Tứ Thơ

Nguyễn Hưng Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

Tổng kết kinh nghiệm gần một đời làm thơ của ḿnh, trong quyển Công Việc Làm Thơ xuất bản năm 1984, Xuân Diệu viết:

“Lao động thơ, trước hết là kiếm tứ

Ngôn từ, lời, chữ, vần rất là quan trọng. Tuy nhiên đó là cái quan trọng thứ hai, mà Cai quan trọng thứ nhất, làm rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài.

Làm thơ, khó nhất là t́m tứ “ (tr.117)

Dù sau này, dưới chế độ cộng sản, Xuân Diệu làm thơ không ra ǵ, tuy nhiên, đừng quên, trước kia, có một thời, thời 30 - 45, ông là nhà thơ có tài lớn. Nở bừng ra giữa một mùa khô hạn của nền văn học đàu thế kỷ 20 nặng nề quẩn lại bước chân cũ những thế kỷ trước, những bài thơ của Xuân Diệu, cùng với thơ của nhiều người khác, trong đó thơ Xuân Diệu là một trong vài đ́nh cao, đă xuất phát từ một quan điểm thẩm mỹ mới, thể hiện một tâm trạng mới, sử dụng một ngôn ngữ mới, sáng tạo một phong cách mới, mở rộng địa lư của thơ, mang đến cho thơ một khí hậu cực kỳ ấm áp, gần gũi nhân t́nh. Thời ấy, Xuân Diệu thực sự là một nhà thơ cách tân. Ông đă làm cho lănh thổ cái đẹp trở thành rộng rinh hơn khi khám phá ra nét phân vân trên một cánh c̣, cái rùng ḿnh của một ánh trăng thâu, cái ḥa hợp âm thầm của một nhành hoa, một băi cỏ và một làn rêu trong đêm tối, cái bâng khuâng không duyên cớ khi trời chiều tự dưng trong vắt, cái hơi rét gây gây luồn lách , len lỏi vào trong gió thu. Xuân Diệu là người đầu tiên nhận ra hương bưởi là tín hiệu của đêm khuya, hiện tượng nắng tự nhiên nhạt màu, mây tự nhiên trôi nhẹ và gió tự nhiên hiu hiu là tín hiệu của t́nh yêu.

Sau này, khi trở thành gă măi vơ của cộng sản, Xuân Diệu chỉ tạo được, dưới h́nh thức gọi là thơ, những cuộc ḥa âm ầm ĩ mà rỗng tuếch của phèng la và chập choă. Tiếng chim hót ngày xưa không c̣n. Chỉ c̣n một ṿi nước rè rè và đục vẩn. Nhưng đó là nói về sáng tác. C̣n kinh nghiệm lại là cái khác ở ngoài mọi lập trường, mọi quan điểm. Kinh nghiệm là đứa con của thời gian. Do đó không nên khăng khăng hất đổ những ǵ Xuân Diệu tổng kết ở trên.

Nhưng trước hết tứ thơ là ǵ?

Có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Chế Lan Viên: “gọi nó là tứ để phân biệt với ư. Chữ Tứ chẳng qua là ư lớn toàn bài vậy” (Văn Học Hà Nội 17.11.1961, bút hiệu Chàng Văn). Ngược lại, theo Nguyễn Xuân Nam: “tứ trong toàn bài là h́nh tượng xuyên suốt cả bài thơ.” (Văn Học , Hà Nội 2.1981). Hai quan niệm khác nhau. Một đằng thiên về ư. Một đằng thiên về h́nh tượng. Nhưng lại giống nhau một điểm: bất cập.

Thử đọc bài thơ này của một “nhà thơ” cộng sản:

tiếng loa nhắc vụ này thay giống lúa mới

mùa đông giữ ấm ngực trẻ con

trung ương vận động mua công trái nhiều hơn

việc vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch

 

th́ cũng có ư đấy. Nhưng tứ thơ đâu?

Hay thử đọc bài thơ này của một “nhà thơ” cộng sản khác:

băi lầy lắm hến nhiều ngao

càng nhiều băi lội càng cao lượng mồi

đi chăn chực khó ướt người

th́ đêm ấy lượng trứng trồi hẳn lên

 

Th́ cũng có h́nh tượng đấy. Nhưng tứ thơ đâu?

Đồng hoá tứ thơ với ư hoặc với h́nh tượng không những sai lầm mà c̣n là điều nguy hiểm. Thứ nhất, nó cũng có nghĩa đồng hoá thơ và vè, thơ và các loại diễn ca chính trị tầm thường rỗng tuếch nhan nhản trên sách báo tuyên truyền hoặc trên các vỉa hè, các đường phố: tất cả đều có điểm chung, hoặc có ư, hoặc có h́nh tượng, hoặc có cả hai. Thứ hai, nó làm mất khả năng phân biệt thơ hay và thơ dở. Không hiếm ǵ những bài thơ có ư tưởng ra vẻ “triết lư” cao kỳ mà lại là những bài thơ kém. Cũng không hiếm ǵ những bài thơ có h́nh tượng cũng gọi là “đèm đẹp” nhưng lại chỉ là những bài thơ nhạt phèo, chán ngắt. Thứ ba, nó làm lạc hướng những người mới bắt đầu làm thơ: họ dễ tưởng làm thơ chỉ là công việc thuần tuư của tư duy hay chỉ là công việc lắp ráp các h́nh tượng ngồ ngộ với nhau, để cuối cùng , tạo nên một cái ǵ rất đỗi... xa thơ.

