Trần Hoan Trinh

Cùng Những Bài Thơ T́nh Trong Lớp Học

 

 

      

 

 

Hà Khánh Quân

 

 

          Thú vị với cái tên đề mục “T́nh Thơ Trong Cặp Thư Sinh”, bắt gặp trong tập T́nh Xanh Mấy Nhánh của nhà thơ Lê Hân, tôi t́m đọc thêm những bài thơ t́nh viết cho học tṛ, viết trong tuổi học tṛ. Gơ vào ô search của yahoo, của Google, tôi đến được rất nhiều trang thơ. Tôi cũng không quên mở những cánh cửa của những sân chơi, mang tên những ngôi trường  danh tiếng một thời.

          Thơ, văn, h́nh ảnh từ những trang kỷ niệm ấy, quả thật đă giúp tôi hồi xuân. Và cụ thể hơn, tôi đă biết và t́m đến cùng thi phẩm Bỏ Trường Mà Đi.

          Trên thị trường chữ nghĩa, bạn đọc tại Việt Nam, h́nh như c̣n mặn nồng với thi ca. Tại hải ngoại, nghe đâu chuyện này rất bi đát. Có lẽ v́ vậy, những tập thơ được in trong nước, không chịu t́m đường xuất cảnh. Thế nhưng Bỏ Trường Mà Đi, từ ngàn dặm xa, đă đến được với tôi trong vóc dáng lành lặn, hoàn hăo.

 

          Cầm hai-trăm-năm-mươi trang thơ trên tay, chưa đọc, tôi đă thấy sung sướng. Lật qua lật lại, màu tím nhạt cùng hai bóng nón lá, áo dài, như kéo gần tôi lại với tháng ngày đă qua. Dù không vội vă khỏa lấp đi nỗi bồi hồi, tôi cũng lật từng trang.

 

          Bỏ Trường Mà đi

          thơ Trần Hoan Trinh

          Tṛ Xưa thực hiện

 

          Ba ḍng trên mỗi ḍng bốn chữ cũng bắt chợt thành thơ. Bạn không tin, mời đọc lại. Thơ hay không thơ nằm ngay trong ḷng bạn. Với tôi, quả rất nồng nàn. Có chăng cảm nhận khởi từ một quen biết mơ hồ ?

 

          Tác giả Trần Hoan Trinh, một tên gọi không lạ, dù tôi chưa được cái may mắn, tay bắt mặt mừng cùng anh một lần. Cần khai rơ và tin ngay, tác giả không là một học tṛ, mà là người chuyên đứng trên bục giảng. Bởi tôn trọng nội qui, tự đề ra khi viết bài, tôi đă vô phép gọi anh, thay v́ gọi thầy hay ông cho phải phép. Thành thật xin lỗi.

         

          Người thầy làm thơ này với tên căn cước: Trần Đại Tăng, một cái tên nghe rất giàu sức nặng. Nhưng vóc dáng xem ra cũng trung b́nh. Người tầm thước, không mập, không gầy, không giống Từ Hải, nhưng rất Kim Trọng. Anh được nảy mần từ đất kinh thành vua nhà Nguyễn, vào ngày 03 tháng 8 năm 1937, nhưng vào bén rễ, sinh sống trên ḷng đất, quân Pháp bắn tiếng súng đích thực đầu tiên vào Việt Nam. Đây là bản lư lịch, anh quen tay, tự khai khá rơ:

 

          tôi lớn lên từ thằng bé con

          cả ngày đi hoang trên những cánh đồng

          hái trái, thả diều, bắn chim, bắt cá

          đêm ngủ thấy ḿnh cứ hóa tiên ông

 

          tôi đổi thay làm đứa học tṛ

          sách vở sớm chiều nửa học nửa mơ

          lang thang phố phường t́m trăng đuổi bướm

          để một đêm buồn bỗng ngồi làm thơ

 

          rồi một ngày tôi trở thành thầy

          đứng trước bảng đen, tóc phấn bay đầy

          ngôi trường b́nh yên bên con sông nhỏ

          giữa tiếng giảng bài nhiều khi ngất ngây...”

