạo ra những bố cục  rất gần với nghệ thuật hội họa. Người thưởng ngoạn phải có tŕnh độ cảm nhận, biết thắng tà tâm của chính ḿnh, mới t́m thấy những nét đẹp, tự nó vốn hồn nhiên, thanh khiết. Họa sĩ Trịnh Cung lững thững đi lại trong pḥng tranh. Anh có vẻ suy tư, ghi nhận những nét đẹp anh đọc thấy, qua từng động tác phơi bày, dàn trải. Ngôn ngữ của nghệ thuật có thể là những “hố thẳm của im lặng”.  Tiền nhân ta không thiếu những vị cung kính trước những vưu vật này. Trịnh Cung là một họa sĩ, có thể anh bắt gặp, đánh giá cái đẹp có phần khác chúng tôi. Khối cạnh, đường nét là những điểm chính yếu. Trịnh Cung đă tận t́nh hướng dẫn chúng tôi cách đánh giá một đường lơm, một mô vun tinh túy mà những thi hào, thi bá Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…đă một thời ngợi ca. Chúng tôi không có lư do vớ vẩn ǵ từ chối thưởng ngoạn. Một ngụm bia, một hơi thuốc hưởng ké từ những người đồng điệu chung quanh, chúng tôi sống thảnh thơi cùng nghệ thuật. Không biện minh, nhưng dẫu có phân trần cũng chỉ là một khéo léo khoe khoang cái chịu chơi bọt bèo nhất. Sự thành thật là căn bản trong mọi h́nh thức thông tin, kể cả hồi kư kỷ niệm. Cuộc xem tranh của chúng tôi kéo dài không lâu, sau đó trở lại với thú vui đời thường: cà phê và bát phố. Ngày hôm sau, Trịnh Cung dùng tàu hỏa đến thăm thành phố Québec. Anh có chuyến đi thực tế cùng nhà văn Nam Dao, nghe kể rất đạt chất lượng. Nhưng Trịnh Cung lại “x́u x́u, ển ển” thật đáng tiếc. Khi bị căng thẳng lo ngại thường xảy ra hiện tượng này. Khi Trịnh Cung trở lại Montréal, tôi tiếp tục là tài xế cho anh đi mua sắm một ít quà lưu niệm, đồ dùng.  Anh có vẻ thích những chiếc áo, mũ đượm màu chinh chiến giàu ngấn bụi thời gian.,

          Trịnh Cung trở lại nhà các con anh ở Hoa Kỳ. Ít lâu sau tôi được tin anh mắc phải một chứng bệnh ung thư. Không đủ khả năng chi trả bệnh viện phí ở xứ Mỹ, Trịnh Cung mang ḷi tḥi bên hông một ống nhựa tháo máu mủ dư thừa về Việt Nam, đợi ngày lên đường đoàn tụ với người vợ thân yêu. Tin buồn của anh được chính thức hóa bởi một buổi chia tay được tổ chức tại quận Cam. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong sổ tay của tạp chí Văn:

          “…Trịnh Cung là người cùng quê với tôi và cùng lứa tuổi tôi. Anh nói với tôi anh sẽ về Việt Nam gặp Trịnh Công Sơn ‘chia tay với nó, trước khi moa ra đi vĩnh viễn’. Trịnh Cung cho tôi biết anh mắc bệnh hiểm nghèo và sự ra đi của anh chỉ là vấn đề thời gian. ‘ Moa hết nợ rồi, chớ thằng Sơn chưa hết nợ đâu. Và toa, toa c̣n nợ nhiều lắm’… ”

        

           Nhưng vào ngày 01 tháng 4 năm 2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă vĩnh viễn đi xa vào lúc 12 giờ 45 phút giờ Sài G̣n. Trịnh Cung vẫn c̣n ở Mỹ. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, buổi Trịnh Cung chia tay bằng hữu ở Hoa Kỳ cũng là buổi lễ vĩnh biệt Trịnh Công Sơn.