Trong tứ có ư, nhưng tự nó, ư chưa là tứ. Trong tứ có h́nh tượng, nhưng tự nó, h́nh tượng chưa là tứ. C̣n xa xôi vô cùng. Không phải cứ đem mấy khài niệm triết học mốc tếch từ đâu gắn vào đít của chúng vài chữ đồng thanh, đồng âm cho ra vần vè là tự nhiên có thơ. Cũng như không phải cứ vất bừa băi dăm bảy cành hoa lại với nhau là tự nhiên người ta có một b́nh hoa mỹ thuật. Ư , nó khô khốc lắm.Như là xương. H́nh tượng, nó khơi vơi, bềnh bồng lắm. Như là khói. Ư và h́nh tượng phải kết tụ lại với nhau như da thịt đắp lên xương xẩu th́ mới có h́nh người. Nhưng chưa là con người . H́nh như trong Cựu Ước có viết, sau khi nắn thành người, Đức Chúa Trời phải thổi vào h́nh người ấy một hơi thở để tạo ra cái gọi là linh hồn, h́nh người ấy mới thực sự có sự sống, người đàn ông mới biết quay lại nh́n người đàn bà, để thấy, nơi mái tóc đen nhánh kia có một cái ǵ khiến sóng trong ḷng ḿnh xao lên, nao nao. Linh hồn ấy, trong thơ, chính là cảm xúc.

Chỉ gọi là tứ khi có một ư tưởng làm bồng lên trong hồn người những niềm rung động sâu sắc và ư tưởng ấy, niềm rung động ấy cùng quyện lại với nhau, nhập thân vào một h́nh tượng cụ thể.

Ư là của chung mọi người. H́nh tượng là của chung trong trời đất. Ánh trăng nằm trên cành liễu th́ có ǵ mới mẻ đâu? Nhưng cái tứ ánh trăng nằm sóng soăi trên cành liễu / đợi gió đông về để lả lơi th́ rơ ràng là của riêng Hàn Mặc Tử. Niềm say mê cái đẹp tinh khiết của vũ trụ th́ có ǵ là lạ đâu? Nhưng cái tứ Ta van cát bụi bên đường / dù nhơ dù sạch đừng vương gót này / để ta tṛn một kiếp say / cao xanh liều một cánh tay níu trời th́ rơ ràng là của riêng Vũ Hoàng Chương.Tứ là cái ǵ rất riêng tây ở mỗi nhà thơ, ở mỗi bài thơ. Tứ là thế giới tinh khôi lần đầu tiên được nhà thơ tạo dựng trong cơn say ngây ngất của cái người ta quen gọi là cảm hứng.

Có thể định nghĩa vắn tắt : tứ là những suy nghĩ của trái tim trước cuộc đời.

Bởi v́ tứ là cái ǵ rất tổng hợp, do đó, quá tŕnh t́m tứ cũng là một quá tŕnh tổng hợp: nhà thơ phải vận động cùng lúc ba khả năng, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm xúc. Chỉ khi nào ba yếu tố trên gặp gỡ nhau ở một điểm nào đó, tứ thơ mới h́nh thành. Nghĩ coi, có thể tin được không, là, trong suốt cuộc đời đi học, đi làm xa của ḿnh, chỉ một lần duy nhất Huy Cận cảm thấy nhớ nhà? Chắc chắn là không. Nỗi nhớ cũng tự nhiên như là mây giăng ở những góc trời xa vắng. Thế th́ tại sao chỉ có một lần, một lần duy nhất, nỗi nhớ nhà ấy hoá thành thơ? Câu trả lời: Bởi v́ chỉ có một lần duy nhất ba yếu tố trên hoà nhập được với nhau. Trong một thời điểm: tràng giang điệp điệp sóng buồn. Sông th́ dài, trời th́ rộng, mây th́ xa, bến th́ cô liêu, ư niệm về sự lẻ loi của người lữ thứ càng đậm, nỗi sầu ly hương càng thêm thê thiết: tứ thơ khai sinh

...lớp lớp mây cao đùn núi bạc

chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

ḷng quê dờn dợn vời con nước

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

 

Rất nhiều nhà thơ kể giống nhau: có những cảnh vật người ta nh́n hoài, nh́n hoài.  Quen thuộc lắm. Nhớ làu làu từng chi tiết nhỏ. Nhưng cứ thấy là b́nh thường, tầm thường. Cảnh vật chỉ đọng trong mắt mà không len vào máu. Chỉ ơ hờ xa lạ bên cạnh những bước đi đi về về hằng ngày. Rồi bỗng dưng, một hôm, trong một tâm cảnh nào đó không ai biết rơ, h́nh như những tư tưởng nung nấu từ lâu đă chín muồi, h́nh như những cảm xúc im ĺm đă cồn cào lên sóng, người ta nh́n lại những cảnh vật ấy, thấy lạ lùng hẳn, mới, tươi và gần gũi tâm hồn như thoạt thấy lần đầu. Chén trà khuya không chỉ là chén trà nữa. Chén trà khuya đă nao nao trăng hạ tuần như trong thơ Quách Tấn. Ánh trăng non không là ánh trăng non nữa. Mà trở thành mới lớn lên trăng đă thẹn tḥ như trong thơ Hàn Mặc Tử. Buổi chiều không c̣n là buổi chiều nữa. Buổi chiều đă là buổi chiều u uẩn và quạnh vắng của cơi ḷng buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường như trong thơ Thanh Tâm Tuyền.

T́m tứ là quá tŕnh chống lại một thói quen, chống lại những quán tính ù ĺ và những con đường ṃn nhẵn thín cứ lôi người ta trơn tuột giữa cuộc đời. T́m tứ là quá tŕnh phát hiện cái bất b́nh thường từ những cái vẫn rất mực b́nh thường. T́m tứ là quá tŕnh khôi phục sự hồn nhiên bỡ ngỡ cho đôi mắt và cho trái tim.

