Cơi Thơ Xuân

Nguyn Bính

Nguyn Mnh Trinh

 

 

Thi Sĩ Nguyễn Bính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi nghiệm thấy một điều, ở những thi sĩ c̣n tồn tại với văn học sử và không bị thời gian đào thải và quên lăng, tôi thấy có một lănh thổ riêng như một quốc gia thi ca đă được định h́nh. Thí dụ, như ở Đinh Hùng, một lănh địa của t́nh yêu, của những đất đai mà sương khói làm lẫn lộn giữa mộng và thực. Hay, như ở thơ Cao Tần, của những nỗi niềm ở người lưu vong xa xứ cứ mênh mang và quằn quại trong nếp sống thúc ép xứ người. ...

Hoặc như thơ Tô Thùy Yên, của thân phận con người trong chiến tranh, xót xa trước bi thảm thời thế.

Với Nguyễn Bính, dù ông làm thơ rất nhiều và rất dễ dàng, nhưng cái đáng nhớ của thi ca ông, cái lănh địa mà ông đă chiếm cứ vẫn là những bài thơ gợi đến cuộc sống quê mùa nơi thôn dă. Cuộc sống ấy, lâu lắm rồi, như trong chuyện cổ tích. Thế mà, trong thơ Nguyễn Bính, cái mà nhà phê b́nh văn học Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam đă gọi là “chân quê“ ấy đă làm cho người đọc thơ sau hơn nửa thế kỷ nhớ lại và bồi hồi về một thời đă qua.

Thơ Nguyễn Bính viết về nhiều đề tài. Trong Tuyển tập Nguyễn Bính nhà xuất bản Văn học in năm 1986 (khi mới bắt đầu “cởi trói“ văn học) dày 200 trang, chọn trong 11 tập thơ, mỗi tập chừng vài bài. Khi trước, sau khi Nguyễn Bính làm báo “Trăm hoa” không đi theo ư định của Đảng nên ít được nhắc nhở tới và khi làm việc với Chu Văn trong công việc của một nhân viên hạng bét th́ bị đ́ “tới bến” (theo Tô Hoài trong “Cát Bụi Chân Ai” và "Chiều chiều"). Cuốn Tuyển tập in ấn sơ sài, so với những tuyển tập đồ sộ khác của Tố Hữu, Chế lan Viên, Huy Cận,… là cả một trời một vực. Dù ở trong đó, có những bài viết cho mục tiêu tuyên truyền như tán dương lănh tụ (Thư gửi về cha) với những câu như :

Cha già phương Bắc xa xôi
Lần tay tính lại tuổi người sáu ba
Có ai về tới cha già
Dừng chân tôi gửi kính Cha đôi lời…

Hoặc những bài như bài vè, là lắp ráp những từ ngữ vào cho đầy để phục vụ cho mục tiêu đă được ấn định (Chung một lời thề):

Xă Vĩnh B́nh cờ bay đỏ chói
Sông Chắc băng vang dội tiếng tàu.
Câu ḥ giong hát chen nhau
Đoàn quân tập kết cà Mau lên đường…

Nhưng trong tuyển tập ấy cũng có những bài thơ, mà Nguyễn Bính đă sáng tác từ những thời kỳ trước, từ những tập như Lỡ Bước Sang Ngang, Tâm Hồn Tôi, Hương Cố Nhân, Một Ngàn Cửa Sổ, Người Con Gái ở Lầu Hoa, Mây Tần, Mười Hai Bến Nước,.. với ngôn ngữ gần như ca dao, ở thể loại thơ lục bát hay bảy chữ, đă tạo ra một vương quốc thơ riêng. Thi ca của ông gần cận cuộc sống, và t́nh yêu cũng b́nh dị và h́nh như phác họa được trong cảm giác của độc giả một đời sống của một htời đại đă xa nhưng vẫn hiện hữu trong cảm nhận.