          Có quen biết Trịnh Công Sơn chút chút, nên trước tin không vui của hai ông bạn mang họ Trịnh, tôi viết mấy câu lục bát, góp cho báo Văn của anh Nguyễn Xuân Hoàng. Bài thơ  có tên “Thêm Một Tin Buồn” :

                               tặng hai bạn Trịnh, một bạn vừa ra đi  và một bạn sắp ra đi

 

         “bạn vàng trong giới tóc phai

         theo nhau rời khỏi khán đài nhân gian

         chuyện tự nhiên, sao bàng hoàng

         người đi như ngọn khói tan buồn buồn

 

          lần tay sờ đám xương sườn

          đếm thời gian, phỏng chừng đường c̣n qua

 

          bạn vừa thành nốt nhạc hoa

          bạn sắp thành tảng màu pha nắng trời

          hoàn thành tốt đẹp cuộc chơi

          c̣n thừa âm sắc để đời yêu thương

          sá chi địa ngục, thiên đường

          về đâu cũng một nguồn hương chân t́nh

 

          lần tay nắn xương sống ḿnh

          biết đâu mai mốt th́nh ĺnh gặp nhau

 

          cái buồn xoáy rộng cái đau

          nghe trong mỗi ngọn tóc râu thở dài

          bạn đi cỏ lấp h́nh hài

          tôi ngồi buồn phủ kín bài bi ca”

         Bài thơ chia buồn của tôi, may mắn vô duyên hết một nửa. Bởi khi về Việt Nam, Trịnh Cung thong dong sống những ngày cuối đời. Anh b́nh thản vui chơi gần như không c            ó chuyện ǵ hệ trọng sắp xảy ra.  Gặp nhà văn Song Thao trong chuyến về thăm nhà tại Sài G̣n, Trịnh Cung  vẫn lạc quan  thăm hỏi bạn bè, khoe cả cái ống nhựa c̣n đeo bên ḿnh. Dĩ nhiên trong thời gian này anh cũng có ghé thăm, chữa trị cầu may tại bệnh viện, và ăn nhiều ổ yến. Chúng ta thường nghe nói sự sống chết của con người thường do số mạng. Số mạng h́nh như phát sinh từ học thuyết An Mạng của đức Khổng Tử. An phận thủ thường cho qua một đời. Thật sự con người có số mạng hay không chúng ta vẫn chưa thể xác định một cách rơ ràng, khoa học. Theo nhà Phật, con người tồn tại, vinh nhục theo nhân quả của thiện ác. Tuổi thọ dài ngắn tùy thuộc vào cái nghiệp nhân đă trồng từ kiếp trước. Tóm lại ở hiền th́ sống lâu. Trên thực tế điều này vẫn chưa có nhiều bằng chứng để xác thực. Nhưng chúng ta hăy tạm tin như vậy để có lư do luận giải về sự vượt qua căn bệnh hiểm nghèo của họa sĩ Trịnh Cung. Anh ăn ở hiền lành ắt được trường thọ. So về tŕnh độ chuyên môn, khả năng kỹ thuật, các nhà thương Việt Nam khó qua mặt được các bệnh viện tại Hoa Kỳ. Trịnh Cung đă chẩn bệnh tại Mỹ, nhưng không được điều trị, có thể chỉ v́ anh là một du khách. Nhưng ra một khuyến cáo gần như một bản án tử h́nh hẳn là điều không tốt. Nếu tinh thần không vững, Trịnh Cung sẽ không cho bệnh viện Việt Nam có cơ hội chứng tỏ khả năng của ḿnh. Dù sao, tin mừng cũng đă có, Trịnh Cung thoát nạn, khỏe mạnh b́nh thường. Anh lại thong dong qua Mỹ chơi rồi về Việt Nam làm thơ, vẽ, tham gia trong nhiều sinh hoạt văn học. Thơ và những bài viết của Trịnh Cung được giới thiệu trên nhiều trang báo điện toán.

