Nhà thơ Ngc Hoài Phương

qua bà Phương Dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà đă đến với người bạn đời của ḿnh ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?

 

Phương Dung (PD): Qua báo chí, tức là nghề của ông xă tôi và đồng thời cũng là lănh vực mà cá nhân tôi cũng đă có một thời được hoạt động. Trước kia, khi c̣n ở Việt Nam tôi cũng đă từng có thời gian hoạt động trên lănh vực truyền thông: xướng ngôn viên đài truyền h́nh Cần Thơ (băng tầng số 7), xướng ngôn viên chương tŕnh truyền thanh “Tiếng Nói Cửu Long” (Chiến tranh chính trị quân đoàn IV), và sau đó là phóng viên của nhật báo Đuốc Miền Tây và nhật báo Tranh Thủ. Có lẽ v́ cái duyên văn nghệ liên hệ với văn chưonơ chư ữghĩa đó mà tôi đă gặp ông xă tôi - người mà từ hơn ba mươi năm nay, tức là hồi c̣n ở Việt Nam cho đến khi tị nạn tại Hoa Kỳ, không biết một nghề ngỗng ǵ khác ngoài nghề viết báo, làm báo.

         Chuyện vui buồn của người làm báo th́ thật là nhiều, nhất là những năm tháng làm báo ở xứ tạm dung này, nó nhiều chông gai vất vả hơn c̣n ở quê nhà trước 1975 nhiều. Do đó nếu kể ra những vui buồn về nghề nghiệp của ông xă tôi (Ngọc Hoài Phương) th́ chắc phải viết cả một cuốn sách cũng chưa kể hết. Ngày thường hay ngày nghỉ cuối tuần, đối với ông xă tôi cũng như nhau, nghĩa là từ sáng tới khuya lúc nào ổng cũng bận rộn về tờ báo, hầu như không có th́ giờ dành riêng cho vợ con. Tôi c̣n nhớ mười mấy năm trước, đă có lần tôi yêu cầu ông xă tôi nên giă từ nghề làm báo để t́m một công việc b́nh thường như những người khác để gia đ́nh có đời sống b́nh thường hơn. Nhưng ông chồng tôi, một mặt không lên tiếng phản đối lời yêu cầu của tôi, và mặt khác cũng chẳng thấy có một sự sắp xếp đổi nghề nào cả. Nghĩa là chàng vẫn tỉnh bơ tiếp tục theo đuổi nghề cũ. Riết rồi tôi cũng chịu thua luôn, và chợt nghĩ ra rằng “ điều an ủi lớn nhất của chồng ḿnh bây giờ là c̣n được tiếp tục theo đuổi nghề cũ. Do đó ḿnh cũng chẳng nên nài ép ông ấy đổi nghề làm ǵ nữa”.

 

SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đ́nh. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông nhà th́ sao ?

 

 

PD: Không hiểu đối với các văn nghệ sĩ khác như thế nào, riêng ông chồng tôi, mặc dù rất bận rộn, vẫn luôn luôn cố gắng dành th́ giờ để chia sẻ công việc trong gia đ́nh, nhất là đối với các con, ông luôn luôn quan tâm đến sự b́nh yên của chúng.

SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà c̣n thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?

 

PD: Ngoài công việc làm báo hàng ngày, và đôi lúc “vỡ” ra vài câu thơ ngắn, ông chồng tôi rất thích uống rượu một ḿnh mỗi tối. Nhưng điều đặc biệt của chồng tôi là vừa uống rượu mà vẫn tiếp tục làm việc.

 

SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông  nhà trong lúc sáng tác?

 

PD: Ông chồng tôi sáng tác (làm thơ) rất bất thường, chẳng có trạng thái nào báo trước cả, chẳng hạn như mỗi sáng lái xe đưa tôi đến tiệm, xe vừa ngừng ở đèn đỏ, chàng bèn rút bút ra ghi vội mấy câu thơ. Đèn xanh, xe chạy, chàng đọc lại cho tôi nghe, và hỏi được không ? Chẳng hiểu các nhà văn nhà thơ khác trước và sau khi sáng tác có những trạng thái ra làm sao, tôi không được rơ, riêng ông chồng tôi, chẳng thấy một dấu hiệu ǵ khác lạ trước và sau khi làm xong mấy câu thơ mới...