Cách nay 65 năm, Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt nam đă viết về Nguyễn Bính :

          “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời b́nh dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy ngh́n năm đă ăn sâu vào tâm trí chúng ta.Nhưng- khôn hay dại- chúng ta ngày một cố ĺa xa nề nếp cũ để ḥng đi tới chỗ mà ta gọi là văn minh. Dầu sao, những tính t́nh tư tưởng ta hấp thụ ở học đường cám dỗ ta, những cái phiền phức của cuộc đời mới lôi cuốn ta, nên ở mỗi chúng ta người nhà quê vốn khiêm tốn và hiền lành ít có dịp xuất đầu lộ diện. Đến nỗi có lúc ta tưởng chúng đă chết rồi. Ở Nguyễn Bính th́ không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường.Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn c̣n giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đă đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong ḷng ta. Ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính t́nh đơn giản của dân quê là những tính t́nh căn bản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước tôi chắc người đă làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đă có vô số những nhà thông thái nghiên cứu. họ đă chẳng ngớt lời khen những câu như:

"Nhà em có một giàn trầu
Nhà anh có một hàng cau liên pḥng
Thôn Đoài th́ nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”

        Tới bây giờ, h́nh như nhận xét của Hoài Thanh vẫn c̣n chính xác. Có một lúc nào, con người ngoái nh́n về quá khứ, và trong cái lung linh của ánh sáng kỷ niệm, những con người xưa, những phong cảnh cũ, những t́nh cảm thưở nào tưởng đă phôi pha, bây giờ sống lại và tự nhiên trong cái không gian thời gian mơ hồ ấy, có một chút men ủ của những cũ càng xưa, những tưởng vọng nuồi tiếc.

Ở xứ người, lại xa thêm một đoạn đường. Miền Bắc với miền Nam, đă là vạn dặm, đă là mấy chục năm chia ĺa. Huống chi, từ trong nước đến hải ngoại, c̣n xa cách nhau biết bao nhiêu. Có một lúc nào, đọc một bài thơ, có những câu của mấy chục năm biền biệt xa, là tâm hồn lại tự nhiên bỗng dưng nổi sóng. Đó, khi đọc những bài thơ b́nh dị của Nguyễn Bính, có phải, đây, là những cuộc sống nào theo suy tưởng trở về...

Mấy hôm nay, là ngày cuối đông để sắp bước vào xuân mới. Những buổi sáng có chút sương mù và buổi chiều có sợi nắng hoe chập chờn trên cây cỏ, ḷng người tha phương tự nhiên cómột cảm giác trống trải. Một vài câu thơ của Nguyễn Bính hiện trong trí nhớ. Có một bài hành mà trong đời tôi đă cảm khái nhiều lần. Mà, ở mỗi lần, lại nhắc đến những không gian thời gian riêng biệt khác nhau. Nhưng tất cả, đều cùng chung nỗi niềm của những người đă nhận được tử trời đất những giao cảm khôn nguôi của cuộc tuần hoàn. Viết cho ai, hay viết cho ḿnh?Phương nam viết bài hành để nhớ về phương bắc, có giống như ở hải ngoại cách một biển trời ngóng về nơi chốn xưa, về cảnh thổ cũ không? Cái ṇi t́nh, trong góc cạnh sâu thẳm của tiềm thức, bao ǵơ cũng có độ rung ngân rất âm thầm nhưng kéo dài trong nhiều ngân nga không dứt…

“Đôi ta lưu lạc phương nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Ḷng đắng xá ǵ muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư mă
Mà áo khinh cừu không ai may
Người giam chí lớn ṿng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây
Ai biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây…”


Có một bài thơ nhắc lại một thời buổi nào xa lắm. Những phong tục đẹp, những ảnh h́nh thuở nào, của phong bao giấy đơ, của chợ tết , của hội hè mừng xuân, của một thời hoa niên. Ai nhớ lại mà không bồi hồi, “Tết của mẹ tôi”

“... Mẹ tôi gọi cả các em tôi
đến bên mà dặn :” sáng ngày mai
các con phải dạy cho thật sớm
đầu năm năm mới phải lanh trai
mặc quần mặc áo lên trên nhà
thắp hương thắp nến lễ ông bà
chớ có căi nhau chớ có quấy đánh đổ,

đánh vỡ như người ta
Sáng ngày mồng một sáng tinh sương
Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường
Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi
rửa mặt hoa mùi nước đượm hương
Thầy tôi lấy một tờ hoa tiên
Bút lông dầm mực viết lên trên

Trên những ǵ ǵ tôi chẳng biết
Giữa đề năm tháng dưới đề tên
Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
đôi mắt người trông thành kính quá
ngước xem hương cháy đến đâu rồi.

Mẹ tôi uống hết một cốc rượu
Mặt người đỏ tía v́ hơi men
Người rủ cô tôi đánh tam cúc
Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen
Tôi mặc một chiếc quần mới may
Áo lương, khăn lượt chân đi giày
Cho tôi đi lễ bên quê ngoại
Người dặn con đừng uống rượu say
Xong ba ngày tết mẹ tôi lại
Đầu tắt mặt tối nuôi cjồng con
Rồi một đôi khi người dậm gạo
Chuyện tṛ kể lại tuôỉ chân son.”

