Chạm Chân Vào Đất Tourane

 

 

 

          Suốt mấy đêm liền, hai ông Việt minh Sáu Cấn và Hội Du, thay phiên nhau ghé đến nói chuyện cùng ba tôi. Không hiểu nội dung câu chuyện nghiêm trọng như thế nào. Nhưng trông ba  tôi có vẻ lo lắng. Rồi một buổi sáng,  ông cho tất cả học sinh tạm nghỉ một thời gian, với lư do trời đă vào mùa đông. Và ngay hôm sau, ông từ giă mẹ tôi, khăn gói ra đi. Tôi bất ngờ được ông dẫn theo.

 

          Chúng tôi qua chợ Miêu Bông. Đây là lần đầu tiên, kể từ ngày hồi cư, ba tôi rời ngôi nhà ở làng Liêm Lạc. Chợ Miêu Bông do đó vẫn c̣n rất xa lạ với ông. Phần tôi, những cḥi sạp, thúng gánh, cùng cái ồn ào của khu chợ quê này đă khá quen thuộc. Nhưng không hiểu sao, hôm ấy tôi cứ ngờ ngợ như có cái ǵ khang khác đang chập chờn trước mặt. Rất may, cảm giác băn khoăn của tôi sớm chấm dứt sau khi chúng tôi băng ngang qua khỏi ḷng chợ. Một cái xe hơi thô kệch, kín bưng đậu sát lề đường. Ba tôi vội vă dẫn tôi đến và cả hai lên xe.

          Chúng tôi bắt đầu đi ra thành phố Hàn, bằng một chiếc xe của mật thám Pháp, có sự hiện diện của chú Mười Thiều, một nhân viên mật thám. Có thể giấy tờ tùy thân của ba tôi chưa bảo đảm an toàn di chuyển cho một công chức, từng tản cư theo cơ quan kháng chiến, hay v́ một lẽ ǵ khác tôi không được rơ.

 

 

          Hàn là tên gọi theo thói quen ở nhà quê, để nói đến một thành phố mà tôi thường được nghe nhiều người trong làng nhắc đến. Dĩ nhiên lúc bấy giờ tôi chưa thể biết, thành phố này có bề rộng 1.247 cây số vuông, nằm cách Sàig̣n 964 cây số về hướng bắc; cách Hà Nội 764 cây số về hướng nam. Ở hướng đông bắc là vùng biển, bán đảo, và ngọn núi Sơn Chà cao 693 thước...

          Tôi cũng chưa được biết thành phố này, từng là da thịt của vương quốc Champa, đă theo về cùng tổ quốc tôi bằng cuộc t́nh duyên giữa công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân, hay bằng sự mặc cả t́m ḥa b́nh giữa hai vua Ba Đích Lại (Indravarman XII) và Hồ Hán Thương. 

          Tôi cũng không biết tên gọi thành phố là Hàn là do cách phát âm của người buôn Trung Hoa qua các từ “Hiện Cảng”, “Hành Càn” hay “Hàn Càn”. Và dĩ nhiên không biết trước đó thành phố này c̣n có tên là Hansan, do Hàn Sơn tức Núi Hàn mà ra (theo nhà văn Nguyễn Văn Xuân) hay là Đà Nẵng, danh xưng được Việt hóa gốc tiếng Chàm Danak hay Darak (theo ông Vơ Văn Dật).

          Thời tôi đến, thành phố đang mang tên chính thức là Tourane. Sau này, tôi biết thêm: qua một đạo dụ của vua Đồng Khánh nhượng đất cho người Pháp vào ngày 01 tháng 10 năm 1888. Toàn quyền Đông dương, ông Richaud, đă kư nghị định thành lập thành phố với tên Tourane ngày 24 tháng 5 năm 1889. Danh xưng Tourane bắt nguồn bởi chữ  Touron do người Bồ Đào Nha gọi từ thế kỷ XVI.

          Thành phố Tourane, nơi sắp chào đón tôi, hồi tháng 8 năm 1945, chắc không cúng kiến khi đổi tên thành Thái Phiên, nên con đất này đă may mắn không trở thành một thành phố mang tên người.

          Quá khứ là những ǵ đă qua, có hao hụt nhưng không bao giờ mất. Đối với mỗi cá nhân, chắc chắn ai cũng có ít nhiều giây phút để ngoái lại đoạn đời sau lưng. Những h́nh ảnh, những sự việc từng gắn bó một thời, từng là thực phẩm, từng là dưỡng khí, vẫn âm thầm đeo dính cho đến hồi kết thúc một kiếp người. Sự hồi tưởng, có lẽ rất ít khi có mục đích đúc kết để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Điều này, ít nhất là đúng với tôi. Tôi chưa áp dụng lời dạy “Ôn Cố Tri Tân” bao giờ. Đă qua cái ải “Ngũ Thập Tri Thiên Mạng” đến những mười mấy năm, tôi chợt đi lượm lại những vụn hành trang một thời, chẳng cần đăi lọc, khuếch đại, cứ để nguyên dạng mà bày ra cho chính ḿnh, ngồi ngó chơi trước đă, khi “Lực Bất Ṭng Tâm”, không thể làm cái ǵ khác hơn. Nếu có ai, ṭ ṃ ghé xem cho biết lại càng quí. Cảm ơn và xin mời.

 

          Chỗ ở tạm của chúng tôi h́nh như đă được chú Mười Thiều sắp đặt trước. Thật ra đây chỉ là một chỗ ngủ nhờ. Một cái giường tre rộng chừng một thước hai. Bốn chân không được thăng bằng, do nền nhà đất. Một tấm chiếu lác có in h́nh chữ Thọ màu đỏ. Cái giường được kê sát vách ván ép, nhưng không nằm trong nhà, mà nằm trong chái bên hông nhà. Mặc dù mái thấp, nhưng mưa vẫn tạt vào, nên ba tôi t́m về hai tấm nilon treo cuối chân giường và mé bên ngoài. Đây là giang sơn mới của hai cha con. Chúng tôi ở đây được hơn một tuần lễ. Ngày nào ba tôi cũng ra đi đến tối mịt mới về. Ông bảo đi t́m việc làm.

          C̣n lại một ḿnh, tôi ngồi xếp bằng trên giường, buồn mắt ngó loanh quanh. Nơi đây là một xóm lao động. Nhà trong xóm thấp nhỏ, đa số lợp tôn, vách bằng những tấm phên tre hay bằng gỗ tạp. Nhà này cách nhà kia một một hàng rào kẽm gai cao chừng một thước. Căn nhà có mái hiên chúng tôi đang tạm trú, có phần bề thế hơn các nhà khác. Mặt tiền ngó thẳng ra một g̣ mả. Cỏ cây dại mọc xanh bên những nấm mồ vôi mốc meo xám xịt. Cách giường ngủ của chúng tôi, bên kia hàng rào, là nhà của vợ chồng ông đạp xích lô. Tôi để ư, h́nh như mỗi ngày ông chồng đạp xích lô đi đi về về ba bốn lần. Chiếc xích lô đối với tôi cũng là một vật lạ mắt. Đây là phương tiện di chuyển và chuyên chở thay thế cho xe kéo mấy năm về trước. 