Thế Lữ hồi ức lại hoàn cảnh sáng tác bài Nhớ Rừng như sau:

“Tôi làm một chân chữa bài in trong báo Volonté Indochinoise (Ư muốn của Đông Dương) ở phố Cửa Bắc, từ nhà tôi ở , muốn đến toà soạn, phải qua đường Ngọc Hà, thành ra qua vườn Bách Thảo. Chính v́ qua vườn Bách Thảo mà nảy ra bài “Nhớ Rừng”. Một trưa hè, ngồi nghỉ ở vườn, tôi nghe tiếng người làm vườn uể oải kéo lê bước chân trên đường sỏi, nghe ghê người lắm. Tôi nghĩ con hổ bị giam trong này th́ buồn biết bao nhiêu . Bỗng nảy ra tứ một câu thơ đùa: “chú nó trong nắng hè uể oải, cũng không buồn thương nhớ cảnh rừng xa”. Nhưng sau đó tôi chuyển sang tứ là thương nhớ rừng. Khi đă nảy ra tứ nhớ rừng th́ bài thơ đến rất nhanh, từ sáng đến trưa là xong, không phải sửa chữa ǵ lắm.” (Văn Nghệ, Hà Nội số Tết 84).

Trước khi sáng bài “Nhớ Rừng”, đă bao nhiêu lần Thế Lữ đi ngang qua vườn Bách Thảo. Đă bao nhiêu lần nh́n con hổ bị giam trong củi sắt? Nhưng chỉ khi nào h́nh ảnh ấy hiện lên cùng lúc với tiếng bước chân người làm vườn uể oải kéo lê trên đường sỏi th́ mới làm dâng trào lên trong tâm hồn Thế Lữ nỗi bùi ngùi trước cuộc đời bị tù hăm, bị quẩn đọng trong một thế giới thật chật chội, thật vuông vức. Con hổ không là con hổ. Con hổ trở thành một ư niệm, một biểu tượng của sự tự do bị đè nén. Tứ thơ lóa lên. Con hổ tự nhiên có nỗi bất măn thật kiêu hùng ghét những cảnh không đời nào thay đổi,có ước mơ lăng mạn và cao ngất hào khí:

nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

 

Con hổ hóa nên nơi hội ngộ của một tư tưởng: tư tưởng tự do, và một tâm trạng: tâm trạng chán ngán hết mọi tù túng.

Quá tŕnh sáng tác bài “Đêm Thu Nghe Quạ Kêu” của Quách Tấn cũng tương tự: đó là quá tŕnh một tiếng quạ kêu nghe thấy t́nh cờ trở thành một tiếng đồng vọng của tâm . Quách Tấn kể:

“Nguyên một buổi chiều cuối thu năm Đinh Măo (1927), tôi ở Trường Định xuống An Thái hốt thuốc cho bà thân tôi. Theo con đường gần và dễ đi nhất, tôi qua bến đ̣ An Thái sang An Vinh, rồi theo bờ sông Cổn đi thẳng lên. Đêm hôm ấy có trăng, nhưng không được sáng , v́ trời nhiều sương. Tôi vừa đi vừa nghĩ vẩn . Chợt đến một khúc đường tre che khuất cả bóng trăng, và mo nang rụng đầy mặt đất. Tôi dẫm phải những mo nang mới rụng, tiếng kêu sột soạt làm bầy quạ đương ngủ trên cây, giật ḿnh vỗ cánh kêu vang dậy, nghe vừa rùng rợn vừa lạnh lùng. Cả ḿnh tôi rởn ốc!

 

Từ ấy tiếng quạ ám ảnh tôi luôn.

 

Cách ba tháng sau bà thân tôi mất. Tiếng quạ vẫn cứ theo tôi, nhưng giọng rùng rợn lạnh lùng đổi thành giọng năo nùng. Qua thời gian khá lâu, tiếng quạ thưa dần và nhạt dần rồi lịm mất.

 

Mùa hạ năm Kỷ Măo (1939), một đêm trăng tôi ngồi hóng mát cùng nhà tôi và một người bạn, trên bờ đầm Nha Trang ở trước mặt nhà. Lúc ấy đă khuya. Nghe tiếng phở nhà tôi gọi. Không thấy trả lời, anh bạn gọi tiếp. Tiếng gọi bị núi Sinh Trung bên kia đầm dội lại, ngân dài trong đêm khuya...Tiếng quạ năm xưa ở tâm hồn tôi vụt thức dậy rộn ràng... rộn ràng nhưng dịu dàng chứ không rùng rợn, cũng không năo nùng như ngày trước.

 

Trở vô nhà, suốt đêm tôi không ngủ được. Tiếng quạ vọng bên tai, và gợi lên không biết bao nhiêu là kư ức. Phần th́ nhớ mẹ già xưa, phần th́ thương cảnh làng cũ, bồi hồi áo năo... tôi nằm im ĺm để cho nước mắt và tôi êm dịu dần dần.  Toan ngồi dậy ghi lại ḍng cảm xúc, song sợ thắp đèn quấy rầy giấc ngủ của vợ con, tôi đành nằm yên đợi sáng. 

 

Sáng hôm sau nhân ngày chủ nhật, được nghỉ, tôi toan lấy giấy bút để làm thơ th́ khách đến! Thế là mất hết buổi sáng. Chiều đến đóng kín cửa pḥng, một ḿnh ngồi lập ư. Vừa nghĩ đến chữ quạ th́ liên tưởng đến màu đen, đến chữ ô. Chữ ô làm nhớ đến Ô Y Hạng của Lưu Vũ Tích :

Chu tước kiều biên dă thảo hoa

ô y hạng khẩu tịch dương tà

cựu thời Vương Tạ đ́nh tiền yến

phi nhập tầm thường bách tính gia

 

Trần Trọng San dịch:

Chu tước bên cầu cỏ trổ hoa

cửa ô y hạng ánh dương tà

xưa kia én đậu lầu Vương Tạ

nay tới dân gian lượn mái nhà

 

Những cảnh trong thơ hiện ra mơ màng trước mắt. Tôi đặt bút xuống bàn, ngồi nhắm mắt lại để ḷng vui theo cảnh... Bầy yến dễ thương bỗng bay tản mát rồi nhập lại nơi lùm tre cao.

