Nguyễn Nam An

Thao Thức Những Chặng T́nh

 

 

  Khánh Quân

 

 

 
         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LYour browser may not support display of this image.àm thơ không phải là một cái nghiệp. Danh từ nghiệp ở đây thường được hiểu là cái duyên có từ trước. Nó tách rời danh từ kép nghề nghiệp, để khỏi được xem là công việc chuyên môn trong mưu sinh. Việc làm thơ, có người c̣n cho là nghiệp dĩ. Trạng từ này, chỉ một sự việc vốn đă như thế và c̣n dây dưa khó dứt. Một số người làm thơ cao tuổi, thường hănh diện dùng hai từ này. Họ ngầm xem ḿnh có sứ mệnh với thi ca, luôn tiện biện minh cho việc ghiền làm thơ của ḿnh.

          Làm thơ cũng không là thú tiêu khiển. Dĩ nhiên cũng có  một số người, dùng vần điệu của ngôn từ,  để khuây khỏa một vài nỗi phiền muộn hoặc để giải trí. Những tay chọn chữ, gieo vần này xem thơ  như một phương tiện.

          Làm thơ đúng nghĩa là động tác hít thở trong nhiều chặng đời. Dĩ nhiên, điều này chỉ chính xác với những người đến với thi ca một cách tự nhiên, b́nh thường, nhưng vô cùng thiết tha. Sự hô hấp bộc lộ một cách t́nh cờ, không từ ư định cầu danh, háo danh. Danh xưng nhà thơ hay thi sĩ không phải là phần thưởng. Đó là một góc đời sống của người làm thơ sau khi thi ca phát tiết. Thi sĩ thứ thiệt rất vui được đời gọi tên ḿnh đi sau một trong hai danh từ đó. Nhưng rất ít người tự xưng. Nguyễn Nam An là một trong những người có động tác hít thở kỳ diệu này.

      

          Nguyễn Nam An được sinh tại thành phố Đà Nẵng, thời c̣n trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Với tên thật Lê Văn Mùi, anh vào trường Nam Tiểu Học, hết lớp qua Phan Châu Trinh. Một ngôi trường đă cung cấp cho văn giới một số cây bút như Lệ Hằng, Trịnh Thị Diệu Tân, Ái Hoa. Đynh Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, Nguyễn Nho Sa Mạc, Phan Duy Nhân, Huy Giang, Phan Nhật Nam, Lê Hân, Phạm Vũ Thịnh, Đỗ Hùng, Vương Ngọc Long, Trần Gia Phụng, Nguyễn Đức Cung, Vũ Ngự Chiêu... Nguyễn Nam An rời trường vào tháng 3-1973 để trở thành một khinh binh trong cuộc chiến chống màu cờ đỏ.

         

          Anh bắt đầu làm thơ sau khi định cư tại Hoa Kỳ, từ  tháng 4-1975. Thơ anh góp hơi làm phong phú bộ môn thi ca, cho các tạp chí: Nhân Văn, Việt Chiến, Việt Nam Hải Ngoại, Hợp Lưu, Văn Học, Văn, Phố Văn, Thế Kỷ 21, Thư Quán Bản Thảo... và nhiều trang web. Anh đă xuất bản các tác phẩm: Tôi Chim Ngủ Đậu Cành Xanh (thơ, Nhân Văn, 1996), Thức, Buồn Chi (thơ, Nhân Văn, 1996), Biển Thuở Chờ-Ai (thơ, nxb Văn, 2000), TiCi (thơ, Tân Thư 2000), Hóa Ra Lần Cuối Em Buồn Nghỉ Chơi (thơ, Tân Thư, 2003), Tiểu Triệu Minh (tập truyện, Quyên Book USA 2005). Ngoài bút hiệu Nguyễn Nam An, Lê Văn Mùi c̣n dùng tên An Phú Vang cho nhiều sáng tác của ḿnh, kể cả tập truyện đầu tay.        

          Tính đến hôm nay, tháng 5-2010, đă qua 5 năm, Nguyễn Nam An chưa có thêm sách phát hành. Nhưng anh vẫn viết đều. Bạn đọc vẫn thích thú đến cùng thơ anh.          

Với giọng thơ  dí dỏm, tháo mở những cảm xúc chân t́nh, tự  nhiên, Nguyễn Nam An có phong cách khá lạ trong cơi thơ giàu vần điệu. Điều này đă giúp anh, tạo hứng cho một số ng̣i bút thành danh, an tâm nhận xét về thơ anh. Những chân dung văn chương này gồm Khánh Trường, Hoàng Mai Đạt, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Khởi Phong, Thảo Trường, Tưởng Năng Tiến, Trần Hoài Thư, Nguyễn Vy Khanh... Họ đúng là loại chén kiểu cả. Chọn ai phát biểu của về thơ Nguyễn Nam An cũng lư thú. Tuy vậy, tôi có hơi ăn gian, khi lựa những ḍng ngắn gọn nhất để gơ:

         

          “... Nguyễn Nam An không xử dụng những kỹ thuật trúc trắc, để diễn tả những tâm trạng trục trặc - như thường thấy ở những người làm thơ cùng thời. Thơ của Nguyễn Nam An hiền như đất, lành như rau, thường đẹp như những đóa hoa đồng nội, và luôn luôn đầy ắp những cảm xúc b́nh thường: t́nh hoài hương, t́nh bạn thời thơ ấu, t́nh chiến hữu của những ngày c̣n binh lửa, t́nh bằng hữu, t́nh yêu ...”

                   Tưởng Năng Tiến

         

         Quả thật tác giả Cuộc Chiến Chưa Tàn (TNT), đă nêu gần hết cái tinh khôi trong thơ Nguyễn Nam An. Cũng may ông chưa cụ thể hóa bằng dẫn chứng, nên hôm nay, tôi c̣n có cơ hội lang thang trong cơi thơ “hiền như đất, lành như rau”. Và để tiện bước, tôi xin đi theo dẫn dắt của ông thường-dân-Tiến qua từng chặng thơ.

         

          Quê hương, nếu hiểu theo nghĩa thông thường là nơi chốn ra đời, chỗ chôn nhau cắt rún (rốn), th́ hai câu thơ  ... Quê hương mỗi người chỉ một / như là chỉ một mẹ thôi...” của thi sĩ Đỗ Trung Quân thật thấm thía. Nhưng nếu trưng dụng những h́nh ảnh đă tạo nên t́nh cảm, kỷ niệm, cụ thể như con diều, chùm khế... hoặc bất cứ h́nh ảnh nào khác, để gọi là quê hương, th́ trong chúng ta, một số người có hơn một quê hương. Quê hương có lẽ phải được hiểu: là mảnh đất nuôi dưỡng, tạo nên sự trưởng thành thân xác lẫn tinh thần một con người. Với thế hệ con cháu của Nguyễn Nam An điểm này hẳn chính xác. Nhưng với riêng nhà thơ, quê hương của anh rơ ràng là Đà Nẵng Quảng Nam, là Việt Nam. Nguyễn Nam An chắc chắn cũng không phải sợ “sẽ không lớn nổi thành người” như Đỗ Trung Quân cảnh báo, mới nhớ nhà, nhớ quê. Nỗi nhớ của anh là một t́nh cảm tự nhiên như mỗi một chúng ta, khi lưu lạc xứ người. T́nh hoài hương đó chan chứa trong thơ Nguyễn Nam An ra sao ?