          Trời đă gần trưa. Tôi lấy ổ bánh ḿ ba tôi để sẵn trên đầu giường, cùng hộp sữa đặc. Bữa ăn qua nhanh. Tôi mở cuốn vở chép vocabulaire, định ôn lại vài từ ngữ. Chợt nhớ khi hôm nằm có cái ǵ cấn cấn dưới lưng. Tôi lật chiếu lên, nh́n từng nan vạt giường, ấn cả bàn tay lên từng mắt tre. Vạt giường c̣n tốt lắm. Những dây mây kết các nẹp tre lại với nhau được vót nhẵn nhụi. Không t́m thấy cục u nần nào cả, tôi băn khoăn trải chiếu trở lại, lắng nghe tiếng xe chạy đâu đây, thật gần.

 

          Trong cái râm mát của buổi chiều, tôi nhảy phắt xuống đất. Vài sợi gió khều nhẹ hai ống chân tôi, dẫn tôi ra cổng. Quẹo phải, chỉ độ ba chục thước, tôi đă chạm mặt  đường nhựa. Nh́n quanh. Bên kia đường có một ḷ sản xuất cà rem cây. Tiếng máy chạy rần rật. Khói và hơi nước đọng trên những đường ống sắt nhô ra phía bên ngoài. Vài thằng bé mang trên vai cái thùng dài dài, đi vào rồi đi ra. Tôi định bụng sẽ qua bên đó xem cho biết, nhưng chưa dám.

 

          Từ ḷ cà rem nh́n xuống, hai bên đường, những ngôi nhà ngói đứng sát nhau thành hai  hàng dọc. Nh́n ngược trở lên, sát vị trí tôi đứng là hàng rào một nghĩa địa. Theo tài liệu của ông Hồ Trung Tú, đây là nghĩa trang đầu tiên của Việt Nam, qui tập đến 3000 hài cốt, đă được triều đ́nh Huế cho thành lập để an táng các quân sĩ đă bỏ ḿnh trong trận chiến với người Pháp và Tây Ban Nha kể từ đêm 30, rạng ngày 1 tháng 9 năm 1858 kéo dài đến 19 tháng sau. Nghĩa địa lúc bấy giờ được gọi là Nghĩa Trũng (nơi chôn cất những người làm việc nghĩa). Vào thập niên 80 nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận đây là Di Tích Lịch Sử cấp quốc gia, nhưng sau đó bị san bằng làm nhà thi đấu thể thao mang tên Nguyễn Tri Phương như hiện nay.

          Nghĩa địa này chạy dọc bên đường, dài trên một trăm thước, chấm dứt bởi một nóc nhà ngói. Tôi rất ngạc nhiên, nh́n thấy một người lính Pháp, mang súng đi qua đi lại. Nh́n kỹ, tôi phát hiện có ṿng rào kẽm gai giăng ngang mặt đường. Tôi đoán đó là một đồn lính Pháp (tiền thân của đồn cảnh sát Hoàng Diệu). Phần đất đối diện với nghĩa địa, bên kia đường, bỏ trống, có dạng một con đường đang xây dựng.

          Hai bàn chân tôi không cưỡng nổi lời mời gọi của con đường. Để khỏi đi lạc, tôi định bụng chỉ đi thẳng một đường rồi quay trở lại. Trước khi đi, tôi cẩn thận nh́n cho thuộc mặt ḷ cà rem để làm dấu.

          Đường vắng. Một vài chiếc xe nhà binh vù vù xuôi ngược. Tôi gặp một vài gốc cây, một vài trụ điện đúc bằng xi măng vững chắc. Thỉnh thoảng tôi gặp năm ba người đi bộ. Gió mát, bềnh bồng những tiếng rao cà rem cây đây...Thành phố bước vào chạng vạng. Tôi chợt dừng lại dưới một trụ xi măng, nhỏ và thấp hơn cây trụ điện. Nh́n lên, trên đầu trụ, có hai miếng bảng h́nh chữ nhật. Trên mỗi miếng, ở mặt quay ra đường, sơn màu xanh dương, nổi rơ nét chữ in màu trắng. Mặt miếng bảng song song với con đường tôi đang đi, có ghi chữ: Rue Đỗ Hữu Vị. Trên miếng bảng chạy dọc theo đường bên kia có chữ Rue De Castelneau. Để khỏi quên chữ này, tôi lấy bút ch́ và mẩu trong túi quần, vừa ngó mặt chữ vừa viết lại cẩn thận.

          Tối hôm đó, trong khi nằm ôm lưng ba tôi như thói quen, tôi hỏi ông về những miếng bảng. Ba tôi cho biết đó là những tấm bảng để ghi tên những con đường. Ông cũng không quên giải thích v́ sao phải đặt tên đường, và những tên đường từ đâu mà có. Th́ ra con đường tôi vừa đi qua, và cận kề với chỗ tôi đang ở, mang tên là Đỗ Hữu Vị. Cũng theo lời ba tôi, Ông Vị là người Việt Nam, quốc tịch Pháp, đi làm sĩ quan trong binh chủng Không quân Pháp, đă chết trong Thế chiến thứ nhất. Con đường này đến năm 1954 được đổi thành đường Hoàng Diệu cho đến ngày nay. Và con đường Castelneau, được thay tên Thái Phiên trong năm 1955, vẫn tồn tại.

 

          Vào một buổi chiều, cuộc căi lộn của hai vợ chồng ông xích lô gây náo động cả xóm. Tôi nằm nghiêng trên giường, chống tay vào má, nh́n qua hàng rào. Bà vợ ông xích lô ném theo hướng chạy của chồng một vỏ chai. Hụt. Bà bắt đầu chửi. Từ trước đến nay, tôi đă mục kích nhiều cuộc căi lộn. Nhưng phải nói khả năng lẫn ngôn ngữ văng tục của bà vợ ông xích lô, thật siêu đẳng. Bà đi từ quan niệm đến mục đích sống của bà, chủ yếu là tứ khoái. Và xác nhận thật minh bạch: với bà, cái khoái thứ ba mới là quan trọng, đứng hàng đầu. Bà nguyền rủa ông chồng làm không nên h́nh trong công việc... dẫn thủy nhập điền. Bà nghi ngờ đức tính chung thủy của ông chồng, đă làm ṃn hao khả năng giải nhiệt cho bà. Bà cũng không quên tích cực cổ vũ nối lại cuộc chiến tức khắc và tạm thời tự măn bằng độc thoại. Lối chửi ‘tân h́nh thức’ của bà quả thật độc đáo. Tôi có thể ghi chép lại nguyên bản với những từ ngày nay đă đi vào thơ văn hẳn hoi, nhưng chợt có phần ngại ngần, chớ không phải đạo đức giả.

          Dĩ nhiên, cùng với ngôn ngữ, bà vợ ông xích lô biểu diễn phần minh họa cũng rất ‘ấn tượng’, hơn hẳn những kiều nữ trong các hộp vũ tươi mát về việc bứt giai đoạn. Một cái vung tay mau lẹ đă thâu tóm mấy mươi con mắt hàng xóm, trong đó có cả đôi mắt tinh khiết của tôi. Màn tŕnh diễn chửi ‘tân h́nh thức’ của bà vợ ông xích lô chợt kết thúc bất ngờ, khi ông chồng lượm cái vỏ chai, đủng đỉnh bước vào sân. Không ngó đến cái quần đen nằm trơ trẽn giữa sân cát, ông bước qua ngưỡng cửa vợ ông mới vừa bị nuốt trửng, bỏ lại chung quanh những nghi vấn, tưởng tượng.