 

Tre che khuất bóng bầy chim én, nhưng lại đưa ra mấy tiếng quạ rộn ràng... Liền đó như một cuộn phim, những cảnh bến đ̣ An Thái, con đường ven sông Cổn dần dần hiện ra dưới bóng nguyệt mờ sương... Rồi tiếng quạ ngân lên, và theo dư âm, bến đ̣ An Thái biến thành bến Phong Kiều của Trương Kế với quang cảnh :

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên

giang phong ngư hoả đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung lai đáo khách thuyền

 

Tản Đà dịch:

Trăng tà tiếng quạ kêu sương

lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ

thuyền ai đậu bến Cô Tô

nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

 

Và con sông Cổn biến thành ḍng sông Xích Bích với con thuyền của Tô Đông Pha trôi chầm chậm dưới bóng trăng thu... Tôi tưởng tôi là họ đương ngồi vuốt chồm râu rậm bay phất phơ trước gió, và gơ mạn thuyền ngâm bài phú Xích Bích có nhắc đến họ Tào. Tôi như trông thấy rơ dáng đắc ư của Tào Mạnh Đức đứng trên đoàn thuyền kết dài trên mặt sông, quay ngang ngọn giáo ngâm bài :

Nguyệt minh t́nh hỉ

ô thước Nam phi

nhiễu thọ tam táp

chi khả y?

 

dịch:

đêm nay sao tỏ trăng thanh

về nam con quạ lao ḿnh trên không

lượn quanh cây lớn ba ṿng

t́m không chỗ đậu lại vùng bay đi

 

Rồi hết điểm này đến điểm khác nối nhau đưa tôi sâu vào trong cơi mộng... Tôi ngồi ngủ say cho tới lúc người nhà lay dậy ăn cơm tối! Cơm xong, tôi ngồi lại bàn giấy làm việc. Tôi nhất định ghi tất cả những ǵ đă đến cùng tôi. Nhưng không thể được, v́ tôi không thích lối trường thiên. Tôi bèn chọn những nét rung cảm nhất, lọc những ǵ nên thơ nhất, dồn vào trong tám câu :

Từ ô y hạng rủ rê sang

bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng

trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng

thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng

bồn chồn thương kẻ nương song bạc

thắc thỏm chăng ai quả ấn vàng?

tiếng dội lưng mây đồng vọng măi

t́nh lang mang gợi tứ lang mang

 

Tôi rất lấy làm thích và lấy nhan đề là “Đêm Nghe Quạ Kêu”. Năm 1941, nhân các bạn ở ṭa soạn tạp chí Bạn Đường mới xuất bản, gửi thư xin bài, tôi liền gởi đăng bài ấy Cách đó ít lâu, xem xét lại bài thơ đă làm để in vào tập Mùa Cổ Điển, tôi thấy bài thơ trên đây, câu luận chưa sướng. Câu trạng do những cảnh cũ gợi điển. Câu luận th́ bị thời cuộc lúc bấy giờ ảnh hưởng: Lúc ấy quân Nhật đóng ở Việt Nam, nhiều người đi lính để lập công danh, nhiều bà vợ bị chiếc bóng. Do đó mà mượn tiếng sông Ngân, mượn đến tích Trương Hạo lượm được một viên đá tṛn do con sơn thước hoá ra, đem đập vỡ th́ thấy một quả ấn vàng có mấy chữ “Trung hiền hầu ấn”, sau làm tướng được phong đến tước hầu.

 

Chưa lấy làm sướng nhưng sửa măi chưa được. Măi một đêm ngồi tựa lan can, trâm ngâm ngẫm nghĩ. Ngoài trời trăng sáng vằng vặc. Những cánh cửa sổ mở hé được ánh trăng chiếu vào trong như xuy bạc và thềm giếng mới rửa loang loáng sắc hoàng kim. Trí tôi và mắt tôi dồn cả vào sắc vàng trắng của cảnh vật và của câu thơ... Chợt một vật ǵ rơi vào ḷng giếng tạo thành một tiếng chũm lạnh lùng. Tôi cảm xúc sửa ngay được câu thơ:

bồn chồn thương kẻ nương song bạc

lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng

 

Sửa được câu này tôi khoái hơn khi làm xong 8 câu trước. Nhưng ngâm đi ngâm lại tôi thấy câu kết chưa đúng nỗi ḷng. Một lần nữa tôi phải lo sửa lại :

tiếng dội lưng mây đồng vọng măi

t́nh hoang mang gợi tứ hoang mang

 

Như thế là ổn. Thích chí ngâm vang cả trời khuya. Chế Lan Viên cũng cho câu sửa hay hơn hẳn nguyên tác nhưng c̣n chê đề bài thơ chưa được nên thơ, mới thêm chữ “thu” vào thành “Đêm thu nghe quạ kêu” (trích từ Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, tập 5, Nam Á tái bản , 1986, tr 123-126)

 

nhiên , không phải tứ thơ nào cũng được thai nghén một cách lâu lắc và vất vả như thế. Cũng không phải người nào , khi làm thơ, cũng lập ư một cách cầu kỳ với những điển cố xa xôi như thế. Nhưng kinh nghiệm trăn trở t́m tứ của Quách Tấn lại rất điển h́nh: dù nhanh hay chậm, dù bằng cách thức nào đi nữa, sự h́nh thành tứ thơ nào cũng phải đi qua ba giai đoạn :

Trước hết, phải có một cảnh vật, một sự kiện cụ thể có khả năng gây ấn tượng mạnh và sắc.