        

         Một đồng dạng trong ḍng thơ gối đầu cỏ hoa, là phác thảo một đôi nét cảnh sắc, để lồng vào đó những xúc cảm thao thức trong ḷng. Độ đậm nhạt của cảnh sắc, nét sống động của nhớ thương, tùy thuộc vào mỗi nhà thơ. Sự khác biệt nhau, ở điểm cân nhắc, điều ḥa nội tâm với ngoại cảnh, của từng thi sĩ. Có nhà thơ giàu có chân dung cảnh vật. Có nhà thơ đậm đà những liên tưởng, gợi mở. Quê hương trong thơ tỉnh, động, theo sự quen tay bố trí ngôn từ. Mỗi người có cung cách riêng. Với Nguyễn Nam An, cốt lơi thơ quê hương của anh, là nhắc lại cho chính anh, những h́nh ảnh đă và đang thở trong ḷng anh. Những đường nét, màu sắc như đứng lại cùng tuổi hồn nhiên, tuổi mơ mộng của một ngày nào. Sự dí dỏm luôn là cái duyên trong thơ Nguyễn Nam An.         

Viết về Đà Nẵng, thành phố nuôi cả thời thanh xuân, Nguyễn Nam An trải nhẹ mấy câu lục bát: 

          thuở ấy Đà Nẵng là đà

           ngó sông thấy núi ngó  phà thấy sông

           ngó em thời đó mênh mông

           những đường áo trắng một ṿng thiết tha

           tuổi mới lớn - lúc này xa”

          

         Tuy chỉ năm câu, Nguyễn Nam An đă giới thiệu được tổng quát, thành phố của anh. Một thành phố có sông, có  núi, có con người. Nhất là dồi dào người đẹp. Cái thú vị đáng nói là cách dùng chữ. Câu  đầu, sự lặp lại từ “đà”, đồng âm, với hai nghĩa khác nhau là một chơi chữ tài hoa. Từ “đà” đầu, một phần trong danh từ riêng, tên thành phố. Từ “đà” sau là một trạng từ, biến âm của từ “đă”, chỉ một sự việc đă đi qua, đă xảy ra trước đây. Câu thơ có nghĩa: “thuở ấy ở Đà Nẵng đă có thể ngó sông thấy núi, ngó phà thấy sông... vân vân... Tác giả cũng xác nhận “thời ấy” là giai đoạn anh mới lớn, mới chớm biết để ư đến những chiếc áo dài, một biểu tượng của nhan sắc trong trắng nữ sinh. Và thuở ấy nay đă xa rồi. Một sự thật được xác nhận rơ ràng, nhẹ ngàng mà âm vang những xót xa nuối tiếc, những ngậm ngùi bất lực.         

          Đọc năm câu lục bát của Nguyễn Nam An, thứ nhất, thấy được sự  thơ ngây thời bấy giờ của anh. Thứ hai, thấy cái tâm hồn phóng khoáng, thanh tao của thi sĩ. Bởi v́, nếu như tôi, khi đă ngó sông thấy núi ngó phà thấy sông, th́ khi ngó em phải thấy một cái ǵ khác, thuận với kỹ thuật của câu trên, chứ không thiệt thà nhắc lại “... thời đó mênh mông / những đường áo trắng một ṿng thiết tha”. Để góp một nụ cười trong khi đọc, xin phép tác giả và bạn đọc cho tôi tiết lộ, cái ǵ khác tôi nói trên, có thể là ‘“ngó em” thấy đám cỏ hồng - thấy con hẻm tối gió bồng bềnh thơ ’. Cũng vần, cũng điệu đề huề lắm, nhưng dĩ nhiên câu chữ, h́nh ảnh, không nhẹ nhàng thanh thoát như thơ Nguyễn Nam An. Xin được nhắc lại, ví dụ này chỉ là ba hoa góp vui thôi.

         

           Ở một bài khác, cũng dành cho Đà Nẵng, mang tên Đà Nẵng, Nguyễn Nam An vẫn tế nhị, giới thiệu một số h́nh ảnh b́nh thường, rất phổ thông trên con đất anh đă sống. Đại loại như hàng kiền kiền, băi cát, trăng sao... Từ những điểm tựa đơn giản, thân quen đó, Nguyễn Nam An t́m thấy lại ḿnh trong tháng năm xưa cũ. Kỷ niệm quả thật đă đi qua, nhưng luôn luôn ngoái lại. Và người làm thơ bắt gặp ở chúng những thao thức, hẹn chờ. Tiếng thầm th́ nhắc nhở của thời gian sẽ hiện dần ra một cách cụ thể, có vóc dáng, nếu đối tượng của chúng biết thể hiện thành những ḍng chữ, những câu thơ. Nguyễn Nam An đă tức tốc thực hiện điều này. Tôi tin anh đă có thể sờ lên được những kỷ niệm, những nhung nhớ đang quảy lật trong ḷng. Cái đạp, cái ngắt véo thân thương ấy hiện ra: 

 

          ai biết em xa theo những cồn mây trắng

          từ anh vào đời Đà Nẵng xa xôi

          Đà Nẵng của tôi nhớ lại bùi ngùi

          lâu, lâu lắm, chưa lần trở  lại”

         

          Trước khi viết, tôi đọc lướt qua hai thi phẩm TiCi và Biển Thuở Chờ-Ai. Tôi nhận thấy, Nguyễn Nam An đang lặp lại nét đặc thù của một số nhà thơ Quảng Nam. Đó là việc dùng địa danh để làm một phần đề bài viết. Điều này chứng tỏ hơi hám của những nơi các nhà thơ đi qua, dừng lại, đều đọng rất lâu trong tâm hồn. T́nh quê hương bắt nguồn từ những cảm t́nh giao ḥa cùng thiên nhiên, đất trời. Một cây cầu, một nhánh sông, một tảng đá... mọi vật đều có hơi thở riêng. Và luôn luôn chực chờ để cùng thở với con người. Người làm thơ là kẻ dễ bắt gặp những nhịp thở rộng ḷng như thế. Nguyễn Nam An đă may mắn có nhiều cơ hội. Thêm vào đó mạch hứng tràn đầy, anh sẵn ḷng ưu ái để những tên gọi làng, tỉnh, thành phố được phép sống c̣n với thơ anh. Từ những Đà Nẵng, Nam Ô, Quế Sơn, Xuân Lộc, Phước Tuy, Sài G̣n... đến những Santa Ana, Houston, Fremont, San Jose, Laguna Beach, England, Portsmouth, Santa Barbara, Yosemite... giúp chúng ta có thể tin, Nguyễn Nam An đang giữ kỷ lục về việc trưng dụng địa danh vào đề thơ của ḿnh. Phát hiện nét đặc biệt này, thoạt đầu tôi đă đặt tên bài tản mạn là “Nguyễn Nam An, T́nh Nuôi Xanh Những Địa Danh”.

         

          Một bài thơ  quê hương khác, một quê hương rộng lớn hơn trong danh xưng Việt Nam, đă được Nguyễn Nam An dùng những xúc cảm chân t́nh để thực hiện rất đạt. Cái thành công của bài thơ có thể nhận ra từ: 

       

          - Tạo được cái không khí xót xa một cách đằm thắm, liên tục suốt chiều dài bài thơ.         

          - Tŕnh bày tâm trạng u uất rất rơ nét và chân thực.         