          Trong bài viết: Lột Xác Mỹ Thuật Việt Nam - Chờ Đến Bao Giờ, trên Talawas ngày 24 tháng 6 năm 2006, Trịnh cung chia ư tưởng của ḿnh thành 3 phần:

1-      Các sự kiện đă xảy ra, ảnh hưởng đến mỹ thuật:

a/ tọa đàm nhân chuyện phát giải thưởng cho một tác phẩm sao chép lại từ tranh cũ nước ngoài

b/ tọa đàm về thực trạng  tranh giả và tranh sao chép

c/ buổi hội thảo ngoài trời về điêu khắc

2-      Đổi mới hệ thống mỹ thuật

3-      Cái nh́n mới cho mỹ thuật Việt Nam.

Về điểm thứ 3, theo Trịnh Cung nên:

-   Thành lập nghiệp đoàn hội họa.

-   Tổ chức lại hội Nghệ sĩ tọa h́nh.

-   Giải tán những hội nghệ thuật có tính cách cung, cầu.

-   Trả Nhiếp ảnh về vị trí đúng chỗ của nó trong mỹ thuật Việt Nam.

-   Tách viện Mỹ thuật ra khỏi đại học Mỹ thuật Hà Nội và nâng cấp.

-   Thành lập Ủy Ban Mỹ thuật Quốc Gia.

          Những góp ư của Trịnh Cung cho thấy anh hết ḷng với nền Mỹ thuật tại Việt Nam. Nhưng tiếng nói của anh có được lắng nghe phần nhỏ nào hay không lại là một vấn đề khác.

          Gần đây, ngày 07 tháng 11 năm 2006, cũng trên Talawas, Trịnh Cung cho đi bài: Từ Nhà Tiên Phong Đến Kẻ Bảo Thủ. Trong bài này, Trịnh Cung tỏ ư không đồng t́nh với họa sĩ Lâm Triết (huy chương vàng, họa sĩ Trẻ Việt Nam, 1962) và họa sĩ Hồ Hữu Thủ. Trịnh Cung cho rằng nhận định “…chẳng ra ǵ cả cái gọi là hội họa ngoài giá vẽ” và phủ nhận những trường phái Sắp Đặt và Tŕnh Diễn là hội họa của Lâm Triết là “một lực cản rất lớn cho hội họa đương đại Việt Nam”. Trịnh Cung không quên khắt khe đưa ra những nguyên do khởi từ những họa sĩ đă già hoặc đang già:

-   Thiếu đọc sách.

-   Không có thói quen cập nhật tin tức mỹ thuật thế giới.

-   Thiếu căn bản về môn lịch sử mỹ thuật, mỹ học.

-   Bị di căn bởi bệnh ăn trên ngồi trước, sợ mất ghế.

Bài viết của Trịnh Cung chưa thấy có những góp ư.

          Cùng với những bài nhận định về hội họa, Trịnh Cung trở lại với thi ca. Anh làm thơ rất nhiều. Thơ anh vẫn giàu những ư tưởng, và ngôn từ gần như không nhường chân một nhà thơ trẻ tân h́nh thức nào. Xin dẫn chứng một ít bài có trên Web riêng của anh, địa chỉ:  http://www.trinhcungartist.multiply.com

 

CHÚC THƯ CON BỬA CỦI

 

Sao em lại đến

Có c̣n ǵ để nhặt

Ngoài hoang phế thân xác và rác rưởi tâm hồn

Cái chết tầm gửi đang hối hả những giờ phút thèm muốn cuối cùng

Trong khu vườn hoan lạc lấn chiếm sự lỡ lầm

Của những người đàn bà cầm tinh mèo cái hoang

Rống rách màng đêm trên nóc nhà cháy mùa động t́nh

 

Sao em lại đến

Anh quên cắm biển báo vùng nguy hiểm phải dừng

Dù em có mang mặt nạ chống hơi độc và áo quần bảo hộ

Cũng xin đừng chạm đến anh

Sự chờ đợi đă bốc men tuyệt vọng

Chất độc sẽ vỡ tràn vung văi bọn tinh trùng đói khát điên loạn trước giờ tự sát tập thể