 

          nhập cư vào xă Phước Ninh

          sát ŕa nghĩa địa u minh hiên người

          hồn, thân chung đụng giọng cười

          tiếng la câu chửi ngược xuôi bềnh bồng

          lần đầu đời, thấy chùm bông

          thơm trên thánh địa đàn ông tôn thờ

          cũng lần đầu được nằm mơ

          thấy con cu-đất phất phơ đứng gù

         (Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ)

 

          Thời tiết bắt đầu lạnh hơn. Độ ấm của chiếu mền, không ngăn được những luồng gió tinh quái, những hạt mưa nghịch ngợm. Ba tôi phải mang tôi đến một địa điểm khác. Nơi chúng tôi ở trọ lần này có vẻ tươm tất hơn. Vẫn giường tre, nhưng được đặt trong nhà, lại nhà trên đàng hoàng. Trước nhà, một mái hiên khá rộng, có cả một cái vơng được móc sẵn. Nhưng tôi thú nhất là khu vườn đầy kín cây ăn quả. Ổi, măng cầu, đu đủ cùng nhiều loại tôi chưa biết tên, xanh ngát chung quanh..

         Nằm vơng là cái thú tôi thích từ thời c̣n ở Tiên Phước, nên không ngày nào tôi quên đu đưa trước hiên. Vườn có nhiều chim. Tiếng hót không lảnh lót, sang sảng như chim rừng, không líu lo, uyển chuyển như chim đồng quê, nhưng vô cùng dịu dàng, nhỏ nhẹ như th́ thầm thủ thỉ. Những con se sẻ ở đây cũng bạo dạn hơn, thân mật hơn. Chúng t́m ăn ngay bên cạnh vơng tôi nằm, đùa giỡn âu yếm nhau một cách tự nhiên. Nhưng ấn tượng đẹp tôi ǵn giữ măi ở nơi cư trú lần thứ hai là những tiếng chuông mơ những mùi trầm hương.

          Không ngày nào tôi không nghe tiếng chuông mơ, vọng từ ngôi chùa lớn phía trong bay ra. Âm thanh của chuông mơ thật kỳ diệu. Đó là những điệu nhạc trầm bổng tha thiết mà ray rứt buồn. Có nhiều hôm tôi nằm gối tay nghe tiếng chuông đến, lảo đảo, xoắn xuưt rồi lưỡng lự bay cao. Tôi lim dim thả hồn theo tiếng chuông, thong thả nhẹ nhàng cho đến khi vấp phải một ḍng mây. Trời thật bao la, thân thể tôi cảm thấy nhẹ tênh, bềnh bồng rơi măi, rơi măi chẳng biết về đâu. Tiếng chuông lại đến, lại mang tôi theo vào một cuộc hành tŕnh mới huyền hoặc, trong suốt. Cứ như vậy, tiếng chuông đến, tiếng chuông đi êm ả diệu kỳ .

          Nhờ mê tiếng chuông, tôi lần vào mái hiên chùa. Tôi lấp ló nh́n những tượng Phật bằng đồng sáng bóng trên các bệ thờ. Hoa sen, trầm hương, ánh đèn hoàn toàn chinh phục tôi. Nhờ đứng ngay dưới hiên chùa. Tôi nghe tiềng mơ rơ hơn. Cốc...cốc...cốc...những tiếng mơ như những giọt nước rơi găy gọn trên một mặt phẳng cứng. Nhịp rơi đều đều, tạo thành những ngắt câu đầy nghệ thuật. Tiếng mơ cũng chen chân bên tiếng chuông một cách ḥa hợp. Tôi cảm tưởng như tiếng mơ đưa tiếng chuông đi một đoạn. Ngân nga giữa âm thanh chuông mơ, giọng tụng kinh vang theo buồn bă lạ lùng. Kinh Phật h́nh như chẳng có tiết tấu nào vui. Tôi chưa biết ǵ về những Sinh Ly Tử Biệt nhưng dễ dàng ch́m giữa nguồn âm thanh bi ai. Nhưng lạ một điều, càng cảm thấy buồn bă, ḷng tôi càng lâng lâng nhẹ nhàng. Giống như nguồn âm thanh kỳ diệu ấy chở được cả thân thể lẫn hồn vía tôi bay cao. Một vài ngày tôi lân la trước hiên chùa một lần. Thuộc mặt cả những lá sứ xanh, những rễ cây gân guốc, không chịu ở yên trong ḷng đất. Thời bấy giờ tôi chưa biết tên ngôi chùa do kiến trúc sư Đặng Cao Đệ vẽ kiểu này. Cũng chưa biết tên ngôi chùa đă ra đời sớm hơn tôi 7 năm. Và năm 1934 đó, những bàn tay nào đă chung sức dựng nên nơi tôn nghiêm này. Tượng Đức Phật Thích Ca ngồi kiết già, cao đến 1.10 mét đă có từ bao giờ ? Có cùng thời với hai tượng đồng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí ? Ngoài những danh xưng Tỉnh Hội, Pháp Lâm, ngôi chùa c̣n những phương danh nào ?. Thời đó tôi cũng không hề biết, sau này tôi có nhiều dịp được đứng cúi đầu trước Phật nhiều lần vào các hoàn cảnh khác nhau.

 

          Chùa Tĩnh Hội nằm trên đường Sabiella (năm 1954 đổi đường Ông Ích Khiêm). Nhưng đi thẳng vào cổng chùa lại là một con đường khác. Con đường rộng, chưa trải nhựa, chưa thấy tên. Nhưng con đường này rủ tôi đi dạo nhiều nhất. Và cũng với một sự cẩn thận, tránh lạc đường, tôi chỉ giữ một hướng đi thẳng. Trong cuộc dạo chơi, tôi gặp được con đường Labbée (được trải nhựa hoàn chỉnh vào năm 1958, mang tên Triệu Nữ Vương). Đây là một con đường cát rất rộng. Đi trên đất cát rất thú vị, nhất là đi chân không. Hai bàn chân ḿnh luôn luôn như có người giữ lại. Một đôi khi có cảm giác như được cù lét. Nhưng vào những buổi trưa nắng nóng hẳn phải có những cảm giác khác.

          Gần giao điểm con đường vào Tỉnh Hội và đường Labbée có một ngôi nhà ngói không lớn lắm, nhưng có lẽ có đông người ở. Trước thềm nhà và ngay trên mặt đường tôi thấy  nhiều thiếu nữ với lối trang phục màu mè, lạ mắt. Họ xinh xắn, lớn hơn tôi độ chín, mười tuổi hoặc hơn nữa. Tôi thấy họ lúc nào cũng cười nói, nhàn nhă nh́n ra đường. Chắc chắn trong tầm nh́n của họ có thoáng thấy một thằng con nít, mặc quần sọt xanh, chiều chiều đi ngang, lấm lé liếc vào. Không rơ v́ sao tôi lại hay nh́n vào ngôi nhà ấy thật. Và không t́m hiểu, nhưng chẳng mấy ngày sau tôi biết nơi đó là cái bordel, một nơi chứa gái. Lính viễn chinh Pháp được lo đầy đủ cả vấn đề sinh lư. Tuy vậy những cưỡng bức t́nh dục không phải là hiếm trong giai đoạn này. Mỗi lần muốn ḍm vào bordel, tôi đều đi ngang qua và gắng đi thêm một đoạn nữa mới quay lui, tự thấy kỳ kỳ làm sao, nhưng lâu lâu lại ṭ ṃ. Đoạn đường tôi đi thêm để giữ tự nhiên dẫn đến con đường tôi đă quen là đường Đỗ Hữu Vị.

