Đc Trang Sách

Nhng Gic Mơ Bay

ca Nguyn L Uyên

Nguyn th Hi Hà

 

 




 

 

 

 

 

 

Thật là mơ ước rất nhiều nhưng thực hiện th́ chẳng được bao nhiêu. Tôi khoác lác nói trước là hôm nay tôi sẽ viết về quyển Trang Sách và Những Giấc Mơ Bay (TSvNGMB) của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên (NLU), nhưng, tôi không có đủ th́ giờ để suy nghĩ cho chính chắn hơn bởi v́ cuối tuần có một vài việc nhỏ bất ngờ xảy ra lấy mất th́ giờ tôi dành để chuẩn bị viết. Tuy đă đọc xong quyển sách nhưng chưa được ngấm cho lắm. Có ai t́nh cờ đi ngang đọc bài viết này xin rộng ḷng tha thứ cho bài viết cỏn con, không dám khua môi múa mỏ là điểm sách lại càng không dám nói là phê b́nh. Coi như đây là cái ghi chú để dành cho riêng ḿnh ngày sau đọc lại.


Tôi có hai quyển sách của ông NLU. Đó là quyển Nguyễn Lệ Uyên Chân Dung Tự Vẽ và quyển TSvNGMB. Tiểu sử của ông cả trên hai quyển này chỉ nói vỏn vẹn ông là người Tuy Ḥa Phú Yên. Về tuổi tác tôi đoán ông gần lứa tuổi với các ông Trần Hoài Thư, Lữ Quỳnh, Nguyên Minh có nghĩa là ông sinh ra vào khoảng những năm 1942 cho đến 1945. Tác phẩm đă in của ông gồm có: Sông Chảy Về Núi (2003); Mưa Trên Sông DăkBla (2007); và Mùa Hè Sang Trọng (2009). Trước năm 1975 ông đă có bài xuất hiện đều đặn trên các tạp chí văn học nổi tiếng ở miền Nam. Sáng nay tôi thấy trên Tiền Vệ có chụp ảnh b́a quyển Văn số 125 có tên ông NLU trên mục lục. 

Tôi đọc chưa xong quyển Chân Dung Tự Vẽ dù đă bắt đầu đọc từ lâu. Tôi th́ vẫn thế, tôi đọc một lần bốn năm cuốn, bỏ dang dở và quên luôn. Truyện ngắn của ông xuất hiện khá nhiều ở nhiều trang báo mạng. Văn của ông bay bướm, đậm chất thơ, giàu nhạc điệu, màu sắc, và h́nh ảnh. Truyện của ông đa số theo trường phái hiện thực nhưng đôi khi ông thêm vào những chi tiết siêu thực bằng văn phong rất lôi cuốn người đọc.

TSvNGMB không phải là tập truyện ngắn mà là một tập hợp của những bài nhận định và phê b́nh gồm có: Vơ Hồng, Người luôn nặng ḷng với quê hương; Chiến tranh đi qua những truyện ngắn của Y Uyên; Hoài Khanh, Gió bấc trẻ nhỏ đóa hồng và dế, Khúc hát nao ḷng; Từ Thế Mộng, Thương người không thể cầm trong tay, Một chút kỷ niệm; Nguyễn Bắc Sơn và tiếng thơ bi hài; Phạm Ngọc Lư, thơ như một định mệnh oan nghiệt; Đọc Khuất Đẩu, Vũ Hữu Định, Người lang thang với đôi dép cỏ; Lê văn Trung, Ta đau ḷng nhận ra hắn là ai!; Kiều Mỹ Duyên và chinh chiến điêu linh; Lang thang … Quán với Trần Hoài Thư; Đọc lại Kỷ Vật Cho Em của Linh Phương; Lâm Anh – Ḍng thơ của kẻ bị lưu đày; Đọc Lê Văn Thiện; Nói chuyện với Lê văn Thiện; Lữ Quỳnh và tiếng kêu trầm thống trong Những Cơn Mưa Mùa Đông; Nguyên Minh và những khúc hoài niệm; và Lữ Kiều, chàng nho sinh.


Người Mỹ có câu nói Ignorance is bliss. Đôi khi v́ ngu dốt mà tôi làm liều; bởi v́ nếu tôi biết ông NLU đă viết về các tác giả như Lê văn Thiện và Lữ Quỳnh tôi đă không dám viết bài điểm sách của hai vị này. Phê b́nh văn học thường khô khan thế nhưng những bài phê b́nh của ông viết rất hấp dẫn. Lợi thế của ông là ông biết rất rơ về nhà văn ông viết, không chỉ trên văn bản mà c̣n ở cách họ đă sống như thế nào ngoài đời. Những nhà văn ông viết nhận định là những người ông đă theo dơi quá tŕnh sáng tác của họ rất nhiều năm.

