Hà Nguyên Thch

vi Chân Cu Sóng V

Trn Yên Ḥa

 

 

 

 

Năm 1966, tôi được Bộ Giáo Dục bổ nhiệm về dạy học

tại Trường Trung Học quận Mộ Đức, thuộc tỉnh Quảng Ngăi, với chức vụ giáo sư tư nhân dạy giờ. Tôi bỏ giảng đường đại học và bỏ đời sống sinh viên để làm một thầy giáo quận lỵ. Mộ Đức là một quận nằm phía nam, cách tỉnh lỵ Quảng Ngăi khoảng 20 cây số, một quận lỵ buồn thiu. Trường Trung học chỉ có 4 lớp, từ đệ thất đến đệ tứ, mái lợp tôn, tường quét vôi vàng ố, lỗ chỗ vết đạn, v́ nơi này đă xảy ra nhiều trận đánh trước đó, giữa quân đội quốc gia và quân cộng sản, khi cộng quân tấn công vào Bộ Chỉ Huy Chi Khu. Quận lỵ và Bộ Chỉ Huy Chi Khu Mộ Đức đóng đối diện với trường, cách trường tôi dạy khoảng vài, ba trăm thước.

Với t́nh h́nh an ninh không bảo đảm như vậy, nên tôi cùng một số giáo sư dạy ở đây, tối phải về thị xă Quảng Ngăi ngủ. Sáng chạy xe vô trường dạy, chiều trở về thị xă.
Trong thời gian này, khi ở thị xă, tôi “biết” nhà thơ Hà Nguyên Thạch.

Hà Nguyên Thạch tên thật là Nguyễn Văn Đồng, hiện là giáo sư dạy tại trường Nữ Trung Học Quảng Ngăi.

Nói “biết” là biết vậy thôi, nghĩa là đứng xa mà nh́n, chứ hồi đó, giáo sư cũng phân biệt lắm, nghĩa là giáo sư tốt nghiệp đại học sư phạm 4 năm th́ ngon lành, ra dạy trung học đệ nhị cấp, rồi đến giáo sư tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm hai năm. C̣n như tôi, giáo sư tư nhân dạy giờ, mà dạy một trưỡng quận lỵ. trung học đệ nhất cấp, th́ chỉ đứng xa mà nh́n các đàn anh giáo sư tốt nghiệp sư phạm mà thôi.
Nên nói theo một nghĩa đúng nhất là tôi “biết” Hà Nguyên Thạch chứ không quen.

Tôi cũng đă biết Hà Nguyên Thạch trước đó, khi anh c̣n là sinh viên đại học Huế, anh đă nổi tiếng v́ có nhiều bài thơ đăng ở Bách Khoa, Sài G̣n. Anh c̣n làm Chủ Biên Tạp Chí “Nhận Thức” của sinh viên Huế. Sau đó, khi ra trường sư phạm Huế, được đổi về dạy tại Quảng Ngăi, Hà Nguyên Thạch đă cùng Phan Nhự Thức, Luân Hoán, Đynh Hoàng Sa, Nghiêu Đề đứng ra thực hiện tạp chí “Trước Mặt” và “Tập Hợp”. Như vậy, lúc đó, với Hà Nguyên Thạch, chung quanh anh đầy hao quang sáng chói.

Hà Nguyên Thạch đă in và xuất bản tập thơ Chân Cầu Sóng Vỗ, tập thơ được quảng cáo nhiều trên các báo và tạp chí ở Sài G̣n. Tôi có đọc một số bài thơ của anh và rất thích.

Chân Cầu Sóng Vỗ
 
Khi màu áo gọi mấy chiều xuống thấp
Anh thả hồn trôi theo phố em qua
Mùa thu đi c̣n dáng dấp phai nḥa
Cây vẫn măi ôm nỗi sầu rụng lá
Con đường thức giấc chiều em rộn ră
Bước chân chim tay vẫy tóc che hồn
Ngày mai ơi! phố nắng có mù sương
Màu má vẫn nồng thơm buồng ngực trẻ
Anh vẫn đi dù biết ḿnh không thể
Chiều có lên đèn đêm chẳng c̣n nhau
Nước mắt nào trôi hết tuổi thương đau
Anh vẫn giữ giọt sương chiều trên tóc
Cây cúi xuống thương đường xuôi bóng dốc
Anh-một lần qua đó-đă yêu em
Sẽ một lần tay lỡ hái ưu phiền
Thôi đành để tóc ḿnh bay với gió
Khi qua đó chân cầu reo bóng nhỏ
Lời thanh xuân dạt bọt nước quanh bờ
Phấn son nào che bóng tối đường xa
Nên anh măi chờ em chiều cuối phố