 

Sao em lại đến

Mọi người đàn bà đă di tản từ lâu

Mang đi tất cả tuổi thanh xuân và những giấc mơ hoang đường anh

Bỏ lại khu vườn xum xuê ác mộng

Cây thập tự và những đinh hoen rỉ

Chưa kịp trừng phạt kẻ không thuộc ḍng dơi chui ra từ quả trứng

Lưu vong đời đời trong cơi chết con người

 

Dẫu sao em đă đến

Hăy thả b́nh minh xuống thanh tẩy vùng ô nhiễm

Cứu lấy một sự sống đang lẩn trốn

Trong khu vườn rong rêu thời gian

Ngổn ngang tàn tích quá khứ và những ảo vọng ngày mai

Cái chết đội nấm ngụy trang cất giấu bản chúc thư con bửa củi

Chờ cuộc đầu thai thừa kế của em.

Em hăy kéo cờ xác tín chủ quyền và tưới đẫm rượu mừng lên đỉnh linga

Con bửa củi hiện nguyên h́nh chờ em thống trị

 

                                                                                         (Trịnh Cung)

 

GIA PHẢ TÊN VÔ LẠI

 

 

TỔ TIÊN TÔI

 

Chắc chắn không thuộc ṇi con rồng cháu tiên

Không chui ra từ quả trứng

Thứ huyền sử chứa đầy tai ương 

Không Đinh Lê Lư Trần

Chẳng họ hàng Tôn Thất

Càng không Quang Trung Nguyễn Huệ

 

Họ

Suốt bao đời

lính lác thời chiến

mang tơi kéo cày thời b́nh

Theo đóm ăn tàn chống xâm lăng

dây máu ăn phần mở cơi

 

Họ

loại cùng đinh vô học

trôi sông lạc chợ

không một miếng đất cắm dùi

lơ mơ quê hương

mù mờ tổ quốc

 

 VÀ TÔI 

 

Vọt ra từ một cơn nứng

chàng trai Quảng Nam nghèo kiết xác bỏ quê tha phương cầu thực

cô gái gánh mắm làng Chụt - Khánh Ḥa

Xăm nỗi bất hạnh từ trong trứng nước

nối sứ mệnh cha truyền

nhân bản kẻ vô lại

 

Biết không thể tháo bỏ những cơn thèm muốn khỏi sự sống

loài di căn đeo bám từ thuở mới tinh trùng

khi mỗi sợi tóc rụng đều do ư Chúa

mù điên mê tín

xưng tụng hoan lạc ẩn đen vùng sâu thẳm đàn bà

nơi những huyền thoại được cứu vớt

và hơn thế

linh hồn tôi cuối cùng t́m thấy chốn dung thân

 

RỦI RO TỒN TẠI

 

Những bước chân thú dữ loang lổ

đi qua thời gian

uốn éo đường sẹo lừa đảo cướp của giết người

tôi ươn hèn sống sót qua khe hở chiến tranh

đốn mạt đánh đĩ tự do đổi lấy khẩu phần hoà b́nh

biết không thể tống khứ cái chết ra khỏi tâm hồn

 

Mang hội chứng thừa thiếu tự do

tôi thu h́nh khép bóng 

sống đời thực vật

 

Rủi ro tồn tại

trên mỗi thành phố của quá khứ

không c̣n ai cư ngụ

những con nợ lịch sử đă bỏ trốn

chỉ oan hồn và chiếc bóng tôi ngây ngô bại trận

vất vưởng

vỉa hè

 

Mỗi con đường trôi qua

ngổn ngang những giấc mơ lở loét

tôi lang thang t́m kiếm cuộc đời sau

gửi lại hơi thở và những dấu chân

chứng tích cuộc tháo chạy không kịp về phía le lói sự sống

t́m cơ hội thay h́nh đổi dạng

hôm nay và quá khứ

tôi thủ tiêu tôi.