Thứ hai, ấn tượng ấy cứ âm vang măi trong hồn người, tạo nên những niềm cảm xúc sâu đậm.

Và thứ ba, từ ấn tượng và cảm xúc ấy, nhà thơ phải vận dụng khả năng liên tưởng, tưởng tượng , tư duy để t́m ư, t́m chất liệu để khai triển thành một bài thơ hoàn chỉnh.

Chính ở đây, có sự khác biệt sâu sắc giữa Quách Tấn và các nhà thơ sau này. Quách Tấn cũng như người xưa thường t́m ư và chất liệu từ kho tàng điển cố, điển tích. Các nhà thơ sau này thường t́m ư và chất liệu ngay từ đời sống thực. Không nên tuyệt đối hoá sự phân biệt này. Khi Huy Cận viết không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà chắc chắn là Huy Cận nhớ đến hai câu cuối trong bài “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu. Khi Thâm Tâm viết : ly khách! ly khách! con đường nhỏ / chí lớn không về bàn tay không / th́ không bao giờ nói trở lại / ba năm mẹ già cũng đừng mong, chắc chắn là Thâm Tâm nhớ đến h́nh ảnh Kinh Kha với câu thơ phong tiêu tiêu hề Dịch tiểu hàn. Đọc nhiều bài thơ của Nguyễn Mạnh Trinh đăng báo gần đây, tôi chắc thế nào Nguyễn Mạnh Trinh cũng nhớ đến Nguyễn Bắc Sơn.

Vai tṛ của tứ thơ cực kỳ quan trọng. Nó giống như là nền móng, cột kèo trong một ngôi nhà. Nó giống như là xương xẩu trong một thân thể. Không có bài thơ nào lại không có tứ. Ngoại lệ: những bài thơ dở.

Hầu hết mọi nhà thơ đều đồng ư, trong công việc làm thơ, có loay hoay trăn trở th́ chủ yếu là loay hoay trăn trở để t́m ư. Có tứ, thời gian hoàn chỉnh bài thơ thường khá nhanh. Tứ, tự nó sẽ huy động những từ ngữ và chi tiết nó cần. Con hổ sẽ biết mời gọi cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, với những lá gai cỏ sắc, những b́nh minh cây xanh nắng gội, những buổi chiều lênh láng máu sau rừng. Trường giang sẽ biết mời gọi thuyền về nước lại, những cồn nhỏ gió đ́u hiu, những bèo dạt về đâu hàng nối hàng, những sóng gợn... buồn điệp điệp. Cũng vậy, hầu như đă có sẵn chung quanh ông đồ viết câu đối Tết thuê những h́nh ảnh quen thuộc: mực tàu, giấy đỏ, người thuê viết, nét chữ như phượng múa rồng bay, những lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay đây là công việc của trí tưởng tượng. Đối với nhà thơ, lúc này, cần nhất là sự tỉnh táo để lựa chọn. Nguyên tắc thứ nhất là tập trung. Tất cả các chi tiết đều nhắm tới mục đích thể hiện và làm nổi bật tứ. Nhà thơ lớn là nhà thơ chiến lược lớn: không có chiến thuật nào không để góp phần dẫn đến chiến thắng cuối cùng.

Trong bài “Một Chút Xuân Quê Nhà”, Luân Hoán chọn lựa chi tiết rắt đắc. Tố cáo cuộc sống bần cùng, khốn khó dưới chế độ cộng sản, ông không dùng dao to búa lớn. Chỉ cần một lá thư với những chi tiết nhỏ nhoi đến tội nghiệp :

xin báo cùng anh tin vui thứ nhất

cây cúc đầu hè nở được một bông

xin báo cùng anh cây cà chua nhỏ

cũng đậu được vài trái đỏ xinh xinh

xin báo cùng anh vồng khoai luống cải

nhờ bón phân người lá cũng rất xanh

xin báo cùng anh sáng nay đầu ngơ

con cu cườm đậu tuốt ngọn tre...

 

Chỉ có thế.

thư viết cho anh đắn đo từng chữ,

lựa lọc từng lời cho đỡ nặng cân,

nhưng những lời kể trước sau cứ quanh quẩn hoài với những điều rất mực vu vơ, những niềm vui rất ư nhỏ bé. Không c̣n ǵ khác. Người đọc đủ thấy rưng rưng hiện lên trước mắt một cuộc đời lam , tối tăm đến là thương. Nói là báo “tin vui”nhưng sự thực lại là vang lên tiếng khóc năo nùng.

Nguyên tắc thứ hai là tiết kiệm. Chơi hoa, người ta phải biết tỉa cành và ngắt lá. Để h́nh hoa nổi rơ, để sắc hoa thêm chói. Chi tiết càng rườm tứ thơ càng mờ. Chi tiết càng chồng chất, tứ thơ càng vụn nát. Người xưa hay nói về “vẽ mây nẩy trăng”: đừng cho mây nhiều đến độ ánh trăng bị khuất.

Ai không công nhận Đoàn Văn Cừ là người rất giỏi trong việc dựng lại những khung cảnh đồng quê thuở xưa? Nhưng mấy ai nhớ nổi thơ họ Đoàn? Người ta chỉ nhớ những câu chấm phá ít nét của Nguyễn Bính. Trong cuộc tranh giải văn chương, trí nhớ con người là trọng tài đáng tin cậy nhất.

Vai tṛ thứ hai của tứ là định hướng kết cấu bài thơ. Nói chung, một trong những yêu cầu lớn nhất đối với thơ là tính chất thống nhất. Cả bài thơ phải là một chỉnh thể toàn vẹn. Tứ sẽ là cơ sở của sự thống nhất và toàn vẹn ấy. Xuân Diệu kể bài thơ Với bàn tay ấy thoạt đầu như sau :

một tối bầu trời chẳng gợn mây

cây t́m nghiêng bóng xuống hoa gầy

hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ

nghiêng xuống làn rêu: - một lối đầy

những lời huyền bí bốc lên trăng...