 

 

          Những cuộc chạm súng giữa Việt Minh và Pháp vào cuối năm 1952 h́nh như được gia tăng. Ngày ngày tôi vẫn nh́n thấy những đoàn convoi với những chiếc xe GMC nối đuôi nhau chở quân trang quân dụng chạy trên đường Labbée. Những xe tải thương bịt bùng, với hai h́nh thập tự đỏ to tướng được vẽ hai bên hông cũng lưu hành rất tấp nập.

          Một buổi tối ba tôi bảo:

          - Má sắp dẫn chị và em con về. Sáng ngày mai chú Diên sẽ đến đưa con  về quê để chờ đón má. Sau đó cả nhà ḿnh sẽ ra hết đây. Ba bận không về được, con nhớ hối má  về đến quê là lo ra liền đây.

          Tôi hết sức vui mừng. Tôi c̣n được biết những đêm ba tôi bàn chuyện với bác Hội Du và anh Sáu Cấn trước đây chỉ nhằm mục đích nhờ hai người ấy lo t́m cách đưa má tôi sớm hồi cư an toàn. Bác Hội Du, anh Sáu Cấn không rơ thời đó đă trở thành đảng viên cộng sản chưa, nhưng tôi ngẫm thấy họ c̣n rất nhiều t́nh người. Họ là những người tham gia chống Pháp với ḷng yêu nước chân t́nh như đại đa số những người đi kháng chiến.

 

          Tôi đă theo chú Diên về lại Liêm Lạc. Đă gặp lại má, chị Kim Anh và em Lê Hân. Chỉ mấy năm xa cách, má tôi gầy yếu và già đi rất nhiều. Chứng bệnh sốt rét bà nhiễm phải trên chuyến đi tản cư h́nh như vẫn chưa dứt hẳn. Bệnh và buồn v́ trắng tay đă dồn má tôi vào những ngày cuối đời thiếu những nụ cười lạc quan.Chị Kim Anh vẫn vô tư vui vẻ, mới mười ba tuổi nhưng trông chị rất lớn. Em Hân ngày về tới Liêm Lạc là một thằng bé ốm tong teo. Có lẽ dang nắng quá nhiều nên da nó cháy đen. Đầu tóc gần như cạo trọc. Nhưng đôi mắt em linh hoạt và cái miệng luôn luôn cười, ch́a ra cái cằm thật dài, một đặc điểm ba tôi rất thích.

          Má tôi về đến Liêm Lạc khoảng 10 giờ sáng. Chừng hai giờ sau, chú Diên đưa cả nhà chúng tôi ra Tourane. Lần này cùng đi c̣n có thằng Tiên, con chú Diên và thằng Chưởng, con chú Tham. Chuyến đi bằng xe đ̣ qua ngả cầu Cẩm Lệ.

          Cẩm Lệ nằm cách quê nội tôi chừng năm, sáu cây số. Đường nhựa được đắp cao giữa những đám ruộng lúa. Cây cầu đúc bắt qua sông Cẩm Lệ c̣n vững chắc, nhưng bề rộng rất hẹp. Để xe hai chiều có thể tránh nhau, trong ḷng cầu có xe hai chỗ rộng ra vừa đủ một chiếc xe lớn. Trong ḷng cầu cũng có chỗ dành cho người đi bộ. Khách bộ hành có lẽ cũng khá đông. Ở mỗi đầu cầu  đều có trạm gác. Trạm gác từ hướng Miêu Bông ra là một lô cốt kiên cố. Lính giữ cầu thường thấy là người Ma Rốc. Rất nhiều thêu dệt về sự tàn bạo của đơn vị đánh thuê này, nên tôi đă có một lần toát mồ hôi, khi đi bộ cùng thằng Tiên ra chơi nhà chú Sô, mặc dù tôi là một thằng bé trai.

          Cẩm Lệ là một địa danh quen thuộc của tỉnh Quảng Nam nhờ đặc sản thuốc lá nổi tiếng cả nước. So với Miêu Bông, Thanh Quưt, Cẩm Lệ lúc bấy giờ phồn thịnh hơn, nhờ ngôi chợ khá rộng và không cách xa với Đà Nẵng bao nhiêu. Chuyến xe đ̣ chở chúng tôi, sau khi qua khỏi chợ Cẩm Lệ phải quẹo trái để tránh đến gần phạm vi phi trường Đà Nẵng. Đây là một qui định bắt buộc. Sau khi quẹo trái, chạy phải chạy chừng hai cây số để gặp quốc lộ 1 rồi quẹo phải để đến ngă ba Huế, quẹo phải tiếp để ra Đà Nẵng.

 

          Ba tôi đă thuê một căn nhà nằm trên đường Thống Nhất. Con đường này trước năm 1950 mang tên một vị giáo sĩ người pháp, Linh mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc). Theo lịch sử, ông là người từng thay chúa Nguyễn Ánh kư hiệp ước Versailles năm 1779 với triều đ́nh Louis XVI. Con đường rất rộng, có thể lên đến chín, mười thước. Mặt đường nhựa bóng đen và bằng phẳng. Nhà chúng tôi thuê ở gần một cái dốc cao, được gọi là dốc Cầu Vồng.

          Một bên chân dốc, đường Thống Nhất đổ xuống gặp con đường Edouard de L’Horlet, tạo thành một ngă tư. Tại ngă tư này có một cái giếng gạch bị bể miệng, nên được gọi là Giếng Bể.  Giếng Bể nằm bên trái đường Edouard de L’Horlet, hướng ra băi biển. Nếu kể từ ngă tư này lên đỉnh dốc, nhà chúng tôi ở vào vị trị một phần ba đoạn dốc, về phía bên phải. (Đường Edouard de L’Horlet được đổi thành đường Khải Định vào năm 1954. Và sau 1975, tên Khải Định bị xóa, con đường mang cùng tên với đoạn nối dài: Ông Ích Khiêm)

          Ở chân dốc bên kia, đường Thống Nhất chạy song song với thành rào sân vận động Chi Lăng nằm bên phải, rồi gặp đường Yersin, tạo thêm một ngă tư. Bắt đầu từ ngă tư này, chạy xuống bờ sông, hai bên đường Thống Nhất có những cây kiềng kiềng rất cao lớn, được trồng cách khoảng đều nhau, đem lại cho con đường nhiều bóng mát. Một địa điểm cũng nên biết, cách ngă tư này không xa, nằm phía bên phải con đường, là một căn nhà rộng mái tôn. Đây có lẽ là cái bordel lớn nhất của thành phố Tourane. Người-đẹp-thanh-lâu ở đây có thể lên đến cả trăm không chừng. Bởi nhiều lúc, tôi thấy có hàng năm, bảy chiếc GMC đổ lính Pháp xuống đây. Minh hoạt lại cảnh xưa của dốc Cầu Vồng sẽ thiếu sót, nếu quên nhắc đến con đường sắt chạy xuyên qua đỉnh dốc. Con đường sắt này thời tôi ở gần, có xảy ra một vụ tàu hỏa cán người thật bi thảm. Đó là một người đàn ông đi t́m cái chết v́ t́nh yêu. Tôi không dám chạy đến xem, nhưng nghe nói trái tim người si t́nh ấy, khi chết, rớt nằm trên tà vẹt vẫn không ngớt co bóp.