                                                                              (Trịnh Cung)

          Một bài thơ mới của Trịnh Cung có tên Thiên Sứ Bâng Khuâng, chỉ với sáu câu lục bát nhưng nhờ đến giai nhân để hoàn thành. Bài thơ được viết khi Trịnh Cung sang Hoa Kỳ lần thứ hai. Cũng như Trịnh Công Sơn thích thú với những con chim trời của thành phố Montréal, khi anh sang thăm vào năm 1992, Trịnh Cung  ngạc nhiên khi người và chim sống cùng ở Hoa Kỳ. Từ những con chim vừa ăn vừa đùa trên tay một người đẹp, vốn là bạn cũ của Trịnh Công Sơn, Trịnh Cung viết:

          “Con chim về đậu bên người

          Là thiên sứ đó là tôi cũng chừng

          Vô t́nh em thả bâng khuâng

          Tôi làm chim nhặt để phần mai sau”

          Trịnh Cung trở về Việt Nam, rồi trở lại Mỹ, lần này anh có dịp kết t́nh với một cô ca sĩ ở quận Cam. T́nh yêu giúp anh có thêm hai câu kết bài thơ:

          “mai sau thiên sứ về trời

          C̣n tôi ở lại bên người tôi yêu”

          Bài lục bát sáu câu này được Trịnh Công Sơn phổ thơ, trước khi anh qua đời, đă phổ biến qua giọng ca Trần Thu Hà và Tuấn Ngọc.

 

          Một việc làm khác của Trịnh Cung gây sôi nổi trong làng sinh hoạt văn học nghệ thuật tại quốc nội là sự đỡ đầu cho năm nhà thơ nữ, c̣n rất trẻ: Lynh Bacardi, Nguyệt Phạm, Phương Lan, Thanh Xuân, Khương Hà thành lập nhóm Những Con Ngựa Trời. Ngoài việc vẽ logo cho nhóm, anh c̣n trực tiếp mang tuyển tập Dự Báo Phi Thời Tiết của nhóm này ra Hà Nội t́m nhà xuất bản để ấn hành. Tuyển tập thơ phát hành trong tháng 12 năm 2005, ngay sau đó bị thu hồi v́ mẫu b́a và một số h́nh ảnh được cho là kư quái bên trong. Sự cấm đoán đă giúp tập thơ và các tác giả của nó được biết đến nhiều hơn.  Và tuy không được phát hành rộng răi, một buổi ra mắt sách đă được tổ chức tại tư gia họa sĩ Trịnh Cung. Anh tường thuật buổi sinh hoạt này như sau:

          “Hôm nay, ngày 28 tháng 8 năm 2005, tại thành phố Ḥn Ngọc Viễn Đông, lễ cúng khai tử những con @ phải gió và lễ rửa tội khai sinh Những Con Ngựa Trời đă được lặng lẽ nhưng không kém phần hoành tráng tiến hành vào giờ hoàng đạo tại Họa Miếu Trịnh Tử, toạ lạc tại lầu 1 chung cư Đồn Điền Cạo Mủ bên bờ bến Nghé.

          Nghi thức theo lễ giáo Hậu Hiện Đại nên không dùng nhang đèn, mâm quả, heo sữa quay, gà qué và USD âm phủ, chỉ rượu Tây, mấy con khô mực và vài gói lạc rang. Chủ lễ, Pháp sư Quốc Chính, râu hùm hàm én không để xanh như mọi ngày mà nhuộm đỏ bằng kinh huyết được nhập từ Vương quốc các loài hồ, đầu quấn áo ngực hiệu Triump, tay cầm phất trần bằng x́ líp hiệu Véra có lót băng vệ sinh siêu thấm Diana, hàng Việt Nam chất lượng cao, ra hiệu cho Trịnh Tử, Lăo Cái bang trụ tŕ Họa Miếu dâng sớ cầu khai tử thơ hiệu những con @ phải gió sành điệu và tŕnh diện Những Con Ngựa Trời, hay c̣n có tên thân mật là Đĩ Ngựa, trước vị Chủ tế và Hội Đồng Nghệ Thuật. Ngoài sự vắng mặt của các vị hảo hán: Phan Bá, Vương Quân, Lư Chờ, Bùi Chúa v́ lí do ngoài vùng phủ (dụ) sóng, số hiện diện ở hàng chiếu trên gồm có các Thi Thúc, Thi Huynh như: Nguyễn Ziện, Tiến Zũng, Ngộ Nhiên, Minh Có và Mê Tiến, để được cầu chứng.