 

Xuân Diệu gửi bài thơ đăng báo. Thế Lữ, khi chọn đăng, đă tinh ư nhận ra ngay nét đặc sắc của cái tứ mà nhà thơ trẻ là Xuân Diệu hồi ấy muốn dựng: cả trời đất giao hoà với nhau: cây nghiêng xuống hoa, hoa nghiêng xuống cỏ, cỏ nghiêng xuống rêu. Nhưng Thế Lữ cũng phát hiện ngay một điểm yếu cơ bản trong bài thơ ấy: trong khi vạn vật song sóng gần kề ḥa hợp với nhau, th́ bầu trời, lạ chưa, bầu trời lại chẳng gợn mây.,nó lẻ loi, nó lạc lơng đến chông chênh, nó bơ vơ đến tội nghiệp và lạ lùng. Thế Lữ chữa câu thơ là:

Một tối bầu trời đắm sắc mây

cây t́m nghiêng xuống nhánh hoa gầy...

 

Như vậy thiên nhiên mới có sự giao hoà rơ rệt. Tứ thơ chặt. Bài thơ thành ra nhất quán. Cách chữa của Thế Lữ rất được Xuân Diệu đồng t́nh và tri ân (Công Việc Làm Thơ, sđd, tr 26)

Bài “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm là một bài thơ hay, rất hay, có lẽ là một trong những bài thơ hay nhất của thời 30-45. Bài thơ h́nh thành như hai lời đối thoại; không, đúng hơn, như hai lời độc thoại của hai người, một người ra đi, và một người đưa tiễn. Người đưa tiễn buồn mênh mang. Nghe tiếng sóng trong ḷng. Nghe hoàng hôn rơi trên mắt :

đưa người ta không đưa qua sông

sao có tiếng sóng ở trong ḷng

bóng chiều không thắm không vàng vọt

sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

đưa người ta chỉ đưa người ấy

một giă gia đ́nh, một dửng dưng

 

Không biết người ra đi trả lời hay chỉ tự nhủ thầm cho một ḿnh ḿnh nghe :

ly khách! ly khách! con đường nhỏ

chí lớn không về bàn tay không

th́ không bao giờ nói trở lại

ba năm mẹ già cũng đừng mong

 

Nghe có vẻ đầy hào khí, nhưng người đưa tiễn biết đó chỉ là giả vờ:

ta biết người buồn chiều hôm trước

bây giờ mùa hạ sen nở nốt

một chị, hai chị đều như sen

khuyên nốt em trai ḍng lệ sót

ta biết người buồn sáng hôm nay

trời chưa là thu tươi lắm thay

em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

gói tṛn thương tiếc chiếc khăn tay

 

Chị, em và người yêu lưu luyến thế ấy, chẳng lẽ lại đành tâm ra đi? Nhưng ly khách lại đi thật. Bóng đă xa, người đưa tiễn c̣n ngơ ngác đứng và hun hút nh́n :

người đi? nhỉ, người đi thực

mẹ thà coi như chiếc lá bay

chị thà coi như là hạt bụi

em thà coi như hơi rượu say

 

Trong Thi Nhân Việt Nam Tiền Chiến, dựa theo nguyên bản bài thơ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng phục hồi thêm bốn câu cuối:

mây thu đầu núi gió lên trăng

cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm

ly khách bên trời nghe muốn khóc

tiếng đời xô động, tiếng hờn câm

 

Đúng là giọng thơ Thâm Tâm. Nhưng tôi có cảm tưởng thêm bốn câu ấy vào, bài thơ không hay hơn. Hơn nữa yếu xuống. Nó lạc điệu. Lạc về biện pháp: cả bài thơ được tác giả sử dụng biện pháp biểu hiện, đi sâu, xoáy vào tâm tư, đoạn cuối lại là những câu tả. Lạc điệu về giọng: bài thơ có hai nhân vật chính, người ra đi và người đưa tiễn; đoạn cuối lại tập trung ở ly khách. Lạc điệu về tứ: trong mấy đoạn đầu, ly khách tuy ngậm ngùi nhưng nét chính vẫn là sự nghênh ngang, hào sảng. Thấp thoáng chút hùng khí đời xưa. Phảng phất h́nh ảnh Kinh Kha ngày trước. Rất đẹp. Biết là cường điệu mà vẫn thấy đẹp. Đoạn cuối xóa tan tất cả những h́nh ảnh và ấn tượng ấy: ly khách lại trở thành nhỏ nhoi, thảm thương ven trời nghe muốn khóc. Tôi không biết Thâm Tâm hay Hoài Thanh đă cắt bỏ đoạn thơ ấy trong Thi Nhân Việt Nam. Dù là do ai, sự cắt bỏ ấy rất mực tài t́nh.

Có người chia tứ thơ ra làm hai loại: tứ thơ thiên về tạo h́nh và tứ thơ thiên về ḍng suy nghĩ liên tưởng.