                          (Một đời thầy, một đời thơ, trang 44)

     

          Thật tuyệt vời, thật đồng dạng với nhiều “nam nhi chi chí” một thời. Bắn chim. thả diều, bắt cá...tuổi ấu thơ của những thằng bé con Việt Nam sao mà đẹp thế. Và cái tuổi nhỏ của nhà thơ sao na ná... hư, giống tôi. Vừa học lại vừa mơ chả trách ǵ lớn lên phải làm thơ...tán gái. Có chút khác chăng là ở chỗ, tôi cũng có một thời gian ngắn, đứng trên bục giảng, nhưng chỉ t́m thấy ngất ngư chớ không được ngất ngây. Có lẽ v́ vậy, tôi bỏ nghề gơ đầu trẻ khá sớm. Nghiệm ra rằng, thiên chức cao quí này, không phải ai cũng hoàn thành và hoàn thành tốt một cách hoàn hăo. Trần Đại Tăng, ông thầy dạy toán trường Phan Châu Trinh, lừng danh một thời ở Đà Nẵng, trong một phút say thơ, đă thố lộ:

 

          cái bảng đen trước mặt

          viên phấn nằm trên bàn

          ngoài sân em xơa tóc

          trên trời mây lang thang

 

          này các em các em

          hàm số ấy đồng biến

          con chim ǵ trên cây

          tiếng ca, trời xao xuyến

 

          đoạn thẳng này thẳng góc

          c̣n đoạn kia đoạn xiên

          chiều qua người yêu khóc

          ḿnh nằm buồn cả đêm

 

          ṿng tṛn, ờ, ṿng tṛn

-         tṛn như đôi mắt em

          tṛn như đôi mắt em

          tṛn như t́nh yêu em

 

          những đường cong đan nhau

          những đường cong khép kín

-         kín như ṿng tay anh

ôm trọn ṿng lưng em ...”

                (Dạy Toán, trang 32)

 

À ra thế. Đại số, h́nh học  đâu có ǵ khô khan, đâu có ǵ mực thước. Vừa giảng bài vừa nhớ người yêu. Biết đâu người yêu ngồi ngay trước mặt. Biết đâu người yêu “ ... đến lớp không thuộc bài/ bị điểm không trong sổ/ nước mắt cứ chảy dài”. Biết đâu người yêu “... sách vở lem luốt mực/ bài làm được ǵ đâu/ thường lặng thinh cắn bút”; biết đâu người yêu “... áo quần luôn xốc xếch/ thầy thương em trẻ con/ hay ṿ đầu vuốt tóc...” 

                                                                              (Ngày Xưa Ngày Nay, 58).

 

          Từ t́nh thầy tṛ, bước qua t́nh yêu nam nữ, đâu có ǵ cách trở chia ngăn. Ranh giới đạo đức đông phương được tháo gỡ dễ dàng, nếu có chân t́nh. Đức tính này, có sẵn trong trái tim con người dạy toán biết làm thơ, Trần Đại Tăng. Bởi biết làm thơ, nên anh không thể không lăng mạn, vẩn vơ trước h́nh ảnh:

 

          “... em cắn bút bâng quơ

          tóc nghiêng bờ vai nhỏ

          tiếng chim như hững hờ

          mơn man làn môi đỏ

 

          trời bỗng dưng se lạnh

          áo mỏng chừng phong phanh

          tiếng chim theo chiếc lá

          vừa nuối tiếc xa cành...”

                      (Tiếng Chim Ngoài Cửa Lớp)

 

          học tṛ nho nhỏ

          sáng đi học một ḿnh

          chân tung tăng đường cỏ

          ḷng rộn ràng tiếng chim

 

          học tṛ nho nhỏ

          má lúm đồng tiền

          màng bên cửa lớp

          xinh như một nàng tiên

 

          học tṛ nho nhỏ

          đôi mắt đẹp buồn buồn

          môi như hoa hồng đỏ

          trông sao mà dễ thương

 

          học tṛ nho nhỏ

          mái tóc xơa dài dài

          thả bay theo trời gió

          cho sân trường liêu trai

 

          học tṛ nho nhỏ

          chiều qua phố một ḿnh

          thương ai mà giận dỗi

          cứ làm hoài mặt nghiêm...”