          - Vẽ được h́nh ảnh quê nhà qua những nét thơ tinh tế, linh động         

          - Thể hiện  được cốt cách của một thời        

          - Gói ghém được t́nh cảm muốn tỏ bày

         

          Lẽ ra tôi trích đoạn dẫn chứng cho từng điểm trên. Nhưng làm vậy có  thể ngắt nhịp đọc liền mạch, nên xin được giới thiệu trọn vẹn:

         

          Lạ đất trời người như ta trôi nổi

          Lại ngày qua ngậm măi mối u hoài

          Lại ngày qua nhớ rừng thiêng tiếng gọi

          Sông núi mịt mùng nào phải riêng ai  

         

Tôi có mẹ già hôm nay ở lại

          Tôi có mồ cha cỏ núi chưa xanh

          Những tiếng chim non của thời ấu dại

          Cũng như sông như núi biệt sao đành  

         

Tôi có trăm năm giữa những gịng thác mới

          Chiều phố xa trở lại giữa hoàng hôn

          Người có nghe trong những tàn phai tới

          Như ngày qua đêm xuống lại buồn hơn  

         

Như từ lâu đạn bom c̣n vọng tới

          Ru măi đời xưa lính thú quê hương

          Con đi Nhảy Dù, me đừng trông đợi

          Ngày Túy Loan, đêm Đại Lộc đă thường  

         

Người có nghe như ta trăm lần đă

          Ngày chênh vênh qua phố lạ mênh mông

          Những ai hôm kia xuôi gịng ra biển

          Lời quê hương sao quá đỗi đoạn trường  

         

Lạ đất trời ta buồn ta uống rượu

          Mang nón rừng giả lính thú  xa xưa

          Này đây Phước Tuy, này đây B́nh Giả

          Thấy xa xa trong nỗi nhớ quê nhà  

         

Ơi khói mênh mông về trong tiếng hát

          Đêm ân cần khơi lại chút niềm riêng

          Trên đôi vai ta trăng giờ đă bạc

          Em quê nhà c̣n lệ khóc nhân duyên

        

Quê hương, t́nh yêu lứa đôi, luôn luôn là hai chủ đề lớn trong thi ca Việt Nam. Với t́nh hoài hương, tôi mới chỉ  trải mươi bước ḷng lên thơ Nguyễn Nam An. Tôi hy vọng sẽ đi tiếp. Nhưng ư đồ nương theo lộ  tŕnh vạch sẵn của nhà văn Tưởng Năng Tiến, xin được chấm dứt ở đây. Tôi chọn một hướng đi mới có thể gọn nhẹ hơn. Và để cuộc dạo chơi tốt đẹp, tôi tạm chia đời t́nh của Nguyễn Nam An ra làm ba chặng: 

 

          - Thời ấu thơ cùng những chuẩn bị vào  đời.

          - Thời cận kề với tử sinh.

          - Thời sống và nhớ bên ngoài tổ quốc.

         

          Trước nhất, xin được ghi chú: Đời T́nh ở đây bao gồm t́nh đời, t́nh người và t́nh thơ.         

          Ấu thơ và giai đoạn cắp sách đến trường bao giờ cũng tuyệt vời nhất. Mỗi người trong chúng ta thường có những phần thưởng và cách thụ hưởng riêng. Nhà thơ Lê Hân, cũng là một người Quảng Nam có một ấu thơ h́nh như không được tốt đẹp: “ấu thơ tôi nghèo tṛ chơi ghê lắm / nghèo th́ nghèo vẫn có ấu thơ tôi / tánh bổn thiện, tôi hiền như đá tảng / chán lang thang hai chân xếp bằng ngồi...-  những buổi sáng ngồi co chân phơi nắng / chào con chim về hót trước hiên nhà / con chim nhỏ h́nh như thường giả dối / đời chắc buồn nhưng vẫn phải ngâm nga..- .ấu thơ tôi chẳng có ǵ nữa cả / không bi ve cũng chẳng có dàn thun / ngày dài quá ngồi không, ŕnh con chuột / tḥ thụt ngu ngơ sau cánh cửa buồn...” (Về Lại Ấu Thơ - TTMN – Lê Hân). Ấu thơ của Nguyễn Nam An, may mắn và ấm áp hơn nhiều. Anh có đủ cả việc bắn bi, đánh đáo, thả diều, tắm biển, đi lang thang. Tuổi thơ của anh ít ra là na ná như tuổi thơ của tôi. Một tuổi thơ có sự hoang nghịch, tinh ranh cần thiết. Tôi thật t́nh cảm ơn Nguyễn Nam An đă viết giúp tôi mấy câu này:

                   

          mấy thằng đường xóm bắn bi

          cái quần xà lỏn - kỳ  kỳ con chim

          xóm ơi thuở đó tôi hiền

          ai xin trái ổi chân liền  đi chôm 

          một ngày em hỏi ǵ hơn

          chờ - không thấy - cho tôi luôn - cù  lần

                                              (Cho Tôi Cù Lần)

                

          Thật tuyệt vời. Cái tuyệt vời ở đây, tôi nghĩ nhiều bạn có thể đoán sai. Bắn bi đâu có chi tuyệt vời. Cả việc đi chôm trái ổi thay v́ đi xin, ai cũng cho, cũng chẳng có ǵ lạ. Cái chạm vào dĩ văng tôi. Cái khều đúng mạch cười là ... cái quần xà lỏn và những h́nh ảnh ngộ nghĩnh đi kèm. Đọc thơ Nguyễn Nam An, tôi thấy ra ngay một chiếc quần màu đen, ống rộng phất phơ trên đầu gối. Quần có thể điệu nghệ hơn khi có bốn sọc trắng hay đỏ, chạy dọc từ lưng quần xuống gấu. Đúng mốt hơn nữa, tiếp giáp với đầu hai đường nẹp là một một vùng khoét lơm h́nh nửa đồng xu. Đá bóng, leo trèo, u mọi cả đến việc chạy nhảy, leo rào đều tiện lợi. Có một điều rất lạ: h́nh như thằng bé nào không thường xuyên mặc quần xà lỏn, th́ lông chân phát triển ngoạn mục lắm. Có thể suy ra họ nhà mao có khuynh hướnh bành trướng trong bóng tối. Cái quần xà lỏn lịch sử của một thời kỳ ấu thơ này, có lẽ đă sống đến mấy thập niên.         

          Mặc quần xà  lỏn th́ cái việc kỳ kỳ con chim xảy ra đều đều. Thảnh thơi, mát mẻ vô cùng, nhưng nhiều khi trái chứng, dễ đem lại cái ngượng ngùng cho anh chàng tuổi nhỏ. Tôi nhớ đọc đâu đó hai câu “.... cột buồm đội vải ra khơi / giở mũ cối đội hương đời chênh vênh”. Chắc cũng nói về cái kỳ kỳ này. Mũ cối ở đây nhất quyết không có màu ô liu bộ đội. Mà là loại mũ cối thường được đánh phấn trắng của thập niên sáu mươi, của tuổi thơ thời ấy. Cái kỳ kỳ đội vải này, chắc Nguyễn Nam An cũng thường gặp.         

          Trưng dụng tài hoa trời cho, Nguyễn Nam An tả chân một cách kín đáo, tài t́nh về ngày ra đời của ḿnh, luôn tiện biện minh cho sở thích giang hồ linh tinh sau này: 

 

          vào đời lúc đó chổng mông

          nằm mà ré mẹ mới bồng lên coi

          th́ ra chân đứa bé  dài

          nên giờ nó cứ đi hoài gần xa 

          đi gần th́ nhớ mẹ  cha

          đi xa lạ nước lạ  nhà, chỉ em

         

          Qua hơi ré đ̣i mẹ bồng hồi nhỏ, ta thấy được cậu bé An khỏe mạnh hồng hào. Với cặp chân dài, sau này anh vượt tầm cở một thước tám ba, có thể đúng tiêu chuẩn làm một Từ Hải của cụ Nguyễn Du. Anh không tiết lộ năm sinh, nhưng với khuôn mặt có phần điển trai, h́nh như anh đứng măi trong lứa tuổi bốn mươi.  