Con nước ấy đă bao lần sóng vỗ
Chút tàn phai đậu xuống mép chân cầu
Chút sầu đau đọng lại giữa hồn nhau
Anh giữ lấy để mùa xuân xanh lá


Đây là bài thơ làm chủ đề cho toàn tập thơ của Hà Nguyên Thạch, tập thơ “Chân Cầu Sóng Vỗ”. 
Bây giờ đọc lại sau mấy mươi năm, tôi thấy lời thơ của Hà Nguyên Thạch có mang  âm hưởng của bài thơ Ngồi Lại Bên Cầu của Hoài Khanh:

Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ văng
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu. 


Rồi thời gian trôi đi, đến tuổi động viên tôi vào quân đội, phải rời xa thị xă Quảng Ngăi. C̣n với Hà Nguyên Thạch, đường công danh của anh ngày một đi lên, trước ngày ba mươi tháng tư bảy lăm, anh đă giữ chức Phó Chánh Sở Giáo Dục, Quảng Ngăi.

Những năm sau đó, sau  ngày trời sụp ba mươi tháng tư bảy lăm, tôi đi tù, rồi trở về Sài g̣n sống lây lất. Tôi gặp lại Hà Nguyên Thạch. Anh cho tôi biết, gia đ́nh anh đă đỗ vỡ, vợ con đă vượt biên sang Mỹ trong thời gian anh c̣n ở trại tù cộng sản và nay anh không liên lạc được, (không liên được v́ vợ anh không muốn liên lạc với anh nữa). Anh từ trại tù trở về, không nơi nương tựa, nên anh đành sống nhờ vào bạn bè. Trong thời điểm đó, có một người bạn cũng ở Quảng Ngăi hiện sống ở Sài G̣n, có căn nhà rộng, cho những bạn bè lang thang như tụi tôi tá túc.
Sống gần và thân thiết với Hà Nguyên Thạch, tôi thấy anh là một người rất hiền lành và chân thực. Lúc đó, tôi không biết anh làm nghề ǵ, nhưng lúc nào đi ra phố, dù đi xe đạp, dưới trời nắng chói chan của Sài G̣n, Hà Nguyên Thạch vẫn luôn luôn ăn mặc tươm tất, áo bỏ vô quần, tóc tai chải láng. Hà Nguyên Thạch vẫn làm thơ và lúc này tôi được đọc những câu thơ của anh, mang hơi hướm của một kẻ bất đắc chí với nỗi buồn bất tận:

C̣n những chén rượu sầu ḷng chưa uống cạn
Nên làm thơ c̣n có nghĩa chờ say
Khi say khướt sẽ quay cuồng hoài vọng
Chạy quanh đời nghe hồn nhẹ như mây.


Hay:

Anh ngoảnh lại bỗng bóng ḿnh lụn tắt
Cuối đường xưa hiu hắt bóng trăng lu
Mộng t́nh si hay gió động trong mù
Anh sắp sẳn dấu thời gian ngăn nắp

Núi đă với bàn tay của đá
Đỉnh trời xa mây khát vọng phiêu bồng
Em quanh quẩn nép ḿnh bên khóm lá
Một đời đâu hiểu nỗi nghĩa mênh mông

Ḷng đá tảng vẫn thác ghềnh réo gọi
Hồn mây bay, cơm áo mọc cây đời
Rễ mới bén dẫu mưa nguồn nước lũ
Lẫn trong thơ vẫn bóng dáng con người

(Cuối Khoảng Đường Xuân)


Khi chơi thân với Hà Nguyên Thạch, tôi biết anh có những nỗi buồn riêng về gia đ́nh như đă nói trên, nên anh rất thích uống rượu. Lúc Phan Như Thức mở quán Bún Ḅ ở đường Phạm Văn Hai, Hà Nguyên Thạch lên đây “phụ việc”. Phụ việc nói cho vui vậy thôi, chứ thật ra quán nhỏ, chỉ vợ chồng Phan Nhự Thức cũng đủ lo cho khách, nhưng v́ thương bạn nên Phan Như Thức cho Hà Nguyên Thạch đến tá túc. Có những lúc tôi đến ăn bún ḅ, thấy Hà Nguyên Thạch lăn xăn làm một anh “phục vụ”, tôi thương anh vô cùng. Quán này đă tụ tập một số anh em văn nghệ tới “ăn nhậu”, mục đích là giúp đỡ cho quán Phan Như Thức có khách, cho có chút thu nhập.