Thực ra, đây cũng chưa phải là một bài thơ tuyệt tác. Nhưng từ những từ ngữ đến h́nh ảnh, đều mô tả và gợi đến một đời sống, mà có lẽ xa xăm lắm. Ai mà không có những cái tết mà Nguyễn Bính đă mô tả một cách chân thành như trên. Trong cái nhịp sống hiện nay ở xứ người, đời sống ấy có thấp thoáng ánh nến của tưởng niệm. Thời buổi bây giờ, thật xa nhửng sinh hoạt, thật hết những cảm xúc như thế. Những thuần phong mỹ tục ấy, ngay cả trong nước cũng hiếm hoi, huống chi ở hải ngoại. Nếu có nhắc đến, cũng chỉ là một khắc nhớ về và tưởng đến mà thôi…

Nguyễn Bính h́nh như có rất nhiều cái tết xa nhà. Trong ngôn ngữ của ông, hai chữ cố nhân thật là gợi đến nhiều h́nh tượng. Như, h́nh bóng của Huyền Trân, của một thời lịch sử :

“Hôm nay là xuân, mai c̣n xuân
Xuân đă sang đ̣ nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai c̣n xuân
Phơi phói mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái v́ theo lề ép uổng
Đă về Chiêm Quốc như Huyền Trân?
Hôm nay là xuân, mai c̣n xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đă vội quên t́nh nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?…”


Bài thơ, có những điệp khúc kéo dài theo. Trong cố t́nh, thi sĩ đă dùng những h́nh ảnh cũng như từ ngữ để mường tượng lại một thời mà cố nhân đă có nhiều ân t́nh thề ước. Gọi cố nhân, trong cái bồi hồi bất định của cảm giác xuân, có c̣n hay đi biệt lúc nào. Những câu hỏi, và những liên tưởng từ h́nh tượng lịch sử Huyền Trân, chỉ là tiếng kêu thống thiết của một người tràn đầy nhớ nhung một h́nh bóng cũ. Hai chữ cố nhân, như ngân vang trong hồn người thơ, và cũng làm cho người đọc, thấy gần gũi hơn một biển sầu mênh mang…

Thi sĩ trong lúc “Xuân tha hương”, chợt nghĩ về một người chị. Viết những câu thơ, để trang trải tấm ḷng. Gửi về, những tâm ư, để nuối tiếc lại một thời sum họp. Thơ Nguyễn Bính, trong cái chân t́nh gần cận cuộc nhân sinh, cái nhớ nhung, cái ước vọng, là của đời thường, của những t́nh cảm thự nhiên :

“Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm ḷng
Ôii, chị một em, em, một chị
Trời làm xa cách mấy con sông
Em đi trăng gió đời sương gió
Chị ở vuông tṛn phận lănh cung
Chén rượu tha hương, trời : đắng lắm
Trăm hờn ngh́n giận một mùa đông
Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm ḷng
Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
Chị vẫn môi son vẫn má hồng
Áo rét ai đan mà ngóng đợi
C̣n vài hôm nữa hết mùa đông!
Cột nhà hàng xóm lên câu đối
Em đọc tương tư giữa giấy hồng
Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông
Thiên hạ đua nhau mà sắm tết
một ḿnh em vẫn cứ tay không
vườn nhà Tết đến hoa c̣n nở ?
chị gửi cho em một cách hồng…”


Thi ca Việt Nam có nhiều cái lạ. Những thi nhân nổi tiếng như Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Thâm Tâm,Trần Huyền Trân,… thường hay mang h́nh tượng người chị làm đối tượng tâm sự trong thi ca của ḿnh Với Nguyễn Bính, bài thơ luc bát dài Lỡ Bước Sang Ngang đă một thời làm cho nhiều người thổn thức. Những câu thơ, âm hưởng ca dao. diễn tả những t́nh cảm bức xúc hết sức chân thật đă có uy lực truyền cảm mạnh: Em ơi ! em ở lại nhà. Vườn dâu em đốn mẹ già em thương. Mẹ già một nắng hai sương. Chị đi một bước trăm đường xót xa. Cậy em em ở lại nhà. Vườn dâu em đốn mẹ già em thương… Thú thực, khi tôi đọc đến những ḍng thơ này, thấy ngờ ngợ một vần điệu ca dao. Giống, rất giống đến y hệt nhưng cũng gợi nhiều xúc cảm….

