Nguyn Trung Hi,

Hành Tŕnh Vào Không Gian

Triu Hoa Đi

thực hiện

 

 

 

 

 

 

TRIỀU HOA ĐẠI: Thưa anh Nguyễn Trung Hối, xin cám ơn anh đă dành cho Văn những phút giây ngắn ngủi để chúng ta có được buổi nói chuyện hôm nay.

NGUYỄN TRUNG HỐI: Anh Triều Hoa Đại này, đúng ra th́ tôi phải cám ơn anh và tạp chí Văn là đă có nhă ư giới thiệu tôi, mộät người viết không tên tuổi, mới chỉ có một tác phẩm tŕnh làng, không khéo làm mất th́ giờ của bạn đọc và làm cho người ta cười...

THĐ : Vậy th́ theo anh có nên lắm không để Văn được phép giới thiệu một chút tiểu sử của anh, chẳng hạn như: Anh khởi sự cầm viết tự bao giờ, những tạp chí nào mà anh đă và đang cộng tác từ trước đến nay v.v...

NTH : Tôi quê ở Huế, học Văn khoa Saigon và Vơ khoa Thủ Đức, từng dạy học tṛ và dạy lính... Tôi bắt đầu viết từ năm học Đệ Ngũ cho tạp chí Đời Mới của ông Trần Văn Ân. Thời đó, học sinh Huế viết cho Đời Mới có Kiêm Đạt, Tạ Kư, Thanh Thuyền, Châu Liêm (tức NguyễƠn Xuân Thiệp) và tôi. Sau đó,viết Công Lư của Phạm Bá Nguyên, Kịch Ảnh của Quốc Phong, Tiểu Thuyết Tuần San của Nguyễn Thiện Dzai, Lư Tưởng của Không quân, Chủ Đề (do tôi chủ trương),...Tôi chỉ kể những tờ báo tôi viết có lương, c̣n bút hiệu th́ tùm lum, bạ đâu xâu đó,không đáng nói ra. Từ 1995 là năm tôi sang Mỹ, tôi có bài trên Văn Học, Văn, Hương Văn, Văn Tuyển (California), Cảm Thông (Florida), Sóng (Oregon), VHNT (Liên Mạng), Việt Nam Weekly News (Texas), Việt Luận (Úc). Hiện sống ở Thành Phố Hoa Hồng (Oregon).

THĐ : Tạp chí Văn Học mới đây có cho ấn hành một tác phẩm mang tựa đề Trong Mê Cung (TMC), có lẽ trong cuộc gặp gỡ này chúng ta cũng nên dành ít nhiều cho những câu hỏi liên quan đến tác phẩm vừa nói, anh nghĩ có nên không?

NTH : Tùy anh thôi. Khi sắp sửa in TMC, tôi có nói với anh Nguyễn Mộng Giác đại khái đây là thời gian nên cho thai nhi uống Prénatal, c̣n sau khi sinh nó ra rồi th́ tôi lại “đem con bỏ chợ”... Nay anh muốn tôi nói đến nó, xin anh cứ hỏi.

THĐ : Nhà văn lẫy lừng của Mễ là ông Carlos Fuentes có nói như thế này : “Tôi bảo đảm với bạn rằng không tiểu thuyết gia nào hài ḷng với cuốn tiểu thuyết họ vừa viết xong, bởi v́ họ luôn luôn h́nh dung ra điều ǵ hay ho hơn những ǵ họ vừa thành tựu”. Anh thấy ư kiến ấy thế nào? Và, với tác phẩm Trong Mê Cung mà anh vừa “thành tựu”, anh có thấy “hài ḷng” lắm không?

NTH : Với tôi, không cần phải có ông Fuentes nhắc nhở, mà cũng không cần chờ đến khi h́nh dung ra được điều ǵ hay ho hơn, nói thật với anh, viết xong, tôi đă không muốn đọc lại rồi.

THĐ : Lại nữa, tôi nghe có người nói đại ư : Mọi nhân vật tiểu thuyết đều bước ra từ cái bóng. Như thế th́, những nhân vật TMC bước ra từ cái bóng nào. Cái bóng của chính tác giả hay cái bóng của một đời thường?