Hà Nguyên Thạch khi uống rượu vào, tánh anh thường hay rất nóng nảy, có khi cự cải với Phan Lạc Giang Đông, xô bàn xô ghế, to tiếng với nhau. Nhưng rồi mọi việc cũng qua đi, Phan Như Thức lúc nào cũng phải đứng ra giảng ḥa. Sáng hôm sau tỉnh rượu, anh lại cười nói hỷ hả, dắt tay bạn bè ra quán uống cà phê, thế là “huề cả làng”.

Sau một thời gian bẵng đi chúng tôi không gặp nhau, v́ quán Phan Như Thức dẹp tiệm. Tôi lo làm hồ sơ xuất cảnh, Hà Nguyên Thạch trôi dạt về Vũng Tàu, đôi lúc hỏi thăm nhau qua bạn bè, biết tin anh đă tái lập gia đ́nh, nên rất mừng cho anh. Rồi lại nghe tin, anh đă xin dạy được một số giờ ở trường đại học tại Sài G̣n và Đồng Nai. Thế là anh đă trở về với nghề giáo của anh.

Anh vẫn làm thơ, nhưng phần nhiều anh làm cho bạn bè đọc chứ ít đăng báo. Ở hải ngoại tôi có đọc một số bài thơ anh đăng ở Hợp Lưu, Văn Học.

Đây là hai bài lục bát của Hà Nguyên Thạch:

Tiếp Sầu

Túi quần thu gọn trong tay
Nghe thân thể đă đong đầy khói sương
Bóng hàng cây vá mặt đường
Khoảng cô đơn trống gió luồn vi vu
Ḿnh qua đó đă mùa thu
Hồn nghiêng dốc phố – phố mù sương lay
Ḿnh qua đó muốn giải bày
Gơ vào ḷng đá gót giày gọi nhau
Xin người khẽ trở mái đầu
Bằng hơi thở tiếp khúc sầu nửa khuya


Và:

Nỗi Buồn Trên Cao

Cây ru bóng đổ đường chiều
Ngủ đi một giấc đ́u hiu với đời
Trên ta một cơi đổi đời
Trong ta chừng cũng một trời đảo điên
Nằm đây cát băi ưu phiền
Đêm theo sóng vỗ trăm miền phiêu du
Lẫn trong em dáng mây mù
Lên cao mới thấy niềm  u uất ḷng
C̣n trong nhau chút vô cùng
Thắp lên cho sáng nổi buồn của anh
Lần đi bóng đuổi quanh ḿnh
Cho ḷng tay trổ nhánh ngành khổ đau
Dẫu ca lên nỗi ngọt ngào
Con chim đó cũng bay mau cuối trời
Mà thôi một chút vẽ vời
Giữ đi em, đó, bóng thời gian qua

Vài Nét Về Nhà Thơ Hà Nguyên Thạch


Hà Nguyên Thạch tên thật là Nguyễn Văn Đồng. sinh năm 1942 tại Phước Ninh , thành phố Đà Nẵng. Cựu học sinh trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế. Chức vụ trước ba mươi tháng tư năm bảy lăm: Phó Chánh Sở Học Chánh Quảng Ngăi. Sau bảy lăm, đi tù cộng sản, về, vượt biên nhiều lần thất bại nên c̣n ở lại Việt Nam.

Tác phẩm đă xuất bản:

  • Chân Cầu Sóng Vỗ,  (thơ, Ngưỡng Cửa)
  • Thơ Cho Ngày Thành Hôn, (thơ).
  • Có thơ trong các tuyển tập:
  • Tháng Giêng Anh Làm Thơ yêu Em.(1993)
  • Lục Bát T́nh (1997)
  • Thơ T́nh Việt Nam và Thế giới (1998)


Dù sống ở xa đất nước và xa Hà Nguyên Thạch, tôi vẫn luôn luôn cầu mong cho Hà Nguyên Thạch có được những ngày b́nh yên ở quê nhà.

TRẦN YÊN H̉A