gii thiu

“theo chân

nhng tiếng hát”

ca h trường an

Đng Trn Huân

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

Hồ Trường An

 

 

 

 

 

          Tôi khá khó tính khi mua sách mà thường đọc sách tại thư viện, sách một vài nhà xuất bản thân gửi tặng, hay sách trao đổi với bạn bè. Nhưng lần này gặp cuốn Theo Chân Những Tiếng Hát của Hồ Trường An, tôi không chờ được đă nhờ mua ngay, nằm đọc trong nhà thương và thấy cuốn sách 20 đô la c̣n rẻ.


          Tôi muốn theo dơi các bộ môn văn học Việt Nam qua những cuốn biên khảo nhẹ nhàng, tương đối đủ v́ sợ mai đây không c̣n ai đủ sức viết loại này nữa khi mà trong nước cộng sản cố t́nh xóa bỏ mọi thành tích văn học của các nghệ sĩ Việt Nam thời kỳ quốc gia cuối thập niên 40 tới 1975. Về nhạc ta đă có sách của Phạm Duy, về văn ta có Vơ Phiến.


          Về nghệ sĩ tŕnh diễn có lẽ chưa có cuốn nào đáng chú ư. Ta chỉ có thể theo dơi sinh hoạt này qua những bài báo, những tạp chí chuyên về ca nhạc nhưng các bài viết tiếc thay đa số chỉ để quảng cáo, tâng bốc hời hợt bên ngoài, những điều mà ai lưu tâm đến ca nhạc đều đă biết cả rồi.

          Theo Chân Những Tiếng Hát do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, Virginia, phát hành cuối 1998. Sách khổ nhỏ in đẹp, dày 392 trang, b́a 4 màu của Vơ Đ́nh. Nội dung gồm 11 chương bao trùm khoảng thời gian dài từ lúc mới h́nh thành chính quyền quốc gia cho tới ngày đứt phim 30. 4. 75 và nói tới hàng ngàn ca sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ, vũ công, nghệ sĩ ngâm thơ v . v . . . kèm theo phụ bản h́nh 42 ca, nhạc sĩ và một h́nh tác giả


          Mới đọc lướt qua chưa đọc kỹ ta thấy kư ức của tác giả quả là phi thường. Tôi nhớ khi c̣n học tiểu học ở Hà Nội, tôi rất ghiền xi nê, nhịn quà để coi phim hay mua sách. Không có tiền vào rạp th́ đi dạo các rạp xin các tờ quảng cáo nâng niu đóng tập, dày cộm như từ điển. Tôi nghĩ Hồ Trường An ngoài kư ức phi thường có thể cũng ôm nặng những từ điển quảng cáo như tôi chăng?


          Khác với một vài cuốn biên khảo của các đấng học giả, tiến sĩ, giáo sư dầy cộm với những danh từ cao siêu khó hiểu mà đôi khi cũng chẳng thuyết phục nhiều, tưởng tượng khi đọc phải ngồi nghiêm chỉnh trên bàn tôi sợ quá và tôi càng thích Hồ Trường An hơn.


          Tác giả Theo Chân Những Tiếng Hát viết như chơi, như kể chuyện mà súc tích, lôi cuốn độc giả đi theo. Hồ Trường An phê b́nh nhận xét vui vẻ, không khô khan và thẳng thắn không sợ mất ḷng ai. Ông cũng nhiều lúc đi vào những đời sống riêng tư của nghệ sĩ mà nhiều người viết loại này thường né tránh. Tại sao phải né tránh nhỉ? Một ca sĩ một nhạc sĩ lừng danh chinh phục trái tim hàng triệu khán thính giả, th́ khán giả cũng có quyền biết sơ sơ về gia đ́nh, về cuộc sống riêng tư, về những thăng trầm của họ bên ngoài sân khấu. Họ nổi lên nhờ quần chúng th́ quần chúng cũng có quyền biết về những cuộc sống riêng mà không riêng của họ. Nếu mất công hoan hô cả đời một nghệ sĩ để rồi chỉ được coi những hoạt động của họ trên sân khấu, coi những quần áo đẹp họ mặc, đọc toàn những lời tâng bốc th́ cứ xem các tờ quảng cáo là quá đủ rồi.