NTH : Nhân vật của tôi, tích lũy từ kinh nghiệm sống của bản thân và qua đời thường, tất nhiên - v́ chỉ ḿnh ḿnh th́ riêng tư, cá biệt quá, có ǵ đáng để viết - cho nên có thể nói là một nửa của tôi, và một nửa là đời thường. Nói như Jorge Luis Borges, tôi luôn luôn “sống một cuộc đời đôi”.

THĐ : Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ trong một bài điểm sách đăng ở tuần báo Việt Mercury (phát hành ở Bắc Cali) & #273;ă đặt ra một câu hỏi : (TRONG) MÊ CUNG của Nguyễn Trung Hối nhốt “quái thú” ǵ? Tôi muốn được xin phép một lần nữa hỏi lại câu hỏi ấy với anh, anh đă nhốt “quái thú” ǵ trong ấy?

NTH : Hà hà! Không biết tôi có nên dại dột “thành thật khai báo” với anh không? Để trả lời câu hỏi này, xin phép anh và độc giả cho tôi dài ḍng một tí để các bạn có thể nắm được vấn đề, v́ tờ Việt Mercury chỉ phổ biến ở San Jose và vùng Vịnh, bạn đọc của Văn có thể nhiều người chưa đọc. “Huyền thoại Hy Lạp kể, Minos, vua xứ Crete, hoàng hậu là Pasiphae, có bốn người con; trong số đó có công chúa Ariadne. Minos v́ không kiếm ra được một con ḅ trắng, đẹp. để cúng thần Posei, thần bèn khiến cho bà hoàng hậu chỉ mê ngủ với...ḅ! Ông vua, người chồng bị cắm sừng điên đầu, phải cho vời ông thợ nổi tiếng là Daedalus tới vấn kế. Ông này tâu xin vua ra lệnh thiết kế một công tŕnh - con ḅ - rồi cho hoàng hậu “vào trong đó ngủ”. Nhưng ngủ th́ phải đẻ. Quái vật Minotaur xuất hiện. Lại phải thiết kế công tŕnh - mê cung - để nhốt nó...” (NguyễƠn Quốc Trụï - Điểm sách TMC, tập truyện của NguyễƠn Trung Hối, Việt Mercury, số 28, Thứ Sáu 6 tháng Tám, 1999, tr. 43). Huyền thoại “mê cung” sau đó được sử dụng trong văn học và tùy trường hợp, con người lại có một diễn giải mới về nó. Để bạn đọc hiểu tại sao các nhà phê b́nh không ai coi TMC chỉ là tên của một truyện trong tập mà là toàn tập, tôi cần phải nói rơ hơn. Anh đọc nhiều, hẳn anh biết có ít nhất ba tác phẩm đă đề cập đến “mê cung văn học”? Tác phẩm thứ nhất là cuốn “Trong Mê Cung” của Alain Robbe-Grillet (Les Editions de Minuit, Paris 1959, 224 tr.). Đây là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của trường phái “tiểu thuyết mới”û thập niên 50, 60 ở Pháp mà Robbe-Grillet được xem như là vị chủ soái. Mở đầu truyện, tác giả viết: ”Đây là một truyện hư cấu, chứ không phải là một chứng tích.. .Thế nhưng vấn đề ở đây lại là một hiện thực hoàn toàn cụ thể, nghĩa là một hiện thực không hề khẳng định một giá trị phúng dụ nào. Như thế độc giả sẽ được mời “xem” những đồ vật, những cử chỉ, những lời nói, những sự kiện do anh ta (một người lính không họ tên, không có số quân, không biết xuất xứ từ đâu...) tự báo cáo”, qua sự mô tả tỉ mỉ và cố t́nh khách quan của tác giả. Mê cung ở đây có thể hiểu là một hiện thực khách quan “không hữu lư mà cũng không phi lư - nó có, thế thôi” ( A. Robbe-Grillet, “ Về tiểu thuyết mới”, tiểu luận, Les Editions de Minuit, 1963) mà tác giả chủ ư dựng nên và độc giả vô h́nh chung đă tự nhốt ḿnh trong ấy, cho nên, muốn thoát ra khỏi nó th́ bản thân ḿnh phải khám phá lấy (bằng “cái nh́n”). Chuyện này không khó và không cần phải có cánh, độc giả cũng bay ra khỏi mê cung được, là nhờ...sự dẫn dắt chi li và tận t́nh của chính tác giả! Tác phẩm thứ hai là “Mê Cung của Cô Đơn” của Octavio Paz, nhà thơ lớn Mễ Tây Cơ được Nobel văn chương năm 1990 (bản tiếng Anh của nhà Grove Press, New York in lần đầu tiên năm 1961, 404 tr.) Mở đầu tác phẩm, ở trang 5, Paz có dẫn lời Antonio Machado: “Kẻ khác không hiện hữu: đây là một niềm tin hữu lư, niềm tin bất trị của lương tri con người. Nhân dạng của một con người đồng nghĩa với thực tại, như thể cuối cùng mọi sự tuyệt đối cần thiết phải là ta và chỉ là ta thôi.. Nhưng kẻ khác vẫn cù nhầy, cố chấp, không chịu biến đi, cứ như một cục xương cứng mà lương tri con người đụng vô là găy răng...” Do đó, mê cung không giam giữ quái thú mà là giam giữ chính ta. Cuốn thứ ba là “Những Mê Cung” của Jorge Luis Borges, khuôn mặt lớn của văn học A Căn Đ́nh. Bản tiếng Anh in lần đầu tiên năm 1962 trong Tủ sách New Directions, New York, 264 tr. là một tuyển tập gồm những truyện ngắn dịch từ nguyên tác tiếng Tây Ban Nha (Ficciones,1945; El Aleph, 1949), những bài tiểu luận ( Otras inquisiciones, 1952; Discusión, 1957) và những bài ngụ ngôn ( El hacedor, 1960). Vậy theo anh, “những mê cung” của Borges nằm ở đâu và những con Minotaurs ở đây là những ǵ?

Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Quốc Trụ nêu lên một dẫn giải mà ông cho là tuyệt vời trên một tờ báo của UNESCO có liên quan đến Daedalus và tôi nghĩ có liên quan đến câu hỏi của anh: “Trong bất cứ một vấn đề, câu hỏi thiết yếu hơn câu trả lời. Và câu trả lời đến lượt nó, lại trở thành câu hỏi.” Và: “Ngay một câu trả lời mang tính khẳng định, vẫn c̣n phải tra hỏi.” Vậy th́ anh có c̣n muốn tôi trả lời nữa hay không? Nếu vẫn c̣n, tôi xin mượn lời của ông NguyễƠn Quốc Trụ trả lời thay: “Câu trả lời có thể là: chủ nghĩa toàn cầu, sự tha hóa, mất căn cước... và những “con mồi” của nó là những di dân, tị nạn, những lưu vong... Nhưng “quái thú” có thể là kẻ khác, kẻ lạ, và cũng là “chính ta”...” ( như lời của Antonio Machado mà Paz đă dẫn trên kia ). Và nếu anh và quư bạn đọc vẫn chưa hài ḷng, xin hăy t́m đọc bài “Trong Mê Cung của Hội Nhập” của Nguyễn Vy-Khanh trên tạp chí Văn Tuyển, một bài phê b́nh nghiêm túc có thể nói là đă thấy hết gan ruột của tác phẩm và tác giả.

THĐ : Nếu như mọi người đều hiểu là “con tàu vũ trụ chính là ngôn ngữ của bạn (của loài người)” th́ những hành khách đi trên con tàu đó sẽ phải hành xử ra sao một khi họ bị đánh văng ra ngoài không gian, bị lạc mất nẻo về?

NTH : A ha, trước khi có cuộc nói chuyện này, anh đă rào đón là tụi ḿnh chỉ nói chuyện tầm phào, “ngoại sử”, không đi vào chuyên môn để tránh cho độc giả khỏi phải nhàm chán. Bây giờ anh lại quay tôi bằng những câu hỏi điên đầu.