Tứ thơ thiên về tạo h́nh là loại tứ thơ được xây dựng với mục tiêu khắc hoạ một nhân vật cụ thể qua đó nhà thơ gởi gắm cảm xúc và tư tưởng của ḿnh. Lênh theo từng đường nét hội hoạ của thơ là những nhịp thở xôn xao từ trái tim người. Đây là loại tứ phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Hầu hết những bài thơ nêu trên đều thuộc loại tứ này.

hôm nay dưới bến xuôi đ̣

thương nhau qua cửa ṭ ṿ nh́n nhau

anh đi đấy? anh đi đâu?

cánh buồm nâu, cánh buồn nâu, cánh buồm…

 

Thơ Nguyễn Bính, tựa “Không đề” chỉ có bốn câu. Theo tôi, đây là một trong những bài thơ hay nhất, hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Bính. Bài thơ có hai nhân vật, một người con trai và một người con gái. Người con trai ở dưới bến chờ xuôi đ̣. Người con gái trong nhà, qua vuông cửa sổ, thẫn thờ ngó ra. Nguyễn Bính nói họ “thương nhau”. Chắc là thương thầm, nên không có tiễn đưa. Nên người con gái mới băn khoăn tự hỏi anh đi đấy, anh đi đâu? Sáu chữ mà bời bời hai tâm sự ngổn ngang. Anh đi đấy? câu hỏi thảng thốt, đau nhói. Anh về đâu? câu hỏi ngậm ngùi, buồn tênh. Người con gái ngạc nhiên, rồi bàng hoàng, rồi ngẩn ngơ. Chiếc thuyền rời bến, từ từ đi xa. H́nh ảnh người con trai hút. Chỉ c̣n chiếc thuyền. Rồi chiếc thuyền cũng khuất. Chỉ c̣n cánh buồm vươn cao, vươn cao, chới với, chập chờn, lung linh, xa xăm:

cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm... 

 

Người con gái vẫn c̣n đứng đó, bên thành cửa sổ, vời vợi nh́n theo. Câu thơ cắt thành ba nhịp, tưởng như mỗi nhịp ngắt là một làn sóng đột nhiên trào lên, che khuất cánh buồm. Bao nhiêu lần khuất rồi hiện. Lần cuối cùng, đă xa lơ xa lắc, người con gái chỉ c̣n nh́n thấy, mờ thật mờ, h́nh ảnh cánh buồm thấp thoáng, nḥa đi trong khói sóng bập bềnh. Không c̣n thấy màu sắc nữa: chữ “nâu” ở nhịp cuối biến mất.

Trần Huyền Trân, người khách muộn màng nhất trong Thi Nhân Việt Nam, người bị Hoài Thanh, Hoài Chân vừa tiếp đón vừa dè bỉu là “không xuất sắc lắm” lại là tác giả bài thơ lục bát tuyệt hay: “Ngơ Trúc” (sau này Trần Huyền Trân đổi tựa lại lả “Thu”).

Mưa rơi trắng lá rau tần

thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa

người về khép lại song thưa

để rêu ngơ trúc tương tư lá vàng

 

Cặp lục bát đầu mở ra và khép lại bằng hai chữ “mưa”. Cả không gian bị vây quạnh dưới mưa. Mưa rơi trùng trùng, sướt mướt, lê thê . Mưa tung tóe sủi bọt trắng xoá trên những chiếc lá rau tần yếu ớt. Mưa xoá nhoà h́nh ảnh chiếc thuyền khiến nó biến thành hư hư ảo ảo như một cụm khói. Tôi ngờ chiếc thuyền vẫn đậu yên. Nhưng mưa mờ mắt nh́n , gây cảm tưởng chiếc thuyền mỗi lúc một xa dần, xa dần. Đường vắng, ngơ vắng, không có ai cả. Suốt bài thơ không hề thoáng thấy một nhân ảnh.”Thuyền ai” chỉ là cách nói chỉ chiếc thuyền xa lạ. “Người về” cũng chỉ là cách nói chỉ một ư niệm hết sức bâng quơ. Trên các lối ngơ ven sông chỉ có những khóm trúc đứng buồn thiu dưới mưa. Và rêu xanh sũng nước. Và lá vàng rụng rơi.

Khó mà b́nh câu cuối. Hiếm khi nào thơ lục bát lại hàm súc đến như vậy. Một cái ǵ vắng, thật vắng. Lặng, thật lặng. Mà cũng hiu hắt quá chừng. Tưởng như từ thiên cổ, trên ngơ trúc ấy, đă không có người văng lai. Tưởng như đến ngh́n năm sau, trên ngơ trúc ấy vẫn phong hoài niềm hiu quạnh. Chỉ có rêu nhớ lá.

Loại thiên về suy nghĩ liên tưởng lại khác. Ở đây có thể có h́nh tượng, đôi khi dày đặc h́nh tượng, tuy nhiên cái mạch chính để dẫn dắt tứ thơ lại là một cảm nghĩ nào đó. H́nh tượng có thể rời rạc với nhau nhưng lại thống nhất trong một chủ đề chung. Nhà thơ có thể miên man liên tưởng đến những vấn đề khác, xa hay gần . Kết cấu loại tứ này, do đó thường sinh động và đa dạng. Bài thơ h́nh thành như một thứ giao hưởng giữa trái tim và đầu óc. Chất thơ và chất suy tưởng đan quyện với nhau. Từ hiện tại, nhà thơ có thể quay về quá khứ hay đến tương lai. Từ một cảnh vật cụ thể, nhà thơ mông lung nghĩ ngợi đến những chuyện xa vời. Có thể dẫn bài “Đất nước” làm thí dụ. Bài thơ này được sáng tác từ năm 1948, cùng thời gian với bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, thời toàn dân chống Pháp, lúc cộng sản chưa dùng những h́nh thức tàn bạo nghiệt ngă siết văn thơ vào khuôn khổ chật chội của một cái loa tuyên truyền rỉ sét.