                        (Cô Học Tṛ Nhỏ)

 

          Cũng bởi biết làm thơ, nên tiếp tục không thể không trưng dụng cái lợi khí tay trái của ḿnh, anh nhờ vần điệu tỏ t́nh:

 

         “ cô học tṛ nhỏ ơi

          thơ tôi không đủ lời

          em là vầng trăng tỏ

          giữa mênh mông cuộc đời”

                          (Cô Học Tṛ Nhỏ)

 

          Lời tỏ t́nh kín đáo, nhưng đầy đủ, khôn khéo quá. Chính nhờ cái bóng gió của thơ, gói nửa kín, nửa hở ḷng chân thật, nên cuối cùng đă góp thêm một ngày tuyệt vời vào kho t́nh nhân loại:

 

          “...em nhớ nhiều

          thầy có biết không

          một hôm thấy thầy lang thang trên sân

          em lên bàn thầy em t́m trong cặp

          đọc bài thơ t́nh thầy mới viết xong

 

          bài thơ t́nh đưa em vào đời

          biết giận biết buồn từ đó thầy ơi

          hết c̣n là cô học tṛ tinh nghịch

          em lớn lên thành thiếu nữ mất rồi...”

                                            (Huyền Thoại, 29)

 

          Cảm ơn những cô học tṛ đa t́nh, rộng ḷng. Bằng những ánh mắt, những nụ cười hay đến cả những cái háy, cái nguưt, cái trề môi... cũng là những gợi mở cho các chàng si t́nh. Những cuộc t́nh học tṛ, kể cả những dấu yêu giữa thầy và tṛ, xưa nay vẫn là những cuộc t́nh đẹp. Nhà thơ Trần Hoan Trinh, có lẽ đă thi vị hóa những ǵ ông sở hữu, để gởi đến chúng ta bài thơ Chuyện T́nh Học Tṛ:

 

          “ năm học ấy em bước chân vào lớp

          chào thầy xong đi vội vă đến bàn

          người thấy cả hồn ḿnh choáng ngợp

          như bất ngờ ch́m đắm giữa hào quang

  

          em e thẹn ngỡ ngàng nh́n xuống lớp

          mắt to đen và đôi má ửng hồng

          bàn tay ngọc vô t́nh đưa vuốt tóc

          gió bềnh bồng trên hai áng mi cong

 

          em nhẹ nhàng mở cặp vở học sinh

          dáng thơ ngây và hồn nhiên đến lạ

          áo trắng khép đôi chân bé nhỏ

          ṿng lưng thon mềm mại đẹp hiền ḥa

 

          buổi học chiều tiếng thầy giảng thiết tha

          mơ mộng có học hành chi được

          cứ mải mê nh́n em ngồi phía trước

          tóc dài đen xơa kín cả bờ vai

 

          thầy gọi em lên bảng sửa bài

          bỗng cuống quít như tên ḿnh thầy gọi

          theo từng chữ từng lời em nói

          phấn tay em mà tay ai lại run run

 

          ai quay lui có bắt gặp mắt ai không

          đang ngây dại ngắm nh́n em say đắm

          em mỉm cười rạng ngời ánh sáng

          đẹp vô cùng như một đóa phù dung

 

          rồi si mê đến hết cả mùa đông

          cả mùa xuân và mùa hè năm ấy

          ḷng ấp ủ một t́nh yêu bỏng cháy

          giữa trần gian như có một thiên đường

 

         mùa thu sau em không trở lại trường

         cả mùa thu sau mùa thu sau nữa

         để một người cứ mỏi ṃn chờ đợi

         cây phượng dài bên cổng cũng bâng khuâng

 

         em có bao giờ nhớ lớp xưa không ?

         nhớ bạn nhớ thầy nhớ bàn nhớ ghế

         nhớ sớm mưa giăng, nhớ chiều nắng xế

        nhớ sân trường áo lụa trắng bay bay

 

         bao giờ em nhớ tay trong tay

         chạy nhảy tung tăng, nói cười rối rít

         nhớ những bài thơ t́nh thắm thiết

         trên hành lang đứng viết tặng nhau

 

         thế đó một mối t́nh đầu

         đành câm lặng theo thời gian khép kín

         nhưng xa cách dẫu đầu sông cuối biển

         tận đáy ḷng họ vẫn nhớ nhau

 

         mối t́nh học tṛ nào có ǵ đâu

         nhưng bất tử và muôn năm vẫn mới

         gặp một lần nhưng một đời chờ đợi

         vấn vương cho đến phút tàn hơi

         mối t́nh học tṛ đẹp như ánh mặt trời

                                                       (trang 16)

 

          Cô học tṛ trong bài thơ là ai ?, tôi không c̣n nhớ. Nhưng cái cậu chợt giật ḿnh tưởng như bị thầy gọi tên, và run v́ những bụi phấn tay người, quả đúng là... tôi. Cũng đúng là bạn nữa, những cậu choai choai một thời trung học. Nhà thơ Trần Hoan Trinh chắc hẳn đă từng bước qua giai đoạn này, nên giải bày y như thật. Làm sao không thật được chứ, khi những rung động, những phút bất thần ‘yêu em là một t́nh cờ’ bao giờ cũng giống nhau.