Hồ Trường An sinh sống trong Nam nên phần ca sĩ miền Bắc hồi đầu quốc gia tôi thấy ông không nhắc tới hai ca sĩ được nhiều người ưa thích. Người thứ nhất là Thanh Hằng, không đẹp lắm nhưng khi ra sân khấu với cặp mắt lờ đờ trắng như mắt cá trôi và giọng ca truyền cảm đă làm nhiều người say đắm. Bản hát tủ của cô là bài Tan Tác của Tu Mi, sau này nghe đồn tác giả ca khúc trở thành chồng ca sĩ và nàng bỏ nghề luôn.


          Người thứ hai tôi không c̣n nhớ tên nhưng chắc nhiều vị cao niên c̣n nhớ. Nàng nổi tiếng đồng thời với Lệ Thanh. Hai nữ ca sĩ này tài ngang ngửa nhưng nàng chỉ hát khoảng một năm rồi vào Nha Trang kết hôn với một bác sĩ và cũng bỏ nghề.


          Tôi nhớ những buổi trưa hè Hà Nội nóng cháy, ngồi trên gác ba học bài mà vẫn nghe giọng ca của mấy ca sĩ nói trên từ những máy thu thanh từ các lầu ba khác mở lớn phóng lên bầu trời oi bức đă cuốn hút hồn tôi từ đó và c̣n gây ấn tượng tới tận bây giờ.


          Một thiếu sót dễ sửa của Theo Chân Những Tiếng Hát là cuốn sách nói tới hàng ngàn danh nhân c̣n sống mà thiếu một cái mục lục tên người. Khi đọc qua vài chục trang độc giả gặp một chi tiết muốn so sánh tác giả phê b́nh hai ca sĩ khác nhau ở chỗ nào th́ lại khá ngại ngùng nếu phải giở lại từ đầu để ṃ mẫm từng gịng.


          Như cuốn hồi kư Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên cũng nói tới vài trăm người cộng sản đóng góp vào cuộc điêu linh hóa nước Việt cũng thiếu một mục lục tên người.

          Cuốn hồi kư A Soldier Reports của tướng Westmoreland, theo cách làm cẩn trọng của nhiều tác giả Mỹ có một mục lục tên người đầy đủ nhưng khi nhà Thế Giới ở San Jose, CA in bản dịch Việt ngữ đă quên béng cái mục lục mà có lẽ bị coi là lẩm cẩm này đi cho tiện việc. Thật là đáng tiếc. Ấy là chưa kể chuyện chẳng cần tôn trọng nguyên bản ngay cái tên sách nữa. Tên sách của Westmoreland đặt là A Soldier Reports, có thấy bản tường tŕnh nào đâu, chữ report là động từ ngôi thứ ba đang chia th́ phải là Người Lính Báo Cáo chứ sao bản Việt ngữ lại mang cái tên Bản Tường Tŕnh Của Một Người Lính mà chắc ông tướng khiêm nhường Westmoreland chẳng muốn.

          Việc làm một mục lục tên người cho kỹ không tốn công nếu ta chịu khó bỏ th́ ra một hay hai ngày cho một cuốn sách 500 trang khi sách đă tŕnh bày xong và có số trang đầy đủ


*

         Trở lại với Hồ Trường An điểm lướt hàng ngàn nghệ sĩ suốt mấy chục năm hẳn là phải t́m ra rất nhiều ngọc quư tuy không phải tất cả đều toàn bích.