          

          Trở lại với thời sách vở. Năm năm tiểu học qua mau. Bước vào  đệ thất, cốt cách tinh nghịch đă có phần tinh ranh. Mức độ trưởng thành trong học vấn tăng trưởng thuận chiều cùng những lớn khôn của t́nh cảm. Ngoài những giờ học, có người đă biết lang thang qua ngơ mỹ nhân, có người đă biết chép ca dao, thơ Xuân Diệu... chờ chực cơ hội trao gởi, tỏ t́nh. Riêng với Nguyễn Nam An, rơ ràng anh đă biết thích nhưng chưa biết yêu. Hăy nh́n cái bộ dạng luống cuống dễ thương của anh: 

 

          các em phơi bưởi phơi cam

          tôi đi lên xuống phơi vàng cánh tay

          phơi đom đóm mắt chợt  đầy

          phơi ḷng gian xảo mùa này nh́n nhau  

          các em đừng lật qua mau

         để tôi chào vội lưng màu mật ong

          chợt đi tôi lại ṿng ṿng

          mang kiếng mát có dịu ḷng đa đoan!  

          các em sao dám đùa hoang

          dành đi hết nắng tôi bàng hoàng run

          và đôi tai đă lùng bùng

          và đôi mắt đă một vùng bưởi cam  

          các em biết đó tôi gian

          từ khôn lớn mộng mơ vàng lá thu…  
          

          Từ h́nh ảnh hiện thực sống động, mục tiêu của sự quyến rũ  b́nh thường, nhưng rất khác thường với người thưởng ngoạn. H́nh ảnh của nhan sắc trong thơ Nguyễn Nam An được hạn chế phô bày đến mức tối đa. Hay đúng hơn là rất khéo léo qua từng đường nét giới thiệu. Một chút lưng màu mật ong, một chút đôi mắt đă một vùng bưởi cam cộng với các động tác lật qua mau, đùa hoang, đă đủ nói cái sinh động, cái quyến rũ mà tác giả phải đi lên xuống, mang kính mát, chợt đi tôi lại ṿng ṿng, để cuối cùng bàng hoàng run, và tự hỏi có dịu ḷng đa đoan. Với khởi đầu rất táo bạo, thực tế, các em phơi bưởi phơi cam / tôi đi lên xuống phơi vàng cánh tay. Đi dần xuống lửng lơ nhẹ nhàng, bài thơ như một bản tự kiểm hơn là trao gởi những lời tán tỉnh. Chưa thấy bóng dáng t́nh yêu trong thơ, dù hậu quả có lùng bùng lỗ tai.         

          T́nh yêu thời trung học, theo tôi, là đẹp nhất. Nhưng làm thơ t́nh trong giai đoạn đang yêu, không phải là dễ, nếu không muốn nói rất khó. Mời bạn đọc bài thơ dưới đây của Nguyễn Nam An: 

 

          anh học tṛ em học tṛ

          không âu lo. không âu lo

          cuối năm lên lớp

          sao lại buồn so

          như con ṭ ṿ

          làm tổ

          bay

          o... o ! 

          em tóc đuôi gà ngồi  đầu lớp nghiêng nghiêng

          tóc anh húi cua ba phân không hiền

          đi học nhiều lần bị qú  sơ mít

          đầu gối đỏ sưng mấy cục...

          em phiền ! 

          em học tṛ, em thật hiền

          ngày sau lớp mấy em biết làm duyên

          anh c̣n ngu ngơ nhịp banh bóng rổ

          buổi chiều sân trường vọng động cơi riêng 

          mùa hè mùa hè theo nhau lên lớp

          anh viết bài thơ gởi nắng hàng hiên

          (đúng ra gởi em mà anh không dám)

          viết-xé-triền-miên. Viết-xé-ưu-phiền

          làm người lớn...

          sao mệt

          bước nghiêng !

                        (Anh Học Tṛ, Em Học Tṛ - TiCi) 

 

          Chắc chắn bài thơ không thành h́nh trong thời kỳ Nguyễn Nam An làm anh học tṛ. H́nh ảnh, kỷ niệm, ngủ khá lâu trong trí nhớ. Tác giả đă dùng trái tim để viết lại. Chính nhờ vậy nét hồn nhiên, tính trung trực làm bài thơ linh động. Những chân dung tóc đuôi gà, tóc hớt húi cua ba phân, mang lại cho người đọc h́nh ảnh của cả một thời nghiên bút xa xưa, ngày nay đă có phần mai một. Tâm trạng “(đúng ra gởi em mà anh không dám) / viết-xé-triền-miên. Viết-xé-ưu-phiền” có phần lỗi thời, nhưng tôi tin vẫn c̣n được lặp lại hôm nay, với một số ít học sinh ngoan hiền, hoang ngầm.         

          Yêu trong thời kỳ  học trung học ngoài cái khuyết (hay ưu) điểm sợ tỏ  t́nh. C̣n có cái ưu (hay khuyết) điểm là được làm thơ rất vu . Cốt cách thi sĩ phát tiết rực rỡ nhất ở thời kỳ này. Tấm ḷng bao la cũng từ đây rộng dần ra. Trước khi bước vào một chặng t́nh khác của Nguyễn Nam An, mời các bạn cùng hít thở với ít nụ thơ xưng tụng, tán tỉnh mỹ nhân của tác giả:

  

          “... ngày xưa thơ ơi theo em tôi sống

          một của mênh mông, một của  âm thầm

          một mới lớn lên tập tành đứng ngóng

          một của thơ t́nh viết giấu lặng câm 

          chưa dám cầm tay nên xa anh nhớ

          ḿnh nợ nần ǵ đuôi mắt quê  hương”

                         (Đuôi Mắt Em Thương - TiCi) 

          anh quờ quạng đi t́m ǵ không biết

          đêm có bàn tay để nhớ  mùi hương

          mai có xa nhau như mây biền biệt

          vẫn là trăng em ẩn hiện vô  thường

                                         (Chờ Ngày - TiCi) 

          em cười độ lượng em đi

          cây đường lá lục chiều  hoài nắng phai

          ngẫm nga trong cơi mộng dài

          nh́n quanh sót lại c̣n hai mái  đầu

                                         (Em Cười - TiCi) 

          em nằm dáng núi tôi thương

          để nghe như tiếng thở  buồn ngón tay

          để nghe quen tóc cuộn ngày

           quen hơi thở ấm  đầy vành tai

          chẳng c̣n ai, chẳng biết ai

          dầu tôi sống với nắng mai như  người

                                        (Giấc Chiều - TiCi) 

         

          Cửa ngơ mở vào chặng đời t́nh thứ hai của Nguyễn Nam An bắt đầu năm 1973. Mặc dù thành công trong trận chiến mùa hè năm 1972, quân lực Việt Nam Cộng Ḥa cũng tổn thất khá nặng về nhân lực. Một chiến dịch nhằm đôn quân được phát động. Lứa tuổi của nhà thơ Nguyễn Nam An nằm trong đợt bổ sung quân số này. Dân tác chiến đội mũ đỏ, hẳn bạn phải có một tinh thần, một vóc dáng đáng gờm. Với sáu câu lục bát, nhà thơ đă ỡm ờ về ḿnh: 

 

          khi em gọi ta đại ca

          đời này đầy những yêu ma giang hồ

          thuở trên núi đó hiền khô

          giờ dưới núi anh thành đồ du côn

          nhưng sau cái mặt cô hồn

          vẫn đại ca đó một đường gươm vung

         

          Hiền khô nhưng sẵn sàng vung gươm nghĩa hiệp, có lẽ là tâm dạng của Nguyễn Nam An ngày làm lính.          