          “...bằng bước nai con, hồn bướm rừng

          gặp ḿnh tôi bỗng thấy mùa xuân

          ḿnh qua tôi cúi đầu không nói

          để nhớ len vào buồn mênh mông”

                                                    (Thỏ Thẻ)

 

          Một người giàu thơ như Trần Hoan Trinh, đương nhiên phải dành cho người ḿnh yêu, những cánh hoa t́nh thắm tươi nhất. Thật t́nh, nếu không có bài viết của Tṛ Xưa Phan Thu Hà, (một nhan sắc của Đà Nẵng ngày nào), đóng góp ở những trang cuối, tôi cũng không biết bài Phương Thơ đă có mặt từ lâu, và được dành tặng riêng em gái một người bạn cũ của tôi, anh Lê Thái Giá. Bóng hồng trong thơ cũng chính là nàng thơ, nàng tiên, của Trần Hoan Trinh. Tṛ Xưa Phan Thu Hà kể chuyện phát hiện ra nhân t́nh của ông thầy rất dí dỏm, gọn nhẹ:

           “... Mùa thu hôm nay mây trắng bay mù

           trong suối mắt mùa thu rất tím

           xin để tôi về kết hương kỷ niệm

           nhớ thương suông cho đến thuở bạc đầu

                                                                              (Tạ Từ)

          “... Từ ai đă cho nguồn cảm xúc diệu vợi khiến ông thầy toán của chúng ta ‘biến đổi được những định lư, định đề’ thành những vần thơ trên ?

          Nhớ Đà Nẵng xưa, một ngày đầu thu, buổi mai trời chớm lạnh, lớp đệ nhị A gặp thầy và cô học tṛ hiền hiền của lớp trong hai chiếc áo laine mỏng, cùng kiểu và cùng một màu xanh lá cây nhạt, cho chúng tôi mường tượng đoán Phương Thơ của thầy từ đây

          Phương !

          duyên t́nh diễm ảo

          nét đoan trang băng trinh nếp áo

          chim yêu trên khoé mắt thơ ngây

          Phương

          đợi em đă lâu

          dáng bồ liễu thanh thanh

          vẻ trầm tư kín đáo

          nét hoa cười tha thiết đượm trên môi”

                                                                   (Phương Thơ)

          Đó chính là h́nh ảnh “nàng thơ” của thầy hay là Quư Phẩm của Một Thời Phan Châu Trinh....”

 

          Quí phẩm ở đây là một Quư Phẩm có da thịt, có linh hồn. C̣n những bài Thỏ Thẻ, Nao Nao, Tóc Thả Xuống Thành Thơ vv... hy vọng cũng khởi đi từ một dáng thanh xuân trong thơ Trần Hoan Trinh.

     

          Trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, một ngôi trường có tầm vóc của miền trung, nói riêng, của cả nước, nói chung. Dưới cái thanh thế lộng lẫy, uy nghi của một nhà cách mạng dân tộc, trường Phan Châu Trinh đă đào tạo được nhiều thế hệ thành đạt, hữu dụng cho tổ quốc. Tuyệt vời hơn nữa, từ vuông sân trường này những cuộc t́nh đẹp, nở hoa kết trái. Đă có rất nhiều cặp Thanh Thảo - Trương Duy Hy, Lê Qúy Phẩm - Trần Đại Tăng... Dĩ nhiên cũng không thiếu những ngậm ngùi, chua xót đủ để cho đời một số nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ. Tôi rất thèm trích dẫn ra đây một số thơ văn tiêu biểu. Nhưng lại thôi, để xin lạc đề, cung kính cảm ơn thầy hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc, dưới bút hiệu Hoàng Nguyễn, đă tỏ ḷng thương nhớ và ghi nhận sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh Phan châu Trinh, qua bài tâm t́nh cùng Những Người Bạn Trẻ (chắc quư bạn đă được đọc từ tạp chí Thế Kỷ 21)

 

 

          Tôi đă lướt qua một số thơ t́nh lứa đôi trong Bỏ Trường Mà Đi, nhưng những cụm hoa đó, theo tôi, không phải là giá trị duy nhất, đích thực của tập thơ Trần Hoan Trinh. T́nh cảm một đời với phấn trắng, bảng đen mới chính là chân dung của thi phẩm này.