          Khi cần chê ông cũng ngập ngừng nghĩ tới bạn bè nên có lúc mượn tay kẻ khác. Phê b́nh Chế Linh, ông đă mượn lời hai nhà văn Túy Hồng và Phạm Quốc Hùng:

- Giọng Chế Linh là giọng nửa trong nửa đục, nửa âm nửa dương, nửa trống nửa mái, nửa đực nửa cái . . Giọng hát Chế Linh như giọng con heo nái đang lúc động cỡn được chủ nhà lấy cọng dọc mùng thọc vào bí huyệt khoái lạc của nó cho nó đỡ ngứa ngáy t́nh dục (tr. 272).


          Dần dà chính ông chê bai thẳng cánh. Khi chê một ai ông cũng nói thẳng ư nghĩ của ḿnh không sợ ai buồn, không cần chi xă giao đăi bôi.


          Xin trích vài câu tác giả nhận xét về vài ca sĩ:

- Khuôn mặt cô là khuôn mặt trứng ngỗng, đôi mắt lá răm hơi nhỏ, giọng hát hơi lu ch́m. Suốt quăng thời kỳ mới lớn với tấm nhan sắc thịt không ra thịt cá không ra cá ấy, không ai nghĩ rằng Phương Hồng Hạnh có thể tiến xa trên đường sự nghiệp (278).


- Thanh Lan có cái bậy là cô thích khỏa thân trên màn bạc, dù trong những màn ấy cô vẫn che ở ba chỗ cần phải che trên thân thể. Nhưng cái ức của cô không mịn, sủng ngực cô không báo hiệu một nét gồ ghề của cặp nhũ hoa, đôi chân cô không dài, đùi cô không săn chắc, mông cô không vun cao và tṛn trặn (286).


          Nhưng phải nói là tác giả khen nhiều hơn chê. Chê làm sao được khi một nền ca nhạc trải dài trên 20 năm với hàng ngàn nghệ sĩ tự do phát triển không g̣ bó.


          Những nhận xét của Hồ Trường An về Tâm Vấn, Kim Chung, Bích Hợp, Thanh Hùng, Elvis Phương, Quang Minh hẳn phải làm các ca sĩ ấy hài ḷng, phập phồng cánh mũi khi đọc những gịng văn hoa chải chuốt nói về ḿnh (66, 90, 196, 310, 385).


          Ông không tiếc lời khen mà có lẽ chỉ oán hận tiếng Việt quá nghèo nàn tính từ cho ông sử dụng khi viết về những người ông yêu thích. Cũng phải cần trích thêm một vài câu cho cụ thể:


Về Lệ Thủy:


- Luôn luôn chị lấy màu xanh làm chuẩn trong cách chọn áo dài: thiên thanh, lam ngọc, hồ thủy, thanh tùng, bích liễu, thúy trúc, bích ngọc, uất lam, tĩnh thanh v.v . . .
(43

, 44)


Về Tâm Đan:


- Những màu đỏ mà cô mặc gồm màu phi hồng tươi sáng ánh ráng chiều, màu hồng đan gồm mầu hồng tươi pha chút xám bạc, màu hồng hạnh gồm màu đỏ ửng ánh vàng kim nhũ, màu yên chi thắm thiết sắc đỏ bông vang (238).

Về Băng Tâm:


- Đó là màu tể thanh như màu da trời sau cơn mưa. Đó là màu cát thúy của lông chim trả hoặc của ngọc xa phia. Và đó là màu hoàng yến của hoa mướp trong miền quê thơ mộng (239 )


Về Hồng Vân:

- Những chiếc áo dài để diện với khăn vành giây thường có màu thúy ngọc trông ngọt cả mắt, màu yên chi thật thắm rỡ rỡ, màu hoàng yến sóng sánh ánh nắng mai, màu lục ngọc thắm biếc như mạ non, như đọt chuối . . .(304, 305)