Anh có “ăn gian” không đây? Nhưng thôi, để trả lời “vấn đáp” câu hỏi này của thầy, tôi xin được phép nói cho rơ hơn. “Ngôn ngữ” ở đây chỉ là tiếng mẹ đẻ và “hành khách” là những nhà văn lưu vong. Đây là một thí dụ chua chát của Joseph Brodsky khi nói đến những khó khăn của nhà văn lưu vong trong chuyện lựa chọn ngôn ngữ viết. Tôi không quan tâm đến vấn đề này, v́ tôi chỉ là một “người viết ẩn dật”, không bao giờ nhận ḿnh là “nhà văn”, dù tôi có bài đăng báo, có sách xuất bản...Tôi viết là viết, thế thôi. Cho nên viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, không phải thắc mắc lắm. Một nhân vật Mỹ (hay Mỹ hóa) tất nhiên phải nói “tiếng” Mỹ, nên tôi phải viết tiếng Mỹ trước, sau đó chuyển sang tiếng Việt (tôi bị bạn bè la về chuyện này nhiều rồi). Nhưng tôi có học, và nhất là có đọc. Đó là cái lợi của người viết lưu vong là làm mới, làm phong phú thêm cho tiếng mẹ đẻ, nếu anh ta viết bằng tiếng mẹ đẻ, và không chừng có thể làm giàu thêm cho tiếng của đất nước tạm dung, nếu anh ta viết bằng tiếng nước ngoài ( nhà phê b́nh Nguyễn Vy-Khanh gọi là “hội nhập ngược”). V́ thế, “hành khách” hay nhà văn lưu vong (không có tôi) muốn khỏi bị đánh văng ra ngoài không gian, khỏi bị “lạc lối về”...anh ta cần phải “sống”, phải ḥa nhập vào môi trường, xă hội mới (tôi nói về mặt tinh thần). Nếu cứ tựï cao tự đại, ngông nghênh, ngạo nghễ, cho ḿnh là đă đến đích với năm ba tác phẩm cũ kỹ cả về đề tài, kỹ thuật, phong cách và ngôn ngữ văn chương, lại c̣n tự nhốt ḿnh vào trong...”mê cung” do chính ḿnh tạo lập nên, th́ trước sau, nếu không biến thành “quái thú” cũng dần dà bị “lăo hóa” mà chết.

THĐ : Mục thư tín của tạp chí Văn Học số 155 có mấy ḍng trả lời của anh cho một độc giả “than phiền” về truyện ngắn Huyền Trân, sau khi “chân thành” cám ơn vị độc giả đó anh (hay VH) đă viết : “...có thể v́ viết “không khéo” nên làm cho bạn đọc hiểu lầm”. Tôi hiểu chuyện ấy cũng chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” mà thôi. Thế nhưng ṭ ṃ một chút xin anh cho biết đă có bao nhiêu lần anh viết “không khéo” để đưa đến t́nh trạng làm cho độc giả phải hiểu lầm như vậy?