 

          Trở lại ngôi nhà thuê của chúng tôi. Đây là một căn nhà ngang, gần như dính liền với ngôi nhà chính. Có một vuông sân cát chung. Nghiệp chủ là một người đàn ông tuổi trạc ba tôi, ở không, chuyên mặc bà ba trắng và ăn trầu thường xuyên. Ông có tên là Bính Bơn, nhưng mọi gọi thường gọi là ông Cai.

          Thành viên gia đ́nh chúng tôi lúc này gồm: ba má, chị Kim Anh, tôi, em Hân, thằng Tiên và thằng Chưởng. Hai đứa em họ này theo học thêm cùng ba tôi. Má tôi đang ở trong thời kỳ dưỡng bệnh. Ba tôi đă trở lại công việc kế toán tại ty Ngân Khố. Chúng tôi đều đă đến trường.

          Xóm Cầu Vồng cũng là một xóm nhà lá, qui tụ một số láng giềng đặc biệt tôi chưa quên. Chênh chếch sau lưng nhà ông Cai là chỗ ở của một cô gái rất đẹp. Đương nhiên cô ở cùng gia đ́nh. Cô khoảng hai mươi tuổi, lớn hơn cả chị Kim Anh. Tôi chưa bao giờ được biết tên, chưa bao giờ được nghe tiếng nói, giọng cười, ngoài những lúc nh́n khuôn mặt rất thánh thiện của cô đi trong con hẻm bên hông nhà tôi ở. Cái nơ đen giữ gọn chùm tóc cô bỏ thơng ngay sau gáy là một h́nh ảnh khiến tôi nhớ hoài. Cô đi làm có xe hơi đưa đón, điều này nhiều lần tôi để ư, và một đôi lúc băn khoăn, không biết cô làm nghề ǵ ở đâu. Chỉ vậy thôi.

          Người tôi c̣n nhớ thứ hai cũng là một cô gái. Cô gái này khác hẳn với cô kẹp nơ đen. Cô nói năng, đi đứng linh hoạt hơn nhiều. Và lối ăn mặc của cô cũng tạo được sự chú ư của nhiều người. Cô cũng đẹp và trẻ, cô không ở tại bordel, ở nhà riêng, h́nh như một ḿnh, và cô sinh sống với cái vốn quí giá nhất của cô. Có lẽ tôi sẽ không nhớ đến người thiếu nữ này, nếu không có một trận đánh ghen vào khoảng mười giờ sáng trong một ngày rất đẹp trời. Tôi đă nh́n thật rơ khuôn mặt người thanh niên tóc uốn quăn, từ nhà cô, bị bà vợ, nắm ngực áo dẫn ra. Anh chàng là một tài xế, xe c̣n đậu lưng chừng dốc. Cuộc đánh ghen đă dứt, không hiểu sao tôi cứ nh́n qua nhà của người vừa bị bắt tại trận, với vô cùng ái ngại, băn khoăn.

          Người tôi chợt nhớ tiếp theo, không phải bà tráng bánh ướt gần nhà tôi thường qua mua, mà là ông thợ giặt ủi cho người Pháp. Ông làm việc tại một nhiệm sở nào đó, không nhận đồ giặt ở nhà, nhưng lại đặc biệt nhận giặt ủi những chiếc áo dài trắng của ba tôi. Chạy qua chạy về, giao rồi lấy, tôi thành thân thiện với ông thợ giặt. Ông cũng quí tôi lắm. Những lát bánh biscuit to, dày và mằn mặn của Pháp do ông lấy về, cứ tuần tự đi vào bao tử tôi, có ngày không chạy qua nhà ông được đă thấy nhớ.

          Người đàn ông thứ hai đang chờn vờn trước mặt tôi, không ai khác hơn là ông “Cai...dù”, phương danh này thằng Tiên thường dành cho ông. Ông Cai không biết có dù thật hay không, nhưng ông rất khó tính. Ông từng nắm chổi lông gà rượt chúng tôi chạy có cờ. Nguyên nhân khá giản dị, vào nhiều buổi trưa, trong khi mọi người nằm nghỉ, chúng tôi ngứa chân, mang bóng ra sân cát nhà ông Bính dợt. Phải công nhận rằng đá chân trần trên cát thật là thú vị. Tha hồ sút không phải lo cho cái má bàn chân. Chúng tôi có bốn đứa: Hân, Tiên, Chưởng và tôi, đủ cho hai đội. Lúc mới nhập trận, chơi rất giữ ǵn, hạn chế tiếng động. Nhưng sau những lần mở tỷ số, hăng say quên cả trời đất. Cát bay mù mịt vào tận nền nhà, thế là...ông Cai Bính vào cuộc. Trận đá bóng của chúng tôi đương nhiên phải tạm dừng. Tôi  xoay ngay một tṛ chơi ǵ đó, c̣n thằng Tiên nhất định t́m cách chơi lại ông Cai. Cái cách của nó, tôi không đồng t́nh, nhưng nhiều lần không cản kịp. Ông Bính có nuôi một hồ cá mắt lồi, ba đuôi rất đẹp. Hồ cá được chưng trên bàn giữa nhà trên. Thằng Tiên đă hơn vài lần lén tḥ tay vớt ra một con cá xấu số để ngay trên mặt bàn, rồi tỉnh bơ chạy đi chỗ khác. Ông Bính không hề biết nguyên nhân, đi ra đi vào hồ nghi, không hiểu làm sao giống cá hiền lành yểu điệu như vậy lại có thể phóng ra ngoài. Thằng Tiên rất nghịch, trái lại thằng Chưởng rất hiền, có lẽ nó là đứa được ông Cai dành cho những cái nh́n dễ chịu nhất.

 

          Giai đoạn ở nhà thuê bên dốc Cầu Vồng của chúng tôi bất ngờ chấm dứt. Ba tôi đă t́m được một chỗ ở rộng răi hơn và riêng biệt hơn chút ít và cũng không xa nhà ông Cai bao nhiêu. Chiều dài ba tôi phải đi bộ đến sở cũng có nhiều thay đổi. Tôi xin nhắc Ty Ngân Khố Đà Nẵng nằm ở ngă ba Thống Nhất và Galliéni (sau 1956 đổi thành đường Yên Báy, đến nay). Ty Ngân Khố, ngôi nhà mang số 1 này, về nhiều năm sau, tôi có một thời lui tới để giúp ba tôi đánh máy những bilan về ngân sách thành phố.