 

          ta đến khi tóc xanh

          ta về khi tóc bạc

          này, mai trên trường xưa

          một người thiếu mặt

 

          ta đến hồn như trăng

          ta về ḷng như suối

          cây sao già trên sân

          ngươi thua ta một tuổi

 

          bước đi trên hành lang

          bước đi trong lớp học

          cộng lại bằng con đường

          nối ṿng quanh trái đất

 

          ta đă nói triệu lời  

          ta đă viết triệu câu

          bóng h́nh ta khắp nơi

          từng góc tường đóng bụi

 

          ta lặng lẽ âm thầm

          bốn mươi năm cửa lớp

          c̣n ǵ cho ta đây

          những ngày dài cỏ mục ?

 

          tiễn ta về hôm nay

          hàng cây xanh cúi mặt

          gốc phượng hồng ngẩn ngơ

          học tṛ th́ đâu mất

 

          ơi tượng đồng lặng câm

          người vô tri vô giác

          sao hiểu được ḷng ta

          như sóng triều dào dạt

 

          ơi phấn trắng bảng đen

          thôi cũng đành vĩnh biệt

          rồi năm tháng cuối đời

          chắc nhớ người tha thiết

 

          mai có ai khóc ta

          khi về thăm trường cũ

          cứ nh́n mây lưng trời

          lắng tai nghe gió thổ

 

          ta đến khi tóc xanh

          ta về tóc đă bạc

          đóa hồng nào cho ta

          sao đóa hồng tím ngắt”

                                            (Bỏ Trường Mà Đi)

 

          Tâm sự man man buồn của cuộc chia tay này, không nhuốm vẽ đau đớn, nhưng xót xa vô hạn. Ta đến khi tóc xanh, ta về khi tóc bạc, rồi lặp lại ta về tóc đă bạc, một xác định, một nh́n nhận chua xót đến năo ḷng. Ở đây c̣n cho thấy cái hoa tay đặt câu, dùng chữ của tác giả. Một đời người dài được mấy lần bốn mươi ? Nỗi tiếc nuối rơ ràng lấp ló đâu đó, trong cái nghi ngại, ta thán. Làm sao có thể không hồi tưởng tuổi thanh xuân lặng lẽ vụt qua. Ngày tiếp ngày, không nhận dạng được bước chuyển động của thời gian, nhưng rồi cái đến đă đến. Không tự hào mà là một lần soi thấy ḿnh trung trực: ta đến hồn như trăng, ta về ḷng như suối. Đến đi vẫn luôn luôn trong sáng, nhẹ nhàng. Những chút ǵ c̣n đọng lại khắp nơi, ngay trên những giọt bụi ? Dù có được thăng hoa vẫn không thể xóa ngậm ngùi. Hàng cây, gốc phượng, phấn trắng bảng đen, rơ ràng đă dùng tấm ḷng để thay bàn tay vẫy. Có cúi mặt, có ngẩn ngơ, có lặng câm... thơ đều nh́n rơ hết. Cảm ơn những chân t́nh. Người ra đi, đang lắng tai nghe lại những mẩu vụn kỷ niệm, qua tiếng thơ sâu thẳm của chính ḿnh. Cả một đời dạy học dài bốn mươi năm, một lượng thời gian tưởng chừng đă đủ đi ṿng quanh trái đất bước đi trên hành lang/ bước đi trong lớp học/ cộng lại bằng con đường/ nối ṿng quanh trái đất , nhưng rơ ràng trong phút giây đó, người thơ không đi qua khỏi những buồn phiền trong lần chia tay vĩnh viễn. Bốn câu thơ giản dị, nhưng thật đẹp trong một liên tưởng tạo h́nh ảnh rất thơ.