 

SV,VC: Bà đă từng có nững đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?

 

PD: Tôi c̣n nhớ ngày xưa ông chồng tôi thường làm thơ ướt át loại “than mây khóc gió” Và tôi vẫn góp ư là sao thơ của bố giống thơ... đau ban quá vậy ? Nhờ vậy dần dà chàng đă chuyển hướng để có được các câu thơ về Thiền và Đạo.

 

SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông nhà đă được giới thiệu rộng răi trong quần chúng ?

 

PD: Từ hơn ba mươi năm nay, ông chồng tôi từng có truyện dài, truyện ngắn và thơ... đăng rải rác trên các báo, qua một số bút hiệu khác nhau, nhưng chẳng bao giờ ông nghĩ đến chuyện gom lại để in thành sách.

          Duy có một lần, mấy năm trước đây, nhờ nhạc sĩ Việt Dzũng (thư kư ṭa soạn tạp chí Hồn Việt) gom góp được một số thơ của ông xă tôi, và thế là tập thơ Cơi Tạm ra đời.

          Đây là một tập thơ gồm những bài hà tiện chữ, do đó cũng “dễ nuốt”  chứ không đến nỗi khó tiêu hóa đối với mọi người.

 

SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông  nhà, bà có những nhận định ǵ về t́nh h́nh sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?

 

PD: Đời sống của người Việt tị nạn ở Hoa kỳ hay những nơi khác trên thế giới đều đ̣i hỏi mỗi cá nhân phải có những cố gắng để ổn định với hoàn cảnh mới.Vậy mà vẫn c̣n những tập thơ, tập truyện hay nói một cách khác, sách báo Việt ngữ được xuất bản ở hải ngoại, quả là một việc làm phi thường đáng khích lệ.

 

SV: Cá nhân bà đă và đang sinh hoạt trong lănh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hổ tương trong việc sáng tác của ông nhà ?

 

PD: Để thích ứng hoàn cảnh mới ở xứ người, cá nhân tôi đă không c̣n theo đuổi nghề nghiệp cũ của ḿnh như ông chồng tôi nữa. Từ hơn mười năm nay, tôi điều khiển một Thẩm Mỹ Viện chuyên lo săn sóc sắc đẹp cho các bà, các cô. Tôi nghĩ rằng nghề nghiệp mà tôi đang theo đuổi không hề gây trở ngại ǵ cả cho nghề nghiệp của chồng tôi. Trái lại, c̣n làm cho ông chồng tôi được yên tâm để tiếp tục... đi trên mây với cái nghề làm thơ, làm báo của ổng.

 

SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi ḍng tiểu sử của ông , những tác phẩm của ông (bà) ấy, và đôi ḍng về cá nhân bà (ông), đại khái quê quán, hoài bảo..

 

PD: Ông nhà tôi ham vui thơ phú, văn chương từ hồi c̣n ở trung học. Sau đó chính thức gia nhập làng báo Việt Nam năm 1964 (đặc phái viên kiêm phụ tá Tổng Thư Kư nhật báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện). Sau biến cố 1975, tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục nghề cũ với chức vụ Phụ Tá Tổng Thư Kư tuần báo Trắng Đen của ông Việt Định Phương. Tiếp theo đó là phụ tá chủ nhiệm tạp chí Hồn Việt (1979 – 1989). Chính thức trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 1990 đến nay.

          Cá nhân tôi, sinh quán tại Cần Thơ lớn lên cũng đă từng có thời gian hoạt động về ngành truyền thông như trên đă nói. Nhưng hiện nay hoàn cảnh đă thay đổi và tôi phải chuyển qua một lănh vực hoạt động khác, Về hoài bảo, hồi nhỏ th́ có – ai cũng vậy. Nhưng bây giờ thực sự không có hoài băo ǵ cả mà chỉ mong gia đ́nh có một cuộc sống b́nh thường yên vui.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương Dung

(Sóng Văn, số 7 tháng 3&4- 1997)