          Độc giả đọc một số lời ca tụng đă thấy mệt chưa? Riêng tôi thấy Hồ Trường An đă t́m ra và sáng tạo ra nhiều tính từ để đưa ta vào mê hồn trận. Vừa đọc ta vừa lâng lâng nghĩ ông vừa là họa sĩ, vừa là thợ nhuộm, vừa là nhà vẽ kiểu y phục, vừa là chủ tiệm kim hoàn, vừa là người chơi hoa kiểng. Có nhiều chữ, nhiều màu mà giá kê cứu trong sách vở chẳng t́m ra nhưng chúng có tác dụng lừa người vào cơi mộng để lim dim hai mắt không c̣n phân biệt nổi thật hư. Hàng ngàn ca sĩ mà chỉ có vài chục tính từ tưởng làm cho tác giả bó tay. Những tiếng rựa ràng, ngân nga, vàng ṛng, ngọc báu, cuồn cuộn, láng lai . . . cứ phải nhắc đi nhắc lại là v́ thế.


          Tuy chỉ là một cuốn sách văn nghệ không nặng mầu sắc chính trị nhưng bàng bạc trong từng câu văn ta thấy lập trường của tác giả rơ ràng qua nhiều nét: chống xâm lăng, chống độc tài gia đ́nh trị, chống cộng, chống nhân danh văn nghệ để mập mờ giao lưu văn hóa theo cộng sản . . .

          Cuốn sách lấy 30. 4. 1975 làm mốc cuối nhưng tác giả nhiều lúc vượt qua mức thời gian này khi có những sự kiện cần liên hệ. Tuy nhiên tác giả không viết một chữ nào tới Paris by Night của nhóm Thúy Nga một nhóm có những đóng góp đáng kể. Phải chăng v́ cái thân cộng của băng Paris by Night 40, rồi tới sự thiếu phục thiện của nhóm này đă khiến ḷng bao dung của khán giả mệt mỏi. Độc giả và thính giả nhiều nơi vô cùng thán phục lập trường dứt khoát của một số nhà báo tuyên bố không đăng quảng cáo cho Paris by Night và đă làm như vậy. C̣n nhiều cơ quan truyền thông khác cũng có những hành động tương tự. Người quốc gia không hẹp ḥi mà mong mỏi chuyện khó khăn là d́m một cơ sở thương mại như Thúy Nga nhưng cần phải có thái độ một thời gian một năm, hai năm, vừa đủ để cho họ tỉnh ngộ.


          Nhiều nhà văn lớn, tờ báo lớn đă ngang nhiên xài những từ ngữ sai hay ngô nghê hay có dụng ư tuyên truyền do Việt cộng đặt ra như hồ hởi, quân hàm, giải phóng Sài G̣n, chính quyền cách mạng, quá độ, hộ khẩu . . . th́ ta ít thấy bóng dáng những chữ loại này trong sách của Hồ Trường An. Có một lần - có thể là để mỉa mai - ông không gọi máy computer là com puy tơ, máy điện toán, hoặc là máy vi tính như cộng sản dùng mà ông đặt ra tiếng mới là máy vi toán (80).



*

          Cuốn sách có khá nhiều lỗi lầm nho nhỏ mà chúng tôi thấy cần nêu ra ở đây không với ư bới lông t́m vết. Nhưng mong ước tác giả lưu ư sửa lại những sai lầm nếu ông chịu thừa nhận để cho cuốn sách khi tái bản càng có giá trị hơn.