          Với mười đoạn ngũ ngôn, người thầy giáo bỏ cuộc chơi, đă dàn trải đủ và hết ḷng ḿnh. Thú thật, lâu nay tôi đọc thơ Trần Hoan Trinh không được kỹ.  Cũng may vẫn c̣n đủ thời giờ đọc lại và gặp được những thú vị như hôm nay. Có một nhận xét, theo chủ quan của tôi: Trong đoạn 7, nếu tác giả hướng cảm xúc và suy nghĩ qua một chiều khác, có thể, với riêng tôi, sẽ thoải mái hơn. Bởi v́ tượng đồng ở đây, tuy thực chất vốn vô tư trung trực như tác giả viết, nhưng là h́nh tượng của một nhân vật cách mạng, đang là biểu tượng cho ngôi trường.  Tại sao chúng ta không tưởng tượng, để nh́n thấy linh hồn của bức tượng. Linh hồn đó lại biết ngậm ngùi, cảm thông với những lời an ủi vô âm. Hồn thơ của đoạn này chắc sẽ giàu hơn, đậm đà hơn.

         

         Trần Đại Tăng đă thật sự chia tay với nghiệp giáo chức. Nhưng Trần Hoan Trinh vẫn tiếp tục ở lại với mái trường. (“... người ra đi nhưng ḷng c̣n ở lại / nên thơ tôi cứ măi măi ngậm ngùi...”. ) Một mái trường suốt đời làm thầy, anh gắn bó chung thủy, “ôi ngôi trường thân yêu /cả một đời ở đó” nhưng “vẫn c̣n thấy chưa nhiều / vẫn c̣n nghe mới lạ” bởi v́ ngôi trường đó “... là hơi thở/ đă nuôi sống t́nh anh”.

          Cũng từ mái trường đó, Trần Hoan Trinh cùng bạn đồng nghiệp, cùng đám học tṛ qua nhiều niên khóa khác nhau, dựng nên được “một thời Phan Châu Trinh” lấp lánh những kỷ niệm: “... anh chợt thấy sáng nay trong nắng lạ / cả một thời vang bóng Phan Châu Trinh qua” với một Trần Đ́nh Quân (nhạc sĩ) xanh xao ủ rũ, với “những khuôn mặt ghen hoa thẹn nguyệt/ Thu Liên, Thu Hà, Qúy Phẩm, Bích Quân” cùng những tên gọi thân t́nh: Tâm Nguyên (tiếng hát học tṛ), Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đ́nh Nghĩa, Liên Phượng (Nguyễn thị) Duy Nhân (Phan Chánh Dinh), Luân Hoán (Lê Ngọc Châu), Hà Nguyên Thạch (Nguyễn Văn Đồng), Phan Nhật Nam, Lệ Hằng, Nguyễn Bá Trạc...

          Cái hạnh phúc của Trần Đại Tăng, cái hănh diện của Trần Hoan Trinh, nằm ở chỗ, môn đồ của anh thương yêu anh. Những người không trực tiếp được anh giảng dạy cũng một mực kính quí. T́nh cảm này một phần do lễ giáo, một phần từ cái thực tài lẫn đạo đức. Anh lăng mạn nhưng nghiêm túc, đứng đắn. Anh mơ mộng, nhưng yêu nghề, tṛn bổn phận làm thầy. Hai cánh tay, hai nghiệp dĩ như luôn luôn tương trợ nhau. Nhờ vậy, ng̣i bút Trần Hoan Trinh thật sung sức, gieo trồng trên cánh đồng văn học, những nụ thơ thời học tṛ, hơn hẳn những người làm thơ khác. Khởi đầu tập thơ là Chiều Một Ḿnh Sân Trường, dẫn theo những Tháng Năm Huyền Thoại, Chuyện T́nh Học Tṛ, Xin Chào, Thưa Thầy C̣n Nhớ Con Không, Tóc Trắng Sân Trường, Bỏ Trường Mà Đi, Cho Em Một Cành Phượng Đỏ, Huyền Thoại, Dạy Toán, Lời Buồn Bên Lớp Học Chiều, Chiều Đi Qua Trường, Một Đời Thầy Một Đời Thơ, Một Chiều Về Thăm Trường Cũ, Tấm Bảng Đen, Thoáng Buồn, Hoa Phượng, Ngày Xưa Ngày Nay, Có Một Ngôi Trường Có Một T́nh Yêu, Học Toán, Tiếng Chim Ngoài Cửa Lớp, Nói Ǵ Với Em, Điểm Không Điểm Mười, Cúi Đầu, Bài Thơ Học Tṛ, Lang Thang Cửa Lớp Sân Trường, Con Ong Làm Tổ, Được Tin Người Bạn Chết Trên Bục Giàng, Cô Học Tṛ Nhỏ, Bỏ Lớp Mà Đi, Chiều Trên Sân Trường, Bài Ca Bẻ Phấn, Một Lần Đi, Thơ Viết Bên Cửa Lớp Trường Tư, Buổi Học Cuối, Một Thời Phan Châu Trinh... Chỉ đọc những tựa bài nêu trên, những ai đă từng có những tháng năm với sách đèn, chắc đều tưởng như gặp lại một chút ǵ đó thân thương của riêng ḿnh.