NTH : “Nhân vô thập toàn” mà anh! Nhà văn thời danh như anh NguyễƠn Mộng Giác, viết được hai bộ trường thiên tiểu thuyết nặng kư nhất thế kỷ, được lưỡng quốc ấn hành và được dư luận trong nước đánh giá như Tolstoy của Việt Nam mà nghe đâu cũng đă có lúc viết không khéo, lỡ xúc phạm đến QLVNCH, bị báo chí đả kích cũng phải lên tiếng tạ tội thôi, huống chi một người viết cắc ké như tôi. Trong lựa chọn con đường đi của ḿnh, tôi đă và sẽ c̣n rất nhiều lần viết không khéo như thế. Anh biết, truyện của tôi không phải truyện để đọc một lần. Nó là loại “on the night stand”, hay tốt hơn là “in the restroom”....Sao anh lại nhăn mặt? Tôi nói nghiêm túc đấy chớ! Tôi muốn diễn tả tư tưởng vĩ đại của Gunter Grass và Phạm Chi Lan: Giờ phút mà người ta ngồi trong...là giờ phút thoải mái nhất, đầu óc trong sáng nhất, tinh thần sảng khoái nhất...rồi đọc, rồi nghiền ngẫm coi hắn ta viết cái ǵ. Thú thật tôi rất sung sướng đọc được những lá thư bạn đọc phản đối tôi. V́ như thế là người ta đă đọc kỹ ḿnh. C̣n khen? Anh là nhà văn, không cần đọc, nhắm mắt cũng khen được dăm câu, phải không? Tôi có một chị bạn, phu nhân của một nhà nghiên cứu văn học uyên bác, viết cho tôi một lá thư dài, “than phiền” về vô số chi tiết trong tập truyện mà chị cho là “vô lư”ù. Chẳng hạn, trong truyện Phượng Hồng, chị bảo tại sao cô Phượng đă từng xem anh chàng Thắng, người đeo đuổi ḿnh là Vọi, là Trương Chi, thế mà khi biết anh chàng ái mộ và chung t́nh với người chị đă chết của ḿnh, lại thất vọng đến ră rời? Ông bà ta thường nói “nữ thập tam, nam thập lục”, tại sao trong truyện Ḍng Sông Tuổi Thơ, nhân vật Thiện là con trai lại biết “yêu” khi mới mười ba tuổi? Tại sao nhân vật Tuấn trong truyện Trong Mê Cung là một dược sĩ , lại quá stupid, không biết đi t́m thang thuốc Minh Mạng hay thần dược Viagra, lại để cho vợ ḿnh ngoại t́nh?...Tôi thích thú lắm, đọc đi đọïc lại hoài và ǵn giữ như một bảo vật. Thú nhất là khi h́nh dung, vợ ḿnh viết xong, vị học giả kia đọc qua (hay lịch sự không đọc), lặng lẽ (và tủm tỉm cười) bỏ vào phong b́ dán lại, lặng lẽ đề địa chỉ và dán tem rồi gửi đi mà không có một nhận định ǵ về tác phẩm... Tôi thật t́nh trân trọng những lá thư như thế. Lại cũng Borges, trong một bài nói chuyện tại lớp viết văn trường đại học Columbia, có nói đại khái: “...Cha tôi là một người của văn chương, nhưng tôi vẫn thấy không đủ. Tôi cần thêm cái ǵ ǵ đó. Và cuối cùng, tôi t́m thấy trong t́nh bạn và trong những buổi đàm thoại về văn chương. Cái mà vũ trụ bao la ban cho một người viết trẻ chính xác là cái đó: tṛ chuyện, thảo luận, nghệ thuật tán đồng và cái có lẽ quan trọng nhất là nghệ thuật bất đồng ư kiến...” Với tôi, độc giả là người bạn đồng hành, là thầy của người viết. Không nghe tiếng nói của độc giả cũng như Thị Nở không biết trên đời có tấm gương.

THĐ : Và như thế th́ anh có đồng ư là nhiều khi chính cái “không khéo” của nhà văn mà những nhân vật của họ dù có ao ước bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng thế nào thoát khỏi Mê Cung, có nghĩa là : vẫn bị giam giữ ṃn mỏi Trong Mê Cung?

NTH : Khéo hay không khéo là cách cảm nhận của người đọc và cách “chơi chữ” của anh em ḿnh. Người viết chỉ có thể báo động : “Ấy, coi chừng, có Mê Cung!” hoặc may mắn anh ta được nh́n thấy Mê Cung và những “quái thú” trong đó, anh ta chỉ có khả năng...mô tả : quái thú A ḿnh người đầu ḅ, quái thú B ḿnh ḅ đầu người, v.v... nhưng anh ta bất lực, không giúp ǵ được cho quái thú (hay nhân vật, theo anh) thoát ra, mà quái thú tự ḿnh phải nghĩ cách riêng tư của ḿnh, như dùng sáp để gắn lông chim vào ḿnh, hoặc dùng chổi phù thủy, hoặc dùng máy bay phản lực...là do bản thân phấn đấu hay giác ngộ của “quái thú” với sự trợ lực có hạn của người viết.