          Chỗ ở mới của chúng tôi nằm trong một con hẻm, cách mặt đường Edouard de L’Horlet chừng bốn chục thước. Đây là một chỗ năm, sáu nóc gia cùng hướng về một cái sân chung. Tôi lại có một bác xích lô khác làm láng giềng. Chú Mới. Tôi quen gọi như vậy. Chú Mới vui tánh và cần mẫn làm việc. Vợ chú cũng chẳng ở không. Bà đi buôn bán một cái ǵ đó, cả ngày. Một gia đ́nh khác trong túm nhà lá của chúng tôi làm nghề...bán đậu hũ. Chúng tôi rất thường là những khách hàng cuối ngày của bà. Vừa bán vừa đăi, bà luôn luôn vui vẻ. Tính hiền hậu của bà làm cho những chén đậu hũ ngọt thêm lên. Một gia đ́nh khác tôi khó quên xuất thân từ xứ Huế. Những cái giọng trọ trẹ lúc đầu khó nghe cũng dần dần quen tai. Sát trước mặt nhà của gia đ́nh này, nghĩa là cũng ở trong vuông sân chung, chủ nhà dựng một cái trang thờ  vắt vẻo trên đầu một trụ gỗ, cao quá tầm đầu người lớn một chút. Trên trang thờ luôn luôn có chuối, hương và h́nh như một con ngựa gỗ nhỏ. Mỗi tuần ít lắm cũng một lần, tôi được chứng kiến cảnh nhảy múa, lên đồng rộn rịp diễn ra. Những người cúng lễ, cùng những kẻ ṭ ṃ như tôi vây quanh thành một ṿng tṛn. Tiếng đờn c̣ và những tiếng gơ nhịp thu phục tôi dễ dàng. Nhiều lúc tôi lấn vào xem ngay từ những phút đầu. Hoạt cảnh lặp lại thường là: một người ngồi bệt xuống đất, đầu đội một tấm vải đỏ, trùm kín cả mặt trong tư thế bất động. Tiếng nhạc được trổi lên trong mùi hương trầm, chẳng bao lâu người trùm khăn bắt đầu chuyển động. Tấm vải đỏ rớt ra, và những nhịp múa bắt đầu ăn theo điệu nhạc vô cùng hấp dẫn. Sự kết hợp giữa điệu bộ và âm thanh rất nhịp nhàng. Những điệu nhảy tối tân của Âu Mỹ sau này, theo tôi cũng na ná như những điệu chầu văn một thời tôi thưởng thức. Âm nhạc nào cũng cái hồn riêng của nó. Sự lắng ḷng cảm nhận mới là một vấn đề quan trọng.

         

          Ngày tháng của Tourane có đủ mưa, đủ nắng. Tôi lớn theo từng ngày. Không cố t́nh chắt chiu, nhưng mỗi ngày tôi giàu thêm kỷ niệm. Làm sao có thể quên những buổi trưa, cả đám ba, bốn thằng nhỏ, thả bộ ra tuốt băi biển. Chẳng phải chỉ để tắm mà c̣n để giải quyết những chất thừa cặn trong bao tử. Băi biển Thanh B́nh lúc bấy giờ có một vạt dương liễu rất đẹp. Cây cao, bóng mát, gió biển nồng nàn. Giữa cái thiên nhiên như vậy mà tĩnh toạ hưởng cái khoái thứ tư của tứ khoái th́ c̣n ǵ bằng. Thằng Chưởng, thằng Tiên sau khi nhẹ bụng, thường rủ tôi lẻn vào xem những con dê của một người Chà Và nuôi cung cấp sữa cho thị dân. Ông Chà Và ở đây chắc không phải là hậu thân của quan Tô Vũ dưới triều Hán Vơ Đế bên Tàu. Hồi xửa hồi xưa ấy, ông Tô Vũ lănh trách nhiệm đi sứ sang xứ Hung Nô. Nhờ tài diễn thuyết ông được chúa Hung Nô chiêu hàng, nhưng không thuận. Ông bị giữ lại và bị bắt buộc phải chăn dê gần hai mươi năm. Ông Chà Và ở Đà Nẵng lúc bấy giờ là một người gốc Ấn Độ lưu lạc sang Việt Nam từ bao giờ, tôi không rơ. Bầy dê của ông Chà Và không đông lắm, chỉ chừng 20 con. Trong đám sĩ số này có một con chúng tôi rất thích. Đó là con có một chùm lông bên dưới mồm. Chùm lông dài hơn một gang tay, hơi quặp ngược vào phía cổ. Con dê này có vẻ rất ham chơi, hắn thường lăn xăn chạy chỗ này, chỗ khác, lâu lâu lại hát mấy tiếng “be he be he”. Đă vậy, hắn thường cứ chồm hai chân trước lên lưng các con khác mà chọc phá. Chúng tôi xem dê thường là xem cái chỗ này.

 

          Xem dê chán, chúng tôi xuống giỡn sóng. Băi cát biển Thanh B́nh rất rộng. Có một loại cây ít lá, cao không quá đầu gối thường nở hoa bằng hàng chục cọng xanh tua tủa. Những cọng màu xoè ra tṛn như một trái bóng. Chúng tôi thường thả trên cát để gió thổi chạy rồi chạy theo. Những con c̣ng nhỏ với những cái chân rối rít quơ quào những trên mặt cát ướt, cũng là bạn chơi của chúng tôi.

          Ngoài những buổi trưa, chúng tôi c̣n ra biển vào những buổi sáng sớm hoặc những lúc xế chiều, tùy theo hứng thú. Thời điểm này, người Pháp có mặt tại Tourane rất đông. Biển Thanh B́nh cũng là một băi tắm của họ. Chúng tôi chưa tới tuổi thưởng ngoạn những vưu vật kỳ quí nhưng không dại ǵ bỏ qua.  Những tinh ranh vặt mỗi ngày một phát triển. Biển Thanh B́nh c̣n cho riêng tôi rất nhiều kỷ niệm trong năm tháng tiếp theo.

 

          ...

          Chân trời trong giấc chiêm bao

          phủi tay tạm gửi mộng vào hư không

          quay lưng ra biển đuổi c̣ng

          vấp đàn nghêu-trắng im hong nắng trời

          cột-buồm đội vải ra khơi

          giở mũ cối đội hương đời chênh vênh

          (Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ)

 

 

          Ngày tháng cư ngụ bên đường Edouard de L’Horlet, không chỉ đơn giản như tôi vừa lược kể vội vàng. Thời kỳ này tôi đă lớn khôn nhiều, đă theo học tại trường tiểu học Hoàng Diệu. Một số khuôn mặt mới đă xuất hiện trong gia tài bằng hữu của tôi. Những Phạm Bá Vui, Hồ Văn Ân, Nguyễn Văn Chua, Trần Văn May, Trần Công Viên, Nguyễn Chí Thiệp, Thung Coco, Qui Noir, Denis Francois, Vơ Văn Măi, Sang Da Rắn, Nguyễn Văn Phụng...Đông lắm. Nhiều lắm. Có cả đám con gái như con Lai, con Sương, con Tuyết...Đều là những bà chị của tôi cả, nhưng thỉnh thoảng cũng có những liếc mắt, những thoáng suy nghĩ vớ vẩn.