          Cuộc đời quân nhân là tháng ngày thả nổi theo những cuộc hành quân. Ngoài đồng đội các cấp, chiến hữu của người lính c̣n là: cấp số đạn, súng, giày, nón sắt, áo giáp, bản đồ, địa bàn, ống ḍm, lương khô, dây, vơng, xẻng, cà mèn, dao găm, giấy, bút và... thư t́nh cùng linh tinh các thứ lỉnh kỉnh khác, tùy theo mỗi cá nhân. Nguyễn Nam An thuộc binh chủng trừ bị, những cuộc quân hành càng được điều động thường xuyên. Hết ở Quảng Nam rồi đơn vị về Sài G̣n tháng 3, 1975. Tháng 4 vào Xuân Lộc Long Khánh; nằm dọc quốc lộ 15 rồi một tối theo tiểu đoàn lên lấy lại Phước Tuy. Nằm đến ngày 30 tháng 4, 1975 bên này cầu Cỏ May. Đến đây tàn cuộc! Cái chúng ta cần hôm nay, là nh́n vào những gian truân, sức chiến đấu và tâm trạng kẻ cầm súng qua những hồi tưởng được thi vị hóa, được ghi lại bằng vần điệu có đủ phong cách của thi ca. Vài Ba Tháng Chân Đi dưới đây, hy vọng chúng ta cùng tác giả có những thoáng sống lại một đoạn đời đă qua, nhưng chưa khuất bóng: 

 

          Tháng hai Hoà Ninh, tháng ba Nam Ô 
          Những ngày quân qua miền Trung cằn khô 
          Một bước quê hương một vùng đất khổ 
          Xơ xác trong nhau những ánh mắt chờ

         

Tấm áo ngụy trang bạc ngày gió núi 
          Che nắng lửa trời che tháng mưa rơi 
          Đêm trũng Túy Loan trùng trùng bóng tối 
          Pháo giặc bay ngang Đà Nẵng ngậm ngùi

         

Phố cũ xa ơi vàng đèn có  nuối 
          Ngột ngạt đêm hè tiếp giấc mong manh 
          Vẫn sống cầm hơi trong ṿng đai hẹp 
          Thêm bước qua ngày vàng mộng hay xanh

         

Đêm bỏ Ḥa Ninh đêm bỏ  Nam Ô 
          Tháng ba quân đi đường dân đứng chờ 
          Phi cơ đậu im giữa ḷng khuya mở 
          Th́ giă từ quê ai mấy kẻ ngờ

         

Tháng ba Sài G̣n tháng tư  Xuân Lộc 
          Đêm trăng âm thầm đơn vị Trảng Bom 
          Đất đỏ bụi mù quân đi về núi 
          Chiến trận gần xa, ai biết mất c̣n

         

Tháng tư lạnh trăng bạc  đêm B́nh Giả 
          Sống chết đường hoang một ngă lui quân 
          Đất Đỏ chào nhau c̣n đây sự sống 
          Đồi trọc nh́n quanh lính mơ thị thành

         

Thôi Sài G̣n ơi đă không về  nữa 
          Qua phố chào ǵ Bà Rịa Phước Tuy 
          Xôn xao bồ câu vui trên tháp nước 
          Đường xa đóng quân tháng tư chờ ǵ

         

Vài ba tháng đi vài ba tháng nhớ 
          Chân cầu vừa găy, Cỏ May chơ vơ 
          Nằm bên này sông chị cho cơm trắng 
          Đôi nắm lót ḷng đợi chiến trận to

         

Vài ba tháng đi đứng đây bỡ  ngỡ 
          Bến Đá pháo về bạn chết như mơ 
          Thả súng biển xanh, khóc anh, ngần ngại 
          Sau lưng G̣ Công trước biển, dặm mờ

         

Cuối một đường xa tháng không từ  tạ 
          Chỉ cặp thẻ bài, lủng lẳng theo ta 
          Số súng - số quân - số nhà - số tuổi 
          Chưa biết số ngày nương tạm phương xa
 

        

          Bài thơ trên có thể được xem là một bài tổng quan, chưa đầy đủ những cuộc hành quân, Nguyễn Nam An đă tham dự. Những địa danh từng hằn sâu dấu đạn, hố bom đều được nhắc nhớ trong tŕu mến, bùi ngùi. Hoà Ninh, Nam Ô, Túy Loan, Xuân Lộc, Trảng Bom, B́nh Giả, G̣ Công... C̣n, và c̣n nhiều nữa. Mỗi bước quê hương một vùng đất khổ... Chỉ tám chữ hiền lành, b́nh dị vậy thôi, mà tác giả đă nói lên được tất cả sự bất an, bất hạnh, trên từng thước đất của quê hương thân yêu chúng ta, trong thời chiến loạn. Hoàn toàn không có sự bi thảm hóa trong bài thơ. Xúc cảm của tác giả cũng là tâm trạng của người lính, được biểu lộ một cách trung trực không cường điệu. Điều này giúp người đọc, ḥa ḿnh vào cảnh ngộ một cách tự nhiên. Chi tiết của từng chiến trận, chỉ thu hẹp trong những lần gọi tên địa danh. Nhưng những nét tiêu biểu, cảm nhận về từng đụng độ khá rơ nét:

 

          Đêm trũng Túy Loan trùng trùng bóng tối 
          Pháo giặc bay ngang Đà Nẵng ngậm ngùi

         Ngột ngạt đêm hè tiếp giấc mong manh 
         Vẫn sống cầm hơi trong ṿng đai hẹp

         Đất Đỏ chào nhau c̣n đây sự  sống 
         Đồi trọc nh́n quanh lính mơ thị thành

         Vài ba tháng đi đứng đây bỡ  ngỡ 
         Bến Đá pháo về bạn chết như mơ 

         

          Thật ra chẳng cần phải trích dẫn lại như trên. Bởi gần như mỗi một câu thơ, đều có đủ giá trị thuyết minh về tâm trạng lẫn sự mô tả. Nguyễn Nam An đă rất tài hoa trong việc chọn h́nh ảnh, xử  dụng từ ngữ. Tôi có cảm tưởng như anh tḥ tay vào kỷ niệm của ḿnh, và bốc ra những vụn sống có thật, có đủ hơi thở, hơi thơ, rồi đặt lên trang giấy. Bài thơ hoàn tất. Làm thơ khó biết bao nhiêu nếu phải cố gắng ngụy tạo. Làm thơ dễ dàng như chơi, nếu đă sống, đă cảm, đă chân thành cùng những tư duy của ḿnh. Nguyễn Nam An đương nhiên làm thơ dễ dàng quá. Nhưng dễ dăi có lẽ không. Căn cứ vào chất thơ của từng câu chữ, căn cứ vào sự dẫn dắt của từng cụm thơ, trôi theo diễn biến thật sự của chiến cuộc, ta nhận ra điều này. Thú thật, tôi đă ngồi lặng yên khá lâu, mặc cho đôi mắt chạy đi chạy lại nhiều lần trên hai đoạn cuối bài thơ. Không ứa nước mắt nhưng quả t́nh tôi đă khóc. Tôi nh́n lên tấm thẻ bài của ḿnh c̣n treo trên vách tường cạnh bàn viết. Nỗi ngậm ngùi xót xa ùa về, ngỡ như những bàn tay vỗ vai, mà không phải, mà chỉ là những câu thơ:

 

          Vài ba tháng đi đứng đây bỡ  ngỡ 
          Bến Đá pháo về bạn chết như mơ 
          Thả súng biển xanh, khóc anh, ngần ngại 
          Sau lưng G̣ Công trước biển, dặm mờ

          Cuối một đường xa tháng không từ tạ 
          Chỉ cặp thẻ bài, lủng lẳng theo ta 
         Số súng - số quân - số nhà - số tuổi 
         Chưa biết số ngày nương tạm phương xa 
  

      

          Tôi trực nhớ  ta tôi là một cựu quân nhân. Tôi vừa nhớ ra tôi có thời cầm súng. Tôi có đủ các loại số như Nguyễn Nam An liệt kê, và cũng như anh, tôi bâng khuâng chưa rơ số năm lưu lạc của ḿnh. “... đời lưu lạc mỗi ngày là một tuổi / dài vô cùng nhưng không đủ xót xa...” (Luân Hoán)         

          Viết về thơ  mà lẩn thẩn thế này, hẳn làm hỏng bài viết. Rất may, tôi chỉ mượn thơ người để tản mạn qua giờ. Nguyễn Nam An không cho phép, tôi sẽ níu những Trần Trung Đạo, Nguyễn Đông giang, Xuyên Trà và nhiều nữa...