 

          Pháp sư Quốc Chính gọi tên từng con ngựa trời ra thọ lễ, lần lượt từ Lynh Bacardi, Nguyệt Phạm, Phương Lan, Thanh Xuân và Khương Hà. Sau một hồi khảo sát chân cẳng, giáo mác, nhan sắc và thơ thức của các kiều nữ Ngựa Trời, Hội Đồng Nghệ Thuật dâng lên vị Pháp sư chủ lễ phong thư báo cáo kết quả. Ngài Quốc Chính mở thư bằng chiếc lưỡi dài có khảm đầy hột tiểu le rồi ngửa mặt lên trần nhà hét to 3 tiếng: “Chịu không nổi!”. Cả đoàn âm binh cũng đồng loạt hùa theo hô vang: “Chịu không nổi! Chịu không nổi! Chịu không nổi!”. Biết đă vượt qua cuộc sát hạch nín thở, 5 con Đĩ Ngựa vui mừng vung các cặp thanh long đao đầy khát vọng múa “điệu cuồng dâm sát thủ” được phụ họa bằng giàn nhạc một cây guitare thùng, chỉ huy bởi Mê Tiến nhạc trưởng – người mà báo V&T cho rằng không biết lấy một nốt nhạc, vừa đoạt giải nhất Ca khúc An Nam.

          Buổi lễ được kết thúc tuyệt vời bằng bản Tuyên Ngôn Những Con Ngựa Trời ngày 28 tháng 8 năm 2005 được truyền đạt qua bộ phim có tên “Anatomy of Hell” của Catherine Breillat. Mọi người hân hoan hô vang: “Quá đă những Con Đĩ Ngựa! Quá đă! Quá đă!” trước khi ra về lúc chiều đă tối.”

                                                       (SG, 28 / 8 / 005, Trịnh Cung tường tŕnh tại thành phố Ḥn Ngọc VĐ)

          Đọc bài viết của Trịnh Cung, thú thật tôi không khỏi giật ḿnh. Anh viết dí dỏm, dùng từ và h́nh ảnh táo bạo. Có lẽ hơi thở thi ca “tân h́nh thức đương đại”  giúp anh mới mẻ, trẻ trung đến như vậy. Lâu nay tôi vẫn tin ḿnh c̣n khá trẻ trung, sung sức, đọc Trịnh Cung mới biết ḿnh tụt lại phía sau anh khá xa. Nhờ trẻ trung, sôi nổi anh đă có thêm trong đời một cuộc t́nh. Hơn thế nữa, anh hoàn tất thêm được một tác phẩm để đời. Dĩ nhiên không tương tự như tập Âm Vang Của Đất, Echo of the land, mà là một tác phẩm sẽ biết nói cười, anh đă cộng tác sáng tác cùng phát hành với nữ  sĩ Phương Lan, một thành viên của nhóm Ngựa Trời. Phương Lan tên đầy đủ Nguyễn Thị Phương Lan, ra đời tại Lâm Đồng năm 1981, tốt nghiệp báo chí tại Đại học Khoa Học và Xă Hội thành phố Sài G̣n. Trong một lần điện đàm với tôi, họa sĩ Trịnh Cung có đố “có biết ai trong năm cô là người t́nh của moi không ? Tôi chịu. Trịnh Cung tiết lộ là một cô thông minh nhất, dịu dàng nhất, và ngôn ngữ mới mẻ nhất, nhiều từ chưa có người thứ hai sử dụng.