 
Bài phê b́nh đầu tiên trong tuyển tập này, nhà phê b́nh Nguyễn Lệ Uyên nhận định về nhà văn Vơ Hồng (tác giả của truyện Trận Đ̣n Ḥa Giải ngày xưa đă làm tôi chảy nước mắt). Đây là lời nhận định về truyện Chúng Tôi Có Mặt xuất bản sau năm 1975 của Vơ Hồng: “Có thật là Vơ Hồng trong t́nh thế hiện tại, không thể xoay trở, không thể viết theo ư ḿnh, từ những cảm xúc chân thật, những quan sát khách quan đang diễn ra trước mắt, theo như ḍng văn chương ông viết trước đây, nên ngán ngẩm xoay ra đùa giơn, chơi với trẻ con (Hồn Nhiên Tuổi Ngọc), đùa giỡn với chính ḿnh và nhân thế trong một giới hạn được nhận định, rào đón trước? Dẫu ông nói ǵ, phân bua những ǵ ǵ chăng nữa trong lời tựa đầu sách, và cho dẫu những hàm ư được che dấu dưới lớp giấy mực gây chút ngạc nhiên, chút cười thú vị qua từng cử chỉ, ngôn ngữ của các con vật, với tôi, tôi vẫn thấy ẩn hiện đâu đó nỗi ḷng quặn thắt của người cầm bút trong rất nhiều truyện trong tập Chúng Tôi Có Mặt này.” Đây là một nhận định thật là trân trọng đối với tác giả Vơ Hồng đồng thời cũng nói lên mối quan tâm của nhà phê b́nh Nguyễn Lệ Uyên với hoàn cảnh xă hội.


Với bài Chiến Tranh Đi Qua Truyện Ngắn của tác giả quá cố Y Uyên, ông đă phân tích tác phẩm này rất sâu sắc. Ông nêu ra từng chi tiết mà tôi một độc giả yếu bóng vía với chiến tranh đă tránh không muốn đối diện. Ông viết: “Cái khúc xương mà con chó ngậm trong mồm có phải là cánh tay người chồng chị đàn bà mang khăn tang bị ḿn nổ banh xác? Hay đó là khúc xương người phụ nữ có cổ tay tṛn ghi ngày gà khởi ấp trên tường (cũng bị ḿn nổ) chết đâu đó?” Ông so sánh truyện về chiến tranh của Y Uyên với Nhă Ca, Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Thảo Trường. Đọc bài nhận định của ông tôi h́nh dung Y Uyên một anh lính trẻ, văn tài chưa kịp nở rộ đă bị chiến tranh cắt đứt. “Đó, chiến tranh đi qua truyện Y Uyên bằng thứ đạo đức xổ dốc, bằng những nhân cách lạnh lùng, bằng sự ích kỷ, sợ sệt bám riết theo các nhân vật. Họ có nhau, là của nhau, nhưng luôn chia ĺa, xa cách trong những ư nghĩ hoang mang tột độ; hoang mang với bản thân và với chồng vợ. Hành động của anh Hai, chị Hai không thuộc về bản chất, nó thuộc về một thế giới khác, thế giới của hữu h́nh và vô h́nh trộn lẫn để đẩy con người ta vào hóc kẹt tối tăm làm người. Cái thế giới trộn lẫn ấy chính là điều Y Uyên muốn nói đến, nhắc đến, bởi hàng ngày anh đi qua, anh nh́n thấy, chứng kiến, sờ đụng . . .” Thật là một nhận định đầy tâm lư.


Nguyễn Lệ Uyên viết về nhiều thể loại và xuất hiện khá thường xuyên với bút lực mạnh mẽ tôi tin chắc là c̣n nhiều điều để tôi học hỏi ở các tác phẩm của ông. Điều quan trọng nhất đối với tôi là quyển TSvNGMB đă cho tôi có cơ hội hiểu biết thêm về một số tác giả trước năm 1975. Nhiều tác giả đă qua đời và tác phẩm của họ trở nên mai một nhưng quyển sách của ông làm cho các tác giả này trở nên gần gũi với tôi hơn.

 

Nguyễn Thị Hải Hà