Một vài lỗi nhỏ :



- . . . ngồi trong quán cà phê ở đường Pellerin (về sau gọi là đường Nguyễn Công Trứ) (tr. 28) (Ư kiến ĐTH, chữ nghiêng): Đường Pellerin Sài G̣n chưa bao giờ đổi là đường Nguyễn Công Trứ cả. Đường Pellerin đổi thành đường Pasteur từ trước. Sau 1975, trong đợt đổi tên đầu tiên cộng sản thay tên Pasteur bằng Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 1991 chiều ḷng người Pháp lại phục hồi tên đường Pasteur và Nguyễn Thị Minh Khai chuyển sang nửa đường Hồng Thập Tự. Đường Công Lư đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Nguyễn Công Trứ nằm xa khu Lê Lợi, lối sang Khánh Hội gần sông Sài G̣n , nơi có những cao ốc như ngân hàng Anh The Chartered Bank, nhà hàng ăn Nhật Bản King v. v . . . Cũng v́ chuyện cộng sản đổi tên hai đường Tự Do và Công Lư nên dân Sài G̣n đă truyền khẩu nhau hai câu thơ châm biếm: Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lư. Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.


- Nói về các đĩa hát tác giả viết: . . . giọng Ái Liên, Kim Chung và Lê Thương được phân phối như sau (tác giả liệt kê ba đĩa) (24) . . . C̣n những đĩa Oria từ bên Pháp gửi về với các nam ca sĩ Văn Lư, Hải Minh (một biệt hiệu của Trần Văn Khê), Hoàng Lan và Bích Thuận (tác giả liệt kê tám đĩa (25) . . . Những đĩa hát từ ngoài Bắc đem vào Nam có (tác giả liệt kê bốn đĩa) (24) (Người ta không tin là những hăng đĩa hát lớn kể trên chỉ phát hành được một số đĩa nhỏ nhoi như tác giả khẳng định. Cuối những câu này nên để hai chữ vân vân th́ hơn. Thử hỏi ngay như Phạm Duy đă sáng tác hàng ngàn ca khúc, liệu ông có thể một lúc nhớ được tác phẩm của ông gồm bao nhiêu không mà người ngoài dám khẳng định ông sáng tác được 997 hay 1003 ca khúc?).

- Giọng hát sao mà hùng dũng như thác Cam Ly (43) . . . cái dũng mănh ào ạt của thác Cam Ly (196) (Du khách tới Đà Lạt nếu muốn coi những thác hùng dũng th́ đi các thác Pongour, Gougah chứ không ai coi Cam Ly là một thác hùng dũng hay dũng mănh ào ạt cả. Thác Cam Ly tiện lợi là nằm ngay trong thành phố, có các quán hàng đẹp đẽ nhiều mầu sắc, thế thôi. Mùa mưa thác Cam Ly cũng chỉ như một con suối, mùa khô nước rỉ rách yếu ớt du khách đi qua thác như không. So sánh với thác Tuyền Lâm khai thác sau này, Cam Ly cũng c̣n kém).


- Hai bản nhạc ngoại quốc thịnh hành nhất là Hà Nhật Quân Tái Lai (có nghĩa là Ngày Nào Chàng Trở Lại) và bản Shina no Yoru (Tô Châu Dạ Khúc) (49, 50) (Ca khúc Nhật Shina no Yoru không phải là Tô Châu Dạ Khúc mà là Trung Hoa Dạ Khúc hoặc Đêm Trung Hoa. Tiếng Nhật Shina là Trung Hoa, No là của, Yoru là ban đêm. Bài này rất phổ biến đi đâu cũng nghe hát lời Việt: Đêm trường thanh vắng gió lướt qua ngàn thông. Lắng nghe như ru ḷng. Một ḿnh trong đêm tối, chờ một h́nh bóng ai. Luôn luôn đắm đuối trong u sầu riêng. Ta luyến tiếc thương cho người t́nh xưa. Nhớ hồi nào cùng với nhau , . . Ca khúc Nhật khác là Tô Châu Dạ Khúc cùng thời nhưng không nổi lắm.)