 

          Trường tiểu học Hoàng Diệu nằm trong sân chùa Hải Châu. Trường gồm hai dăy nhà lợp tôn, vách phên, nghèo nàn. Thầy Trịnh Thể, một nhân sĩ, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng làm  hiệu  trưởng. Lúc  bấy giờ tôi mới ngồi ở lớp Nh́, nên

 

 

chưa được sự giảng dạy của thầy. Trong hai năm lớp nh́ và lớp nhất tôi học cùng thầy Kép, thầy Ấm Kiện con quan Hường Đạm và thầy Dương Quang Tiến. Họ là những người tôi kính quí cả đời. Ngay lúc này, mười hai giờ, ba mươi mốt phút, ngày thứ Sáu, hai mươi lăm, tháng mười một, năm hai ngàn lẻ năm, tôi như c̣n nghe rơ giọng giảng bài của thầy Kiện qua một đoạn văn của nhà văn Hoàng Đạo.

         Thầy đi lên đi xuống giữa hai dăy bàn gỗ, để làm rơ nét h́nh ảnh Duy, một nhân vật trong Con Đường Sáng, vào một buổi mai, sau khi “đẩy mạnh hai cánh cửa sổ” để thưởng thức một buổi b́nh minh với hương hoa cau...lắng nghe “vài con chim sâu gọi nhau trong cành tử vi” và nh́n những con chim đùa vui mà những đường bay cũng phơi phới như tâm hồn một người vừa cảm nhận được sự vui vẻ. Đoạn văn tả cảnh tả t́nh rất

 

 

đẹp, và qua giọng thầy, tôi như thấy được cái ánh nắng trong câu văn vàng ửng đến bây giờ. (ghi chú: những chữ nghiêng là nguyên văn của nhà văn Hoàng Đạo).

          Thầy Tiến giúp đám học tṛ chúng tôi tiến bộ trong môn toán. Chắc chẳng đứa nào trong chúng tôi quên những giờ ‘toán chạy’ thật sinh động. Tôi nghĩ chưa chắc những học sinh trường khác, nơi khác, biết đến từ ‘ toán chạy’ của thầy. C̣n thầy Kép ? Với hai vạt áo dài đen đạo mạo, cùng sự từ tốn khoan dung mà thầy thường che chở những nghịch ngợm dễ thương một thời, không phải là không cần thiết. Bè bạn ta ơi, giờ đang ở những đâu  Giữa cuộc sống lặng lẽ trừ dần lượng tuổi chúng ta, có bao giờ tưởng nhớ ? Ta đang chờ điện thoại của Trần Công Viên, từ San Jose. Ta đang đợi email của Nguyễn Văn Phụng, từ North Carolina. Ta đang đợi thư của Phạm Bá Vui, từ Sài G̣n...để tin cùng quí bạn: Qui Noir, thằng bắn bi bách phát bách trúng ngày nào, vẫn kể cùng ta chuyện cái hồ, cái ḥn non bộ cùng đứng trong sân chùa Hải Châu. Ta cũng không quên cho các bạn biết thằng Trần Công Viên vẫn nhớ đầy đủ ba ngă đường dẫn vào trường cũ. Một ngă ra đường Francis Garnier, có rạp ciné Lydo... (Lê Lợi ngày nay). Một ngă ra đường Rue de la République có nhà Lê Văn Tập... (Hùng Vương ngày nay). Một ngă ra đường Rue du Cimetière dẫn đến... mả tây (Trần B́nh Trọng ngày nay). Cả ba ngă đều là những con hẻm, chằng chịt nhà hai bên thân thương, ấm áp lạ lùng. Ta sẽ giới thiệu ngay dưới đây tấm ảnh chụp năm 2002. Khuôn viên ngôi trường chúng ḿnh giờ chỉ là

 

 

đất trống, để đố Phạm Bá Vui, từ chỗ nào bạn rủ ta đi coi tây đầm “xích xích” (danser) ? Chỗ nào chúng ta giấu banh để chiều về mang ra băi than trước Bảo Trợ Nhi Đồng ? Ta đă từng bị mất áo chemise v́ nghe lời xúi của thằng Hồ Văn Ân, cởi ra làm trụ gôn, phải ở trần đi về, các bạn ta có nhớ ? Tội cho Tôn-Sĩ-Nghị-Nguyễn-Văn-Chua đă hết nh́n đời, dù chỉ nh́n bằng một mắt. Ta vẫn nhớ cái Bến Mía dưới Quai Courbet (Bạch Đằng ngày nay) nơi nhà Chua đón chúng ta vào ngồi hít gió sông. C̣n những ai, những ai đă ra đi ? Một Tuyết ung thư, một Denis Francois mất hút...Thế hệ Hoàng Diệu 52-54 đâu phải những tay vừa...

 

 

          Tôi từ từ lớn lên trong ḷng Tourane sau những giờ ngồi thi trong Trường Nữ Tiểu Học. Cái trường bề thế, to lớn quá chừng chừng. Ba má chúng tôi lại dọn nhà. Ghê chưa, măi đến bây giờ mới có một vuông sân riêng, nhưng vẫn là nhà thuê của chú Diên. Tôi đă phải xa cái sân chật chội trước rạp hát bộ Vĩnh Lạc (sau này là rạp chiếu phim, lần lượt thay tên Olympic, Tân Thanh, Cinéma Chợ Cồn...). Một cái sân quanh năm có Bầu, Cua, Cá, Cọp để tôi ngồi chồm hổm xem thiên hạ, thua tiền,chung tiền chờ giờ vào “xem thả cửa”. Tôi đă phải xa cái cồn đất cao, nơi ngày ngày tôi theo chân mọi người lên bón phân cho đất. Cồn đất nằm trước Kho Đạn. Diện tích rộng hơn cái sân bóng đá. Không có đường lên Cồn nhưng có hàng trăm lối ṃn bởi những bước chân cư dân ở gần. Trên cồn không có cây cao, nhưng nhiều bụi rậm. Cái nhà vệ sinh lộ thiên, công cộng này hiện nay là Chợ Cồn. Tôi cũng chẳng c̣n giờ cơng em Hân, đứng lóng ngóng trước Sân Chi Lăng, cùng đám con anh Kiều Kiểm, chờ bất kỳ ai, vui vẻ ch́a tay cho nắm, hoặc dễ tính không gạt ra, khi nắm đại tay họ để vào cửa.

 

          Một cấp học vấn cũng đi qua. Con đất Thuận Thành đóng góp không ít những thay đổi trong tôi. Tôi đă bớt ham chơi. Thằng Tiên, thằng Chưởng lúc này không c̣n ở với chúng tôi, nên những buổi đi lùng t́m nắp ken (một loại nắp đậy chai bia) để đánh tán, gần như bỏ hẳn. Tṛ chơi bắn dây thung cũng cáo chung. Để lấp vào những khoảng trống này, tôi học chơi đàn guitar qua hướng dẫn của anh Nguyễn Văn Đài, một người anh và cũng là một người bạn mới. Cũng xin ghi chú, tôi đă chơi mandoline rất khá. Tôi là con thứ 13 của ba tôi, nhưng là con trai đầu của má tôi, nên rất được bà cưng chiều. Sắm được hai cây đàn, tôi tiêu pha thời giờ vào khoản âm nhạc rất nhiều. Nhưng chuyện đàn địch của tôi cứ măi ở tŕnh độ cà rịch cà tang với những nhạc phẩm Dư Âm, Dứt Đường Tơ, Chàng Đi Theo Nước, Khúc Nhạc Tương Tư, Đường Chiều, Bến Cũ, Thoi Tơ...Ấy thế mà tôi c̣n dám ‘viết’ cả nhạc nữa đấy dù chưa biết một chút ǵ về nhạc lư. Dĩ nhiên những bài nhạc tôi viết có tuổi thọ được ba mươi phút, hay một giờ, tùy theo thời gian tôi ‘ôm đàn’. Tôi vẫn tiếc, giá như ngày ấy có một ông nhạc sĩ nào đó hướng dẫn, hoặc học hàm thụ ở đâu đó, có thể tôi đă làm nên cơm cháo với bộ môn này.