         

          Chẳng phải v́  đă làm lính nên tôi khoe khoang. Thật sự, đời lính dù ngắn ngủi, cũng là một giai đoạn phong phú vốn sống. Các bạn đừng tưởng chỉ loanh quanh trong các công việc đánh đấm mà trở nên chai ĺ. Trái lại, qua những độc kích, phục kích, mở đường, đóng chốt, tăng viện... người lính trở nên mềm mại, lăng mạn ra rất nhiều. Trong âm nhạc và thi ca đă không thiếu những bài ngợi ca kẻ cầm súng. Ở dây, tôi không dám bàn đến giá trị nghệ thuật. Tôi chỉ xin được giới thiệu thêm vài nét mượt mà trong t́nh lứa đôi, mà chính Nguyễn Nam An đă trồng tỉa xanh tốt: 

 

          “... đêm nhớ ḷng giếng vô danh ở Quế Sơn lại nhớ đến người

          tôi rớt giữa lặng câm làm thơ  khóc t́nh niên thiếu

          hai mươi năm qua vàng cát Nam Ô ṿng lên Liên Chiểu

          con sóng vẫn âm thầm vọng lời biển ru em”

                                      (Khi nhớ về ngọn đồi Quế Sơn - BTCA)

    

          “...khi anh vào đời em c̣n áo trắng

          c̣n sân trường xưa tập nặng ḷng tay

          đạp xe mini theo chiều xuống phố

          c̣n nỗi đợi chờ Lê  Lợi có hay 

          (giờ anh về đây những ngày sống động

          những ngày Nam Ô nhớ  phố buồn tênh

          những chân theo chân níu chiều  áo lộng

          tuổi mới lớn em xanh lá  anh t́m 

          đă lạc như mây giăng giăng đầu núi

          đă lạc như trường lớp cũ  hồng vôi

          anh giăng poncho đón ngày sống vội

          mắt lớp người đi non nước ngậm ngùi)

          ...

          gọi tên gịng sông mưa giăng đêm xuống

          trắng áo miền xa trắng áo quê  hương

          gọi em buồn không bao mong ước muốn

          chưa nói một lần, nói nhỏ anh thương...”

                                         (Gọi tên ḍng sông - BTCA) 

 

          Xin đọc chậm bài thơ này: 

 

          từ em đất đá hư vô

          là tôi lây lất về  vu vơ t́m

          trăng trầm hương ngát mùa riêng

          dậy lên bàng bạc nỗi buồn... có hay

          (mới lớn anh có t́nh này

          anh mang lên núi gối ngày ba lô

          anh mang theo chạy. Lần hô

          “tan hàng cố gắng”  thành thơ nhớ hoài)

          em về Nam Ổ c̣n ai

          Chân Mây ngó xuống biển hoài ngóng lên

          Em là trăng của đôi miền

          là Tiên Sa nhớ thuở  biền biệt khi

          là Đà Nẵng một lần  đi

          quan tài. đứng lại. Nhớ  ǵ trường không

          em về đâu sóng mênh mông

          thời anh. đi. ở. c̣n trông ngóng hoài

                                         (Đêm nhớ - BTCA)

         

          Quả là một bài thơ t́nh nhẹ nhàng nhưng bi thương. Người em tác giả nhắc đến, có lẽ là một nữ sinh trường trung học tại Đà Năng, đă bất hạnh qua đời. Nàng không hẳn là người yêu của thi sĩ. Bởi v́ “ tôi với nàng đây không biết nhau / mà tôi thương nhớ bởi v́ đâu / than ôi: ‘tự cổ bao người đẹp / chẳng hẹn trần gian đến bạc đầu’” (Nguyễn Bính).   

          Trong bài thơ nhắc đến một số địa danh. Có thể có bạn chưa hề thấy qua, hoặc nghe đến. Tôi xin dài ḍng: Chân Mây c̣n được gọi là mũi Chân Mây. Đây là một phần núi nhô cao trên đèo Hải Vân, nằm trên địa phận Quảng Nam. Tiên Sa nằm trong bán đảo Sơn Trà, cách Đà Nẵng khoản 9 cây số về hướng đông bắc.

                   

          Bên cạnh những “người yêu của lính”(Trần Thiện Thanh), những “em gái hậu phương” (Minh Kỳ)... Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa c̣n có những người để thương, để nhớ, để xẻ chia những nhọc nhằn, đau xót từ chiến cuộc. Những người này không ai khác hơn là những đồng đội, cùng kề cận những rủi may của số phận. Một viên đạn t́nh cờ, một tiếng nổ vô tâm, Từ “sống chuyển sang từ trần” không lường trước được. Bốn chữ “huynh đệ chi binh” đă ghi sâu trong tâm hồn mỗi người cầm súng, ngay những ngày đầu tiên bước vào quân trường. Càng gian khổ càng hiểm nguy, mối t́nh thanh cao này càng sáng chói. Trong vài ba bộ môn nghệ thuật, nhiều tác giả đă để lại vô số tác phẩm thực hiện theo chủ đề đáng quí này. Nguyễn Nam An cũng đă góp tay không ít. Điều đặc biệt, anh đă vẽ lại chân dung của người lính hết sức sinh động: 

 

          một năm anh đi mười hai tháng

          buồn vui thầm đọng mái poncho

          có những hôm nhớ nhà  đứng ngó

          thôi th́ đâu cũng thế  thôi mà

          thân sơ đó làng thôn xóm lạ

          đường quân hành móc móc ba lô 

          nón sắt nước soi mặt ngày chinh chiến

          tóc ba phân che giấu cổ  thụ hờ

          anh vốc nước dội cho qua ngày khổ

          nước xuống đầu chui qua cổ  nằm im

          áo ngụy trang che nỗi niềm lính mới

          ngày vui ngủ vùi xao xác tiếng chim

          trong đáy ba lô trong tờ  thư cất

          một lúc t́nh cờ trở  lại... rồi quên !

          ngó nhau muốn xa mà anh cố  với

          nhưng chinh chiến mà nên  chịu... niềm riêng 

          một năm anh đi mười hai tháng...

          chưa biết lùi dầu nặng Ải Trần Gian (tên sách của Phan Nhật Nam)

                                              (Đêm nhớ ngày ở núi - BTNA)

                   