- . . . Bài dân ca Đan Mạch mà Thông Đạt đặt lời Việt có cái tựa là Trên Đồng Trong Rừng (108) (Nhiều người nói bài này là dân ca Phần Lan. Những bản nhạc phổ biến trong vùng kháng chiến chỉ ghi Trên Đồng Trong Rừng của Phan Lan, không thấy ghi Thông Đạt nên khá nhiều người tưởng tác giả là Phan Lan)

- C̣n đài Philco Radio là của tư nhân người Pháp đặt ở đường Catinat (sau đổi là đường Nguyễn Huệ (118). . . Lại có tiệm Ménestrel ở đường Catinat (sau đổi là đường Nguyễn Huệ) (121) (Đường Catinat, Sài G̣n chưa bao giờ mang tên là Nguyễn Huệ cả. Thời cộng ḥa đường Catinat đổi là đường Tự Do, khi cộng sản chiếm miền Nam họ đổi là đường Đồng Khởi. C̣n đường Nguyễn Huệ là đường song song với đường Tự Do, đổi từ tên Pháp của đường Charner, khi cộng sản chiếm Sài G̣n vẫn giữ nguyên tên Nguyễn Huệ chứ không xóa bỏ để thay bằng một tên cán bộ cắc ké như ở vài tỉnh lẻ)


-Tiệm Harmonia ở đường Lagrandière (về sau đổi là đường Gia Long) (121). (Nếu kể cả tên hiện thời do cộng sản đổi th́ là đường Lư Tự Trọng).


-Ḍng Sông Xanh của Johann Strauss (tức Le Beau Danube mà do Phạm Duy phổ lời Việt) (183 ) (Phải ghi đủ tên bản nhạc là Le Beau Danube Bleu. Nếu thiếu chữ Bleu sẽ chỉ là Ḍng Sông Danube Đẹp)


-Túy Hồng có đóng ba phim: Gác Chuông Nhà Thờ (do Lê Ḥang Hoa đạo diễn), Nhà Tôi (do Lê Dân đạo diễn) và sau hết là phim hài hước Lệnh Bà Xă (194) (Không nên khẳng định là chỉ có ba phim. Có chắc không? Nên viết với chữ vân vân ở cuối câu).


- Từ năm 1969 đă có đài truyền h́nh ở Việt Nam (322) (Sài G̣n có đài truyền h́nh từ cuối năm 1966. Cuối năm ấy đài phát dưới đất chưa xây xong nên mỗi đêm phát h́nh từ máy đặt trên phi cơ bay trên không phận Sài G̣n suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi đó máy truyền h́nh tư nhân cũng c̣n ít nên chính quyền thành phố cho đặt nhiều máy công cộng ở nhiều góc đường phục vụ cho nhân dân lao động. Năm 1967 đài phát dưới đất đă xong và nhiều gia đ́nh có máy truyền h́nh nên các máy công cộng giảm dần. Người Sài G̣n hẳn không quên là đă coi h́nh ảnh chiến sĩ ta diệt cộng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, tháng 1.1968, của Việt cộng trên đài truyền h́nh Sài G̣n chứ đâu phải chờ tới năm 1969)


- Những ca sĩ thời trang dần lấn chiếm đài Quân Đội (322) (Hai chữ thời trang do từ tiếng Pháp mode và từ tiếng Hán có nghĩa là kiểu y phục, trang phục chứ không hề có nghĩa là ăn khách, thịnh hành, đang nổi tiếng như Hồ Trường An muốn nói. Có thời kỳ nhạc sĩ Bảo Thu có một chương tŕnh ca nhạc trên đài truyền h́nh Sài G̣n mang tên Thời Trang Nhạc Tuyển khiến thi sĩ Hà Thượng Nhân đă lên tiếng phân tách cái sai của cái tên Thời Trang Nhạc Tuyển trên nhật báo Tiền Tuyến)