         Ngoài việc học đàn linh tinh, tôi c̣n theo học một khóa đánh máy chữ ‘dix doigts’ đàng hoàng ngay khóa đầu tiên của ông Nguyễn Trúc, mới khai trương trên đường hẹp Rue de Huế (năm 1958 con đường này được mở rộng lấy tên Lư Thái Tổ, không rơ ngày nay c̣n mang tên này không). Hồi nhỏ học ‘10 ngón’ nhưng bây giờ. lại chuyên nghiệp ‘nhất dương chỉ’. Và cái “chỉ” độc nhất này là  cây bút ch́ có cục tẩy. Đi học đánh máy gây cho tôi tạo cho tôi nhiều dịp mất hồn. Giờ học không nhất định, và không hiểu làm sao trong ba tháng cứ hay rơi vào ban đêm. Con đường từ nhà tôi ở đến trường rất xa nhưng vẫn phải lội bộ. Đoạn rùng rợn nhất từ cuối (hay đầu ?) đại lộ Boulevard Clémenceau (được đổi thành đường Quang Trung từ năm 1955 đến nay) nối dài về nhà tôi. Đây là một đoạn đường chưa được trải nhựa mang tên Trần Cao Vân từ năm 1952 đến ngày nay. Lúc bấy giờ đoạn đường chưa có nhà cư dân. Một bên là vách thành rào của một khu cư xá, h́nh như dành cho ngành hỏa xa, một bên là đất trống. Trên phần trống này, trước đây có một đoạn, lính Pháp thường đóng những nhà dù để dưỡng quân. Những ngọn đèn đường vàng úa không đủ sức toả sáng, đêm nào khi về đến đoạn này, tôi cũng phải cắm đầu chạy hơn một cây số mới đến nhà, hụt hơi. Tuy vậy, đoạn đường này sớm thân thiết với tôi.

          Để đến hiệu sách Ngày Mai trên đường Trần Hưng Đạo (Nguyễn Thái Học ngày nay), tôi thường sử dụng một lộ tŕnh khá dài. Từ Trần Cao Vân, tôi quẹo phải qua Rue Edouard de L’Horlet (Ông Ích Khiêm) rồi đi thẳng và quẹo trái qua Rue De la République (Hùng Vương), tiếp tục đi thẳng, lại quẹo phải qua Rue Galliéni (Yên Báy ngày nay) một đoạn ngắn và quẹo trái để gặp Trần Hưng Đạo. Đường Trần Hưng Đạo dài chưa quá 300 thước. Hiệu sách Ngày Mai nằm gần đầu đường, cạnh nhà thằng Thung Coco, bạn tôi. Tôi đă bắt đầu dành tiền ăn sáng để khuân về nhà các pho sách trinh thám, kiếm hiệp như Vết Tay Trên Trần, Đảng Đầu Lâu Máu, Đảng Ó Biển, Đảng Sọ Người, Đảng Huỳnh Long, Hiệp Sĩ Mù, Độc Cước Đại Hiệp...Tôi đọc say mê và suưt trở thành... họa sĩ v́ rất thích thú với những mẫu b́a sách. Tôi mua giấy croquis về cặm cụi vẽ lớn những con tàu, những hiệp sĩ mang súng, mang gươm...treo đầy vách tường nơi bàn học của ḿnh. Chị Kim Anh thỉnh thoảng khen vài câu khiến tôi càng tự phụ. Tôi nghe nói, vân trên đầu mỗi ngón tay nếu xếp bên nhau thành một ṿng thật tṛn, đó là hoa tay. Những người có hoa tay, viết chữ và vẽ đều rất đẹp. Tôi săm soi bàn tay tôi, thấy trên mười ngón tay ḿnh có đến 9 cái hoa vân như vậy, ngoại trừ ngón út ở bàn tay trái.  Rất tiếc, măi đến cuối đời tôi cũng chỉ là một người có nét chữ đẹp mà thôi.

          Một trong những lần đi mua sách, khi vừa rẽ qua đường Edouard de L’Horlet không lâu, tôi phải dừng lại trước một rào chắn ngang đường để đợi một mấy toa tàu lửa đi qua. Nh́n vào trạm gác tàu tôi nh́n thấy một thằng bé, trạc tuổi tôi, đang mải mê viết ǵ đó trên cánh cửa. Nét phấn trắng tuy nổi ǵữa màu cửa xanh, nhưng đứng khá xa tôi không nhận được mặt chữ. Thằng bé bất ngờ ngó ra, bắt gặp tôi. Nó mỉm cười ngoắc tay gọi. Trên cánh cửa, cả hai mặt, dày đặc những câu thơ. Lục bát, ngũ ngôn, bảy chữ...đều là thơ hay. Thằng bé hỏi tôi có thích thơ không, tôi gật đầu. Tôi quen biết Phan Chánh Dinh từ đó. Những câu thơ trên cánh cửa không hoàn toàn của Dinh, nhưng đă đánh thức cái tṛ chơi thơ đang ngủ quên trong tôi.

 

 

         Thành phố Tourane càng ngày như càng nhỏ lại hay v́ tôi mỗi ngày một biết thêm ra một chút. Tôi đă tập đi được xe đạp, bàn chân như có cánh. Tôi cũng đă một ḿnh leo lên xe Vàng (một loại xe buưt được sơn một màu vàng) để đi đây đi đó. Tôi lang thang nhiều nơi, đến Quảng trường Con Gà (Đài chiến sĩ trận vong 1914-1918, sau bị phá, làm chợ Vườn Hoa), đến cả cầu De Lattre de Tassigny... để rồi đêm đêm về nằm bên cửa sổ nh́n ra cây thầu đâu (có người gọi sầu đông) bên góc sân, dần dần lùn xuống v́ bóng  tối. Sóng và gió biển len lỏi vài giấc ngủ tôi. Một chặng đời thật đẹp.

 

          Những tháng năm tiếp theo, chúng tôi lại đổi chỗ ở. Ba má chúng tôi đă mua được nhà, được đất trong cái eo hẹp tài chánh của họ. Vách ván mái tôn che chở chúng tôi cho đến khi trưởng thành. Thời gian nối tiếp này, có thể tôi cũng sẽ kể lại ở những trang sau, dù nội dung vẫn nhợt nhạt tính chất nghệ thuật. Viết về một chặng đời, viết về cái tôi của ḿnh tưởng như dễ, hóa ra cũng có khá nhiều khó khăn. Không hư cấu, không cường điệu, khuếch đại, nhưng làm sao nhớ hết, lượm đủ những kỷ niệm để cuộc triển lăm không đến nỗi quá nghèo nàn, đơn điệu. Tôi dặn ḿnh hăy cố gắng và đừng bỏ ngang cuộc chơi không mang lợi ích ǵ cho ai này. Cảm ơn tôi một tiếng cho lên tinh thần.