          Chuyện “rách áo” (bị thương), “đi phép dài hạn” (tử thương) là điều đương nhiên trong đời quân ngũ. Nếu không sớm hy sinh, không có người lính nào không có cơ hội khóc bạn ḿnh. Tham chiếm vào một thời điểm sôi động nhất, Nguyễn Nam An đă phải lặp đi lặp lại những giây phút ngậm ngùi, uất hận. Từ nhiều năm sau cuộc chiến kết thúc, những ḍng thơ thương tiếc vẫn nhưng nhức bồi hồi. Người đọc trân quí t́nh bạn ngát hương của nhà thơ. Những nối kết thâm t́nh đi từ thời sách vở. Ấm áp trải dài theo những cuộc chơi. Cây đàn, quả bóng, con hẻm, hiên trường, cả những bóng hồng chưa định h́nh nhớ nhung, cũng đă v́ nhau chia xẻ. T́nh bạn của những thập niên bảy mươi về trước, dường như chan chứa bao la. Mỗi sự chia ĺa là một vết sướt lớn. Thơ, quả thật c̣n có thơ để trị liệu đôi phần: 

 

          mày chết xác không mang về được

          hồn vất vưởng đâu, đất lạ Tuy Ḥa

          tháng của đời nhau mở  những đường xa

          đâu biết tuổi xanh mày tàn như  lá

          ...

          tác chiến sao mày cứ khơi khơi

          như chiều học thi mang đàn hát vọng

          như vỗ banh bóng rổ  tàng tàng

          theo nắng chiều sang sân Phan Thanh Giản

          như thương người về  rớt mất tú tài đôi !

          mày chết chín năm hồn phách chơi vơi

          tụi tao theo đời rẽ dăm ba nhánh

          nhánh đông, nhánh tây đều mang ảo ảnh

          đêm nhớ chắc đau - tơi tả những mảnh đời...

          ..

          chiếc xe đạp chở ba qua thành phố... xa xôi

          mộng ǵ đây - bảy thằng - nay chơi với

           c̣n ai về bên hàng hiên bóng tối

          hương trầm giỗ người chết tuổi hai mươi

          ...

                     (Giỗ chín năm mày bạn ấu thời ơi - BTCA)

         

          Bài truy niệm c̣n chín câu giàu h́nh ảnh, ấm chân t́nh nữa, nhưng tôi muốn dừng trích ở đây. Ở ngay câu xót xa nhất của tuổi trẻ Việt Nam. Tôi không được quen biết những người bạn của tác giả. Nhưng qua thơ anh, tôi nhận ra đó là những người không xa lạ với tôi. Chúng tôi gần nhau trong t́nh huynh đệ chi binh. Chúng tôi là bạn của nhau trong những bất hạnh của dân tộc, của đất nước. Đọc thơ Nguyễn Nam An, tuy không đủ tài hoa, tôi cũng có cảm tưởng như chính ḿnh, đă viết lên những ḍng tâm sự nồng nàn hơi thở nhân sinh. Giá như được là bạn của Nguyễn Nam An thú vị biết chừng nào.

         

         Mà không khéo tôi là bạn của anh thật. Một người bạn cùng cảnh ngộ, cùng mục kích. Hơn thế nữa, đă sống với những ǵ anh giới thiệu: 

 

          cái nón sắt thằng nào rơt lại

          đêm về nam chân ngại  đường dài

          đêm về nam trăm đời ở lại

          trơ trơ ḷng đá núi  đợi ai 

          đường xe đêm phố bôn ba vội

          ḷng phi trường hối hối ǵ quanh

          đêm tản quân ḷng quan tài nổi

          đất mù sương che uất hận  đành 

          trên độ cao mắt đêm nh́n xuống

          chất ưu phiền trăm nỗi ba lô

          lính về quê trong quan tài sắt

          đứa toàn thân hướng trận mạc hờ 

          thôi chào em tháng ba mưa nắng

          đất ḷng tay ruộng rẫy ḿn chông

          đêm pháo động vỡ  ḷng phố cũ

          vỡ ḷng ngày phía trước trông mong 

          chiếc nón sắt bạn bè sót lại

          gối đường xa oan trái quê hương

          trên tuyến cuối chiều lao xao núi

          anh vội vàng phút cuối nh́n thương 

          khi áo xưa nắng ngày dài tắt

          ḷng phi cơ trăm mắt phương nam

          em yêu dấu phố quen ngày hiu hắt

          tháng ba lệ tràn màu cờ đỏ. tan hoang !

                                 (Tháng ba nh́n phía trước tan hoang - BTCA)

         

          H́nh ảnh vẽ  lại một “tháng ba găy súng” của nhà văn Cao Xuân Huy đă mở ra chặng t́nh thứ ba của Nguyễn nam An. Trong chặng đường này, thơ đến với tác giả TiCi phong phú nhất. Tâm sự của một người tị nạn, như là một loại hương vị, ướp vào từng cảnh sống. Từ cô đơn lạc lơng đến hội nhập, nẩy mầm. Từng ngày từng ngày đổi thay theo nhịp thở vội. Trong cái vô vàn khó khăn của một cuộc đổi đời, ư chí và niềm hy vọng, cái phao chính đă giúp chúng ta đến được cơi tự do. Khi sự sinh tồn đă không c̣n là nỗi lo chính. Tự ái bẩm sinh và tự hào dân tộc, đă đẩy mỗi một lưu dân đến giai đoạn hoạt động, cầu tiến. “Đường đi không khó” nhưng chẳng thể nào dễ dàng lẫn lách những đắng cay.

  

          “... ta đi chốn cũ không người nhớ

          cuối một đường xa đất lạ  tên

          cuối một chiều hoang lơ  ngơ phố

          cuối một nỗi buồn lại có  thêm”

                                                 (Ta đi - TiCi) 

          đâu chỗ đi về mùa trăng tháng sáu

          không chỗ đi về tôi ngủ  đậu phố xa

          ‘rồi cũng là ta một thằng lạc xứ’

          ngày bôn ba đứng thở khói chiều qua...”

                                (Đứng lặng giữa bao la - TiCi) 

           “... anh đă biết áo cơm từ thân nợ

           vẫn buồn thầm khi đứng ngó  lơ ngơ...”

                                 (Thơ ở Fremont CA - Tici)

        

          Tuy thế những khó-khăn-nhất-định rồi cũng qua đi. Và khi đời sống vật chất ổn định, tức th́ lộ ra những trống vắng, nhớ nhung. Trong y học đông phương, tĩnh tọa, hít thở là một phương pháp tốt để ổn định tinh thần. Làm thơ cũng là một động tác hít thở. Nguyễn Nam An đă chọn phương cách này. Thơ đă cùng Nguyễn Nam An hồng hào từng ngày. Anh viết mạnh, phổ biến nhiều. Với tâm hồn mênh mang thi ca, cộng với tài năng Nguyễn Nam An đă đến với người yêu thơ, đến với gia đ́nh văn hóa nghệ thuật bằng những tác phẩm có tầm vóc. Thơ anh trở nên giàu có những lạc quan. Anh lại có dịp nói về quê quán của ḿnh hết sức tế nhị: 

 

          thưa rằng quê quán Quảng Nam

          vốn dân Đà Nẵng - vô vàn cải nhau

          nhưng mà cuộc đất nương dâu

          đi vẫn nhớ dẫu nát nhầu tang thương

           thưa phố thị  con đường

           quán quê giờ vẫn chút buồn đó em” 

         

          Anh cũng không quên khoe cái tôi. Nhưng chẳng có ai có thể chê  trách anh, khi đọc những ḍng thật khéo léo, đầy ắp những hănh diện về cái chất Quảng Nam Đà Nẵng của ḿnh: 

 

          em gọi làm vui anh Đà Nẵng

          thôi th́ cho đổi lại thành thằng

          thằng Đà Nẵng những khi đời đắng

          nở rồi tan bong bóng nước chiều mưa

          bây giờ đi chưa quên chi rứa

          răng mô tê nhiều ở môi xưa

          anh đà nẵng một chân đà nẵng

          c̣n chân kia móc đại qua đèo

          hay xuôi nam về quê xanh biếc

          trọ trẹ ḿnh bè  bạn ngơ ra

          ngày ở lính quê nhà  không thấy

          giọng nghe ra quá xá sài g̣n

          nhưng đà nẵng một hai thằng Đà Nẵng”

         

Ngay đến việc làm thơ, nhịp thở hệ trọng của anh, cũng được nh́n ngắm, và tự đánh giá rất nhẹ nhàng: 

 

          ngồi viết ‘procedures’

          ngồi ‘generate specifications’

          không vui bằng ngồi làm thơ

          làm thơ nhớ tóc em thơm hương bồ kết

          làm thơ đỡ mệt hơn ngồi  ‘design’

          đỡ bâng khuâng hơn khi nh́n thư  kư

          trước ngực áo không đủ vải

          chết bao thằng !...”