THĐ : Nếu như mọi người chúng ta chấp nhận những nhân vật Trong Mê Cung “c̣n mang tên Việt, nhưng rơ ràng cách hành xử đă hoàn toàn âu hóa. Chẳng những họ không thua sút những người bản xứ da trắng (lại trắng, đen) quanh họ, nhân vật của NTH đă ngang bằng (đôi khi c̣n vượt hơn) người bản xứ...” Nếu vậy theo anh chúng ta có nên “tội nghiệp” cho các Hội, Đoàn từ bấy lâu nay vẫn gào thét phải mau mau, gấp rút “về nguồn”, họ đă phải gia công h́ hục khuân, vác ḥn đá “bảo tồn văn hóa” hay không?

NTH : Những nhân vật mà các nhà phê b́nh cho là “thành công” trong tập truyện của tôi là những nhân vật phản diện, những “quái thú”, đáng thương hại nếu được, chứ không nên mỉa mai họ. Nhà ở trên núi, đi xe sang trọng, mặc quần áo “hiệu” , uống champagne...không phải là cái mode của người Việt “tỵ nạn” hay sao? Đâu cần phải là giàu có, quư phái, thượng lưu, v́ nói như Túy Hồng “cái nhà là nhà của nhà băng!” (xe cũng thế). Tôi cũng không hề chống đối vấn đề “bảo tồn văn hóa dân tộc” hay “về nguồn”, mà c̣n tích cực cổ vũ nữa. Xin anh và bạn đọc hăy đọc lại Vấn Nạn của Bill, Một Ngày Ở Chiến Địa... Nếu cần tội nghiệp là tội nghiệp cho những người không biết nàng Tô Thị đă bị nung vôi để xây nhà, điện Thái Ḥa và Ngọ Môn đă có lúc được lợp bằng tôn, mặc dầu UNESCO có viện trợ mà vẫn ca bài “bảo tồn văn hóa dân tộc” và những người miệng th́ hô hào “ về nguồn” mà chính bản thân ḿnh không coi mồ mả ông bà cha mẹ ra ǵ, không có cả t́nh ruột thịt!

THĐ : Một người bạn văn từ Việt Nam sang Mỹ ông ta đă “nh́n, thấy” những sinh hoạt của các nhà văn “lưu vong” rồi th́ sau đó ông ta ước ao muốn đánh đổi cái vị trí của ḿnh bởi v́ : “các cậu đạo đức giả bỏ mẹ! Nhà như thế, xe như thế, con cái đỗ đạt như thế, muốn nói ǵ th́ nói, muốn in ǵ th́ in, nay c̣n ngồi đây mai muốn qua Paris chơi nhắc cái điện thoại giữ vé...Thế mà văn chương lúc nào cũng “ thân phận lưu vong” và “tạm dung đất khách”. Anh thấy nhận xét ấy đúng sai thế nào?

NTH : Tôi không phải là “nhà văn” như tôi đă nói, vả lại tôi mới qua, hoàn cảnh của tôi không giống các anh chị qua trước, Tôi không biết trả lời câu hỏi này ra sao. Nhưng tôi thiết nghĩ, câu nói của anh Nguyễn Mộng Giác là đủ rồi. Anh Giác nói: “ Bạn tôi ( người bạn văn mà anh THĐ nói là bạn của anh Giác) có lư. Quả thật những lời rên rỉ trong văn chương hải ngoại, cũng có kiểu làm dáng theo thời, kiểu nhà giàu đứt tay...”

THĐ : Thế c̣n câu nói của J.Brodsky th́ sao, ông ấy bảo “ Lưu vong chỉ dạy cho chúng ta một bài học : sự tủi nhục.” Có đúng không cho (chúng ta) những người cầm bút?