- Vào dịp tết Mậu thân có 7 văn nghệ sĩ cộng sản hồi chánh . . . Về bên âm nhạc có giáo sư Lê Ba (322) (Theo chúng tôi biết giáo sư âm nhạc cộng sản về hồi chánh là Lê An chứ không phải là Lê Ba. Chính chúng tôi đă phỏng vấn ông trên đài truyền h́nh Quân Đội vào dịp đó. Cũng xin kể thêm là cùng thời kỳ chúng tôi c̣n phỏng vấn nhạc sĩ cộng sản miền Nam hồi chánh là Phan Thế. Khi thông báo cho nhạc sĩ Phan Thế là ông chuẩn bị trả lời phỏng vấn, ông đă đề nghị với Cục Tâm Lư Chiến là xin được phỏng vấn bởi nhạc sĩ Phạm Duy hoặc nhà văn Văn Quang. Cục trả lời rằng chỉ chấp thuận cho anh Đặng Trần Huân phỏng vấn ông. Cục sẵn sàng để nhà văn Văn Quang hay nhạc sĩ Phạm Duy phỏng vấn nếu người hồi chánh là Lưu Hữu Phước chẳng hạn).


- Kim Xuân có đóng một vai quan trọng trong phim Loan Mắt Nhung . . . dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tựa của Duyên Anh (365) (Tác giả tiểu thuyết Loan Mắt Nhung là Nguyễn Thụy Long chứ không phải là Duyên Anh)

*

          Trang cuối sách tác giả tâm sự: Dù nhớ nhiều hay nhớ ít tôi cũng ghi lại những ǵ mắt thấy tai nghe về các bộ môn văn nghệ, không sợ viết sai, không sợ viết thiếu. Tôi chỉ sợ ḿnh không đủ tấm ḷng bền sắt son để viết về chúng mà thôi (385).


          Tôi không đồng ư với ông là khi cầm bút cứ viết bừa mà không sợ viết sai. Trái lại đă cầm bút th́ phải thận trọng, chịu trách nhiệm về những điều ḿnh viết. Nhưng với t́nh trạng thiếu thốn tài liệu ở ngoại quốc như hiện nay viết được một cuốn như Theo Chân Những Tiếng Hát là một nỗ lực đáng khen. Tác giả sẽ lắng nghe những đóng góp của bạn bè, của chính những nhân vật được nói tới, của độc giả để bổ sung vào lần tái bản, cuốn sách càng có giá trị thêm.


         Nhà văn Vơ Phiến khi in xong Văn Học Miền Nam Tổng Quan vẫn tiếp tục ḍ hỏi bạn bè để bổ sung cho cuốn sách khi in lại lần hai và sắp in lại lần thứ ba. Và bây giờ ông vẫn thường xuyên liên lạc với những người am hiểu để bổ sung, sửa chữa thêm những sai sót dù rất nhỏ. Cách làm việc thận trọng của Vơ Phiến, Nguyễn Hiến Lê. . . thật là đáng khen. Sự thận trọng của người cầm bút rất cần thiết v́ độc giả tin ở họ nên không thể đánh lừa họ bằng sự cẩu thả.

          Tôi tin cuốn Theo Chân Những Tiếng Hát sau mỗi lần in lại sẽ càng có giá trị hơn nữa, giá trị của một cuốn biên khảo vui tươi cho các thế hệ sau cất trong tủ làm tài liệu chứ không theo số phận những cuốn tiểu thuyết tầm thường xem qua lúc đi xe tàu rồi liệng bỏ.


          Ngày nay chúng ta đă có những cuốn tự điển Việt Nam tương đối có giá trị như của Lê Văn Đức, của Hội Khai Trí Tiến Đức, những cuốn mới soạn sau 1975 của Hà Nội nhưng các nhà soạn tự điển lớp sau không thể không tham khảo và quên ơn cuốn từ điển Việt Nam mở đường đầu tiên của Huỳnh Tịnh Của dù rằng cuốn này không c̣n giá trị phổ thông và chẳng c̣n bày bán trên thị trường.

Tháng 4. 1999

Đặng Trần Huân

(Trích Chữ nghĩa bề bề)