          Chúng ta chắc không lạ với quan niệm “t́nh yêu không phân biệt tuổi tác”. Nhưng trước sự việc Trịnh Cung bước đi một bước nữa, không cần xe hoa, bị khá nhiều dư luận xầm x́. Người ta đố kỵ anh từ những điểm nào ? Từ cái bê rê mà có người coi rất “đĩ” chăng ?, từ hàm râu đă trắng như tuyết ?... Có lẽ chỉ tại cái duyên ngầm c̣n thu hút phái nữ của anh. Sự tài hoa trong hội họa chắc chắn có dự phần. Từ  ngày 22 tháng 11-2006, tôi được nhiều bạn văn gởi qua email  một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy trích từ CD có tên Dục Tính Ca. Lời bài hát quả thật có phô diễn một số h́nh ảnh, động tác đời thường. Âm điệu tuy không linh hiển như Cỏ Hồng, nhưng vẫn tha thiết sống thực. Nhà báo Trường Kỳ nhắc “nghe chơi cho…sướng” , nhà thơ Hoàng Lộc cho “thế mới là t́nh yêu” nhà thơ Phổ Đức th́ ân cần mời  “nghe để giải cảm”…Thế nhưng không thiếu những đ̣n roi gởi theo gió về cho Phạm Duy. Dù những lằn roi không chắc phát xuất từ những tấm ḷng đạo đức chân thật. Người ta không muốn nghệ sĩ không biết già. Không muốn t́nh yêu nam nữ tồn tại khi tuổi đời đă cao. Phần ai xem ra cũng có lư. Tôi nói vu vơ  rất dễ được phát hiện: có thêm một tên già mất nết, thiếu đạo đức. Nói về chặng đường chăn gối mới của ḿnh, Trịnh Cung trả lời một tờ báo tại quốc nội:

          “…Đây thật sự là một áp lực đối với tôi và cả với cô ấy. Phía trước chúng tôi là cả một tương lai đầy thách thức và sau lưng là cả một làn sóng đố kỵ. Nhưng chúng tôi sẽ làm tất cả những ǵ có thể làm được để t́nh yêu của chúng tôi được vinh danh và nhất là sự an b́nh cho đứa con của chúng tôi khi nó chào đời. Nếu đây là một cuộc hôn nhân lần nữa th́ nó hoàn toàn được ư thức, phụ nữ nào cũng có khao khát một lần được mặc áo cưới. Cô ấy cũng không là ngoại lệ. Để cô ấy nghĩ rằng ḿnh là một người không may mắn khi phải trở thành người vợ "không xe hoa" sẽ là một cái tội của tôi, mặc dù cô ấy không hề đ̣i hỏi.”

          Tôi hy vọng Trịnh Cung đang nhận được nhiều lời chúc mừng. Anh không phải là “người vô trách nhiệm” như một nhà văn, quen biết anh, đang ở thành phố Québec than phiền. “Trời sinh voi sinh cỏ” huống ǵ đứa bé c̣n t́nh thương bao la của người mẹ. Người cha họa sĩ dẫu có đi sớm trước sự trưởng thành cũng không là điều đáng lo. Sáng tác được tác phẩm tốt, vẫn nên thuận theo tự nhiên.

 

-   Hello Anh  Cung, khoẻ  luôn chứ?

-   Hoán hả, thường thôi.

-   Anh đă nhận được mấy cuốn sách tôi gởi về chưa ?

-   Có đến địa chỉ ông cho, nhưng chỉ gặp người giúp việc, không biết sách báo ǵ cả.

-   Để tôi bảo đứa cháu mang đến cho anh nay mai

         

          -     Nghe nói anh sắp trở qua Mỹ chơi ?

          -     Ờ, có thể….

          -    Nếu đi, anh xem thử có con…dế mèn nào ngon cơm,  mang sang cho tôi một con, để nghe nó gáy chơi   

 

Luân Hoán