 

          Bỏ Trường Mà Đi, không chỉ qui tụ những bài thơ đậm đà hương bút mực, mà c̣n rất phong phú trong nhiều nội dung khác. Những suy tư về cuộc đời, về thân phận cũng được tác giả diễn đạt dưới một phong thái giản dị, không cầu kỳ. Ḍng thơ như một mạch nước, có lúc êm đềm, có lúc gợn lên những thao thức nhẹ nhàng, sâu lắng. Sẽ rất là vu mơ hồ, nếu không trích dẫn đôi bài tiêu biểu:

 

          “Xin khép lại một trang đời mộng ảo

          vẫy tay chào năm tháng đă đi qua

          mai anh về như con chim trốn băo

          đứng co ḿnh nhớ biển rộng trời xa”

                                                  (Bài Du Ca Cuối Cùng)

       

          “ḿnh về bỏ đó chiêm bao

          không c̣n bụi phấn bám vào tóc sương

          áo em bay trắng đêm buồn

          tiếc ngơ ngẩn một thiên đường đă xa”

                                                (C̣n Đó Nỗi Buồn)

 

          “... ta một đời tỳ khâu

          đi lang thang khất thực

          sao trên từng bước đau

          Tâm vẫn không tỉnh Thức...”

                                                 (Giọt Thiền)

 

          “...anh kà du tử

          đứng trên phố buồn

          nghe ḷng như sóng

          trôi vào hoàng hôn...”

                                             ( 1 con đường bên 1 ḍng sông)

 

        

          Bỏ Trường Mà Đi không phải là tác phẩm đầu tay của ông thầy dạy toán đa t́nh. Anh đă có khai trong Tự Khúc : “ta đến hai tay không/ ta về hai tay trắng/ chẳng có ǵ mang theo/ ngoài chút t́nh nghĩa nặng...” Nhưng, h́nh như trong gói hành lư, anh đến với trung học Phan Châu Trinh, c̣n có tập thơ đầu tay, Tôi Khóc Em Cười. Nghiệp thơ của anh, có thể khởi đi từ đất thần kinh, nhưng chắc chắn vững mạnh nhờ khí hậu thơ Đà Nẵng, Quảng Nam. Hẳn thế, nên Trần Hoan Trinh c̣n có thi phẩm “Tóc Trắng Sân Trường” trước khi “Bỏ Trường Mà Đi”

 

          Điểm sau cùng, tôi không thể bỏ qua. Đó là những đóng góp t́nh nghĩa, bằng các bài viết, của những khuôn mặt được gọi là Tṛ Xưa. Từ một Phan Nhật Nam nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học, đến những tay viết ngọt ngào và chín chắn như tṛ xưa Phan Thủy, tṛ xưa Phan Thu Hà, tṛ xưa Nguyễn Hữu Viện, tṛ xưa Lê Thị Thanh Sơn, tṛ xưa Phan Thái Yên Thy... Bài thay lời tựa tuy hai chữ tṛ xưa không kèm theo một quí danh nào. Nhưng qua vóc dáng chữ nghĩa có thể đoán được người viết bài, đi lại đă nhiều trong lănh vực cầm bút. N ?. T?... dù là ai, cái t́nh bày tỏ kia mới đáng quí.

          Cảm ơn thầy Trần Đại Tăng, cảm ơn nhà thơ Trần Hoan Trinh, cảm ơn đôi mắt trên đoạn đường Đống Đa, cảm ơn Nguyễn Hữu Viện, Thu Hà, Phan Thủy, Yên Thy, Thanh Sơn, Phan Nhật Nam...

          Tôi thật t́nh thèm viết hai chữ “tṛ xưa” phía trước tên ḿnh, để kết thúc những ḍng ba hoa. Nhưng thật mắc cở, bởi thực chất, tôi chỉ được “xưa” có một nửa. Thầy và các bạn hiểu ra rồi đó.

 

Hà Khánh Quân

(10g 18’ ngày 03-9-2009)