NTH : Tôi rất quư Brodsky, không phải v́ ông được Nobel, mà v́ ông đă trung thành với tiếng mẹ đẻ, là tiếng Nga và nhất là câu nói mà tôi coi như châm ngôn: “Một người tự do, khi thất bại th́ đừng có trách ai.” Ông lại là một nhà văn lưu vong thành tựu trong một thời gian kỷ lục nhất : chỉ 13 năm rời nước mẹ, đă giật được Nobel năm 1987, ít có ai sánh được. Nhưng ông ta không tỏ vẻ hănh diện. Ông nói thế và phê phán thậm tệ giới bảo thủ, truyền thống sợ ngày mai, sợ chuyển dịch: ”anh ta thực t́nh không muốn ngày mai đến v́ anh ta biết nó sẽ làm thay đổi những ǵ anh ta cần phải giữ” Tôi nghĩ nếu Brodsky không có hảo ư cảnh cáo các nhà bảo thủ tự nhốt ḿnh trong cái cũi của ngôn ngữ th́ cũng là kiểu “nhà giàu đứt tay” như anh Giác nói thôi, nghĩa là ông ta cũng kiểu cọ, làm dáng, khiến cho một số nhà văn lưu vong của ta bắt chước theo khi nói về sự tự ti mặc cảm, về chú lùn...

THĐ : Người ta làm thơ, viết văn, vẽ vời ... v́ nhiều lẽ, chẳng hạn như v́ thích mà làm, v́ say mê mà lao đầu vào chốn “gió mưa”, nhưng cũng có lắm người v́ chút danh phận mỏng manh mà viết, mà vẽ, mà làm thơ v.v... vậy th́ với anh v́ lẽ ǵ mà anh cầm bút?

NTH : Như một người bạn thân của tôi đă nhận định ở b́a sau Trong Mê Cung, là tôi “viết cho vui, cho bạn bè đọc”. V́ đối với tôi, t́nh bạn quư nhất trên đời. Có thể có người cho tôi là không khiêm tốn khi in sau b́a những lời khen quá đáng của bạn bè, những người không có tên tuổi trong làng văn những câu như tôi viết văn cũng như Joe Montana quarterback, Zidane làm chủ midfield hay như Frank Sinatra hát... Nhưng, nhằm nḥ ǵ. Đó chỉ là những lời nói vui, và thể hiện t́nh bạn thân thiết của chúng tôi.

THĐ : Thưa anh, nhà văn ở phút nói thật muốn được nghe anh “nói thật” dù chỉ (một phút) thôi, xin hỏi: Có khi nào, bao giờ anh thấy ḿnh (biết rằng ḿnh) “đạo đức giả bỏ mẹ” không (trong lúc viết văn)?

NTH : Nếu nói như Trần Hồng Châu “ dục tính có thể là đất dụng vơ thành công cho tác giả”, bạn đọc là những người đạo đức, có thể nói như thế này, và tôi chịu: “Thằng cha này vô đạo đức bỏ mẹ!”

THĐ : Nh́n qua khung cửa sổ chúng ta đă thấy những chiếc lá vàng rụng rơi, những đám mây bay đi như muốn nói một ngày phù du của cơi người sắp tắt. Năm 2000 đang tới, anh có những dự định ǵ không thưa anh?

NTH : Tôi sẽ in một tập truyện ngắn hay một tập truyện cực ngắn, một truyện dài khoảng 189 trang và trước mắt là thuyết phục một vị Mạnh Thường Quân bỏ vốn để tục bản Chủ Đề, quy tụ những cây bút chân tài và trả nhuận bút xứng đáng như Chủ Đề ngày xưa.

THĐ : Kết thúc buổi “hàn huyên” của anh em chúng ta, Văn muốn nhường lời để anh nói thêm hoặc bổ túc cho những thiếu sót mà v́ mải vui câu chuyện chúng tôi đă quên nghĩ tới.

NTH : Thôi, đủ rồi anh Triều Hoa Đại ạ! Tôi nghĩ là tụi ḿnh đă quá lạm dụng ḷng kiên nhẫn của bạn đọc rồi đó. Vậy nên chấm dứt ở đây.

Trước thềm Thế Kỷ và Thiên Niên Kỷ mới, thân chúc bạn đọc gặt hái được những thành quả to tát xứng đáng với Thời Đại mới! Và trong lúc hàn huyên, lỡ say sưa bối rối có điều ǵ sơ suất xin quư vị ... niệm t́nh tha thứ!

 

 

 

 

TRIỀU HOA ĐẠI