Bài thơ bảy chữ “Xuân tha hương” kể trên chắc Nguyễn Bính gửi cho chị Trúc, một nhân vật mà theo một người thân ruột thịt với thi sĩ là Bùi Hạnh Cần trong tập kư sự ”Nguyễn Bính và Tôi” xác nhận là có thực. Trong tâm ư, mang mang một nỗi buồn của một người xa nhà và luôn luôn những h́nh ảnh của quê hương luôn khơi động trong tâm thức.

Mùa xuân, là mùa của hội hè, của đôi lứa ḥ hẹn nhau. Thơ Nguyễn Bính, nhẹ như những hạt mưa phai mùa tết nhưng cũng phơi phới những nỗi niềm của tuổi thanh xuân. Những người con gái trong khung cửi, trong ngày đầu năm măi xôn xao với buổi thay đổi của thời tiết đất trời :

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngơ
Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”
Ḷng thấy giăng tơ một mối t́nh
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
H́nh như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
Bốn bên hàng xóm đă lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem…”


Nhưng, buồn quá. Một câu chuyện t́nh lửng lơ:


Chờ măi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh ḥ hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng
Ḿnh em lầm lũi trên đường về
Có ngắn ǵ đâu một dải đê
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya
Bữa ấy mưa xuân đă ngại bay
Hoa xoan đă nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về qua ngơ
Mẹ bảo “mùa xuân đă cạn ngày”
Anh ạ mùa xuân đă cạn ngày
Bao giờ em mới găp anh đây
Bao giờ hội Đặng đi qua ngơ
Để mẹ em rằng hát tối nay?”


Thơ xuân Nguyễn Bính c̣n rất nhiều. Có những bài được phổ nhạc và, thành bất tử. Như bài Gái Xuân :

Em như cô gái hăy c̣n xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân
Ḷng xuân lơ đăng má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?”


Hay bài Cô Lái Đ̣ cũng thành một nhạc phẩm vượt qua được sự đào thải của thời gian để c̣n tồn tại măi trong ḷng người nghe nhạc và yêu thơ:

Xuân đă mang mong nhớ trở về
Ḷng cô gái ởbến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đă nặng thề…”

Và, c̣n rất nhiều thơ Nguyễn Bính làm cho mùa xuân. Nào thơ gửi cho cô Oanh của một trao gửi lỡ làng. Nào thơ cho người con gái ở lầu hoa, ỡ ngơ có cây mai trắng đầy hoa mỗi khi tết đến. Hay bài thơ Nuôi Bướm gửi Vương Ư Nhi, của một người muốn mượn cánh bướm để bày tỏ nỗi ḷng…

Thế mà, lúc cuối đời, nhà thơ lại từ trần đúng ngày ba mươi tết.

Ông trời oái oăm, không muốn thi nhân hưởng thêm một mùa xuân nữa. Chu Văn, trong bài bạt của Tuyển tập Nguyễn Bính đă viết về những giây phút cuối cũa nhà thơ:

...
Sáng 30 Tết, nguyễn bính ra vườn chơi. Một luồng gió lạnh. Anh rùng ḿnh, thổ huyết rồi ngất xỉu. Gia đ́nh chủ nhà hết sức chạy chữa. Nhưng không kịp nữa rồi. Tân thanh đáo để vị thùy hương (tân thanh sau hết, ngậm ngùi v́ ai).

Mồng sáu tháng giêng ta. Tôi lên hội Nhà Văn thông báo về việc anh Bính mất. Gặp Hoài, cùng ngậm ngùi nói chuyện về người bạn mới mất. Sau đó tôi đến nhà Trần lê Văn. Nghe tin Bính mất, Trần Lê Văn tṛn xoe đôi mắt kinh ngạc

- Bính chết thật ư ? Bao giờ?
- Ba mươi Tết, trước giao thừa.

Trần Lê Văn bỗng xịu mặt, đấm vào đùi đánh bịch:

- Biết mà! Biết mà. Chết trước mồng một - đă lường thấy từ bao giờ rồi

Tôi gặng: Sao anh nói vậy?

Trần Lê văn nói như gắt:
- Ô ḱa, “Năm mới tháng giêng mồng một Tết.
C̣n nguyên vẹn cả một mùa xuân.”

Nó để lại mùa xuân nguyên vẹn cho người. Nó đi mà…”