                         (Có những ngày khi ở đây nhớ đó - TiCi) 

hay

         buồn buồn tôi viết thơ chơi

           trên tờ báo  đất trời quắt quay

          h́nh như em cũng như  ngày

          đôi khi mưa nắng quay tôi ṿng ṿng...”

                            (Quay quay giữa đời - TiCi)

         

          Uống, viết và  thương nhớ trở thành những thói quen, những nhu cầu, đôi khi người làm thơ huyênh hoang, nhưng không làm phiền ḷng ai: 

 

          “9:00 giờ vua xỉn rưng rưng

          nhà thuê vắng quá  nên lừng khừng say

          10:00 giờ vua viết mỏi tay

          bài thơ gởi lại nhũng ngày dấu yêu

          ‘em cho anh bay như diều

          thả cao đừng cắt giữa chiều gió  lên’

          đêm nay vua nhớ vua quên

          nh́n quanh vẫn một ḿnh thêm nỗi buồn”

                                       (Thơ gởi về đâu  - BTCA)

         

          Trong tháng ngày tha phương không v́ cầu thực, lại được sống giữa thủ đô của người tị nạn, việc giải trí  thích thú nhất của những người dan díu với văn chương là ngồi quán. Nhâm nhi cà phê. Tán dốc chuyện bao đồng vô thưởng vô phạt, ṿng ṿng trong thế giới cầm bút, hát ḥ quả là một cái thú. Factory, Bistro có vẻ như là căn cứ địa, của những vị hữu-danh-vô-chức-nghiệp, khắp cả thế giới. H́nh như chẳng tay cầm bút nào đến thăm quận Cam Cali mà không ghé, hoặc được kéo đến đây. Một ông khách đến từ Canada đă mô tả nhân dạng đám ham chơi này “... mỗi thằng tḥng một nhúm râu / thằng để, thằng cạo hơn nhau điểm nào ? / nh́n chung một đám tào lao / viết hay nói cũng tầm phào quanh năm.../ cà phê từng ngụm lai rai / cái ngon ở chỗ cụng vai nói cười”. Trong khi đó, đương nhiên, chủ nhà Nguyễn Nam An, giới thiệu cái chỗ ngồi của anh em tinh tế và linh động hơn: 

 

          ngồi quán vào đây coi như kẹt

          đường ra khó lắm Factory

          một dăy anh hùng hào kiệt dữ

          cộng thuốc lá bay hít nghe đừ

          em ở tây qua: đây mỹ  quốc

          bên này ngồi hỏi: quận mười ba

          thuở ấy anh đi tây  đâu lạ

          tới mé sông Seine v́  câu ca

          lội xuống và nhúng tay vào nước

          chẳng động ḷng

          như ngó sông quê  nhà 

          em ở tây qua coi bộ lạ

          hàng quán thăm hoài thấy vui không

          ngồi thêm tiếng nữa nơi  đây quán

          chụp h́nh rồi chút xíu lông bông

          qua con phố thấy toàn  đen tóc

          xe chạy tỉnh bơ như  quê nhà

          trời ơi trái phải đều quẹo tỉnh

          nhường

         [không có trong tự điển]

          đừng la! 

          ngồi quán, ai kia kêu ơi  ới

          bút hiệu, đều tên thuở  làm vui

          viết đại câu thơ trời  đất hỡi

          đụng ai ráng chịu, không đụng thôi

          mà nếu đụng th́  hỏi trời sao lạ

                                               (Ngồi Quán)                                           

         

          C̣n quá nhiều  điều đáng nói trong những thi phẩm của tác giả  truyện ngắn Tiểu Triệu Minh. Nhưng sự sa đà của tôi cũng đă đến giờ phải biết dừng lại. Một cái kết hoàn hăo cho bài viết về thơ Nguyễn Nam An chợt như làm khó tôi. Không được mời viết lời vào tập, nên khó bắt chước nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, mượn lời danh sĩ Cao Bá Quát để kết luận thật tế nhị, thật văn học.          

          “Cái chuyện thơ, nói thật là khó vậy” sao tôi lại làm khổ tôi làm ǵ ? Nguyễn Nam An đâu có cầu, đâu có ép. Nhưng ngẫm nghĩ cho kỹ, tôi có khổ chút xíu nào đâu. Được đoc thơ hay, được tự do nói ba hoa, chẳng là cái thú tuyệt vời nhất hay sao? Có đọc mới biết cái ngộ nghĩnh khác lạ trong lối viết thơ có vần của Nguyễn Nam An: “... những ǵ buồn, bỏ theo mây / những ǵ vui, có ngón tay gọi về...”. Có đọc mới thấy cách sắp chữ rất mới, trong những h́nh ảnh khá cũ “khi hiu hắt buồn hoài sợi tóc mai... hoài con sông già khô nước buồn đêm”. Có đọc mới gặp nhiều h́nh ảnh biết nói lời tâm sự “xe lên núi em chia ĺa / xuống b́nh nguyên kiếm t́nh khuya ngủ rồi / trạm xăng thôi nghỉ nh́ trời / trạm đời tôi thắp nụ cười thuốc đêm”            

Và cuối cùng, có đọc mới thấm cái... mệt. Chi bằng trích thêm một bài cho ăn chắc. Cảm ơn Nguyễn Nam An. Tôi trở thành bạn của anh đấy nhé. Bài thơ trích có tên Ngó Ở Cà Phê Lú, gồm hai đoạn:

 

          1 
          nỗi buồn đă chẳng giống ai 
          mày giờ thất nghiệp nằm dài ngó con 
          résumé chữ méo c̣n 
          chữ mờ chức phận chữ ṃn công danh 
          bần thần lên net dạo quanh 
          xuống ra ngoài quán Lú anh em cùng: ngó!

          2 
          trưa tôi ngồi trong cầu tiêu của một hăng 
          cầm schematic của thằng mới bị đuổi sở 
          chợt nghĩ đến nó giờ đang nằm co 
          mà nhớ đến cái mặt thằng chủ hăng ṭ ṃ nh́n tôi sáng nay, trong lab 
          h́nh như nó cười mà thằng bị đuổi trước lễ Lao Động đang mếu 
          tôi cần làm xong design của thằng xấu số nếu 
         tôi c̣n làm ở đây!

          sau ngày lễ t́nh cờ  tôi viết được bài thơ  không có trời mây 
          giấc mơ Mỹ Quốc nụ cười kim chích 
          bài thơ trong cầu mặt sau trang giấy của schematic 
          thằng vừa bị đuổi đă làm tối tăm mặt mủi những ngày với hai tay 
          nào ngờ một hôm bị chúng nó đẩy bay 
          không dấu hiệu một giờ trước đấy 
          đây tờ giấy 
          you’re gone .

     

  Khánh Quân

13-5-2010