Từ đó h́nh thành từ một thời gian và một không gian cụ thể:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

gió thổi mùa thu hương cốm mới

tôi nhớ những ngày thu đă xa

 

sau đó tứ thơ chuyển về quá khứ :

sáng chớm lạnh trong ḷng Hà Nội

những phố dài xao xác heo may

người ra đi đầu không ngoảnh lại

sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

 

rồi quay về hiện tại :

mùa thu nay khác rồi

tôi đứng đây vui giữa núi đồi

gió thổi rừng tre phất phới

rừng thu thay áo mới

trong biếc nói cười thiết tha

 

Giọng bâng khuâng biến thành giọng hùng tráng :

trời xanh đây là của chúng ta

núi rừng đây là của chúng ta

những cánh đồng thơm mát

những ngả đường bát ngát

những ḍng sông đỏ nặng phù sa

nước chúng ta

nước những người chưa bao giờ khuất

đêm đêm ŕ rầm trong tiếng đất

những buổi ngày xưa vọng nói về

 

đang suy nghĩ về tổ quốc, nhà thơ chợt nhớ đến những kỷ niệm riêng tư:

ôi những cánh đồng quê chảy máu

dăy thép gai đâm nát trời chiều

những đêm dài hành quân nung nấu

bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

 

đoạn kế tiếp lại pha rất nhiều vẻ chính luận :

từ những năm đau thương chiến đấu

đă ngời lên nét mặt quê hương

từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

bỗng bật lên những tiếng căm hờn...

 

Cứ thế, theo ḍng liên tưởng của ḿnh, nhà thơ dẫn dắt người đọc đi từ chuyện này qua chuyện kia, từ vấn đề này qua vấn đề khác, từ quá khứ đến hiện đại, đến tương lai, từ việc riêng đến việc chung, từ giọng tâm t́nh đến giọng suy tưởng nhưng trước sau vẫn bám vào một cái trục duy nhất: những suy nghĩ về đất nước.

Tôi có cảm tưởng các nhà thơ ở miền Nam trước đây hay ở hải ngoại hiện nay ít khai thác loại cấu tứ này. Tiếc. Có thật nhiều cơ hội để tiếp xúc với những luồng tư tưởng lớn trên thế giới, đầu óc được hoàn toàn tự do để suy nghĩ, cuộc sống nội tâm vô cùng phong phú, đó không phải là những điều kiện cần và đủ cho loại tứ này nở hoa?

Bài thơ “Lệ đá xanh” của Thanh Tâm Tuyền giàu chất suy tư nhưng do thiếu những liên tưởng bất ngờ nên tứ thơ ít biến hoá, thiếu linh động, giống như một nhánh hoa thẳng đuột, khẳng khiu.  Bài thơ chia làm ba phần như một thứ tam đoạn luận cứng ngắc. Phần đầu tŕnh bày những ấn tượng chung của tác giả về cuộc đời:

tôi biết những người khóc lẻ loi

không nguôi một phút

những người khóc lệ không rơi ngoài tim ḿnh

em biết không

lệ là những viên đá xanh

tim rũ rượi

 

Mỗi người trong cuộc đời như một ốc đảo trong địa ngục. Họ khóc triền miên. Tiếng khóc giữa cô đơn không thể vỡ oà. Nó nén lại. Thành một nghẹn ngào. Những giọt nước mắt âm thầm và không tan trên khóe mắt ấy càng khiến con người thêm u uất, ngỡ chúng như những “viên đá xanh”đè lên trái tim, gây biết bao đau đớn, ngột ngạt, tức tối. đây là một đoạn thơ hay nhất trong bài. Ngôn ngữ mạnh và sắc. Nhạc điệu mới và hay.

Đoạn thứ hai, tác giả muốn phá tan cái ấn tượng ảm đạm bằng cách:

đôi khi anh muốn tin

ngoài đời chỉ có trời sao là đáng kể

bên những v́ sao lấp lánh đôi mắt em

đến ngày cuối

đôi khi anh muốn tin

ngoài đời thơm phức những trái cây của Thượng đế

bên những trái cây ngọt ngào đôi mắt em

nguồn sữa mật khởi đầu

đôi khi anh muốn tin

ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết

bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em

ṿng ân ái

đôi khi anh muốn tin

 

Nhiều người phàn nàn thơ Thanh Tâm Tuyền khó hiểu. Thật ra, không đến nổi. Tất cả “bí mật”của thơ ông đều nằm trong hai yếu tố: đảo ngữ và giấu biệt liên từ. Đă quen với thơ ông, người ta sẽ thấy phần lớn đều sáng sủa đến độ... khó mà b́nh giảng thêm. Chẳng hạn khổ đầu của đoạn thơ trên sẽ là “đôi khi anh muốn tin, ngoài đời chỉ có trời sao là đáng kể, mà bên những v́ sao (ấy) (là) đôi mắt em (sẽ) lấp lánh đến ngày cuối”.

Đáng để chú ư trong đoạn thơ trên là mệnh đề láy đi láy lại nhiều lần “đôi khi anh muốn tin”. Niềm tin ở đây thật ngượng ngập và thật mong manh. Dễ hiểu tại sao, cuối đoạn, sau khi viết “đôi khi anh muốm tin” tác giả dừng lại đột ngột, hết sức lửng lơ. Bởi lúc ấy, ngay lúc ấy, cuộc đời bỗng dội lên thực tế năo nề :

ôi những người khóc lẻ loi

đau đớn lệ là những viên đá xanh

tim rũ rượi

 

Giống hệt đoạn đầu, chỉ thêm một h́nh dung từ và một từ tán thán cho hơi thơ có âm hưởng hơn. “Lệ đá Xanh” chưa phải là bài thơ hay nhất của Thanh Tâm Tuyền. Tuy nhiên đây là bài thơ mở ra khía cạnh ít người ngờ ở tâm hồn nhà thơ thỉnh thoảng có những phát ngôn ra vẻ nhẫn tâm này: ḷng nhân hậu. Rất yêu cuộc đời đến không nỡ kiếm riêng một niềm vui. 

Đứng về phương diện xây dựng tứ thơ, theo tôi, có ba cách:

Thứ nhất, cấu tứ theo lối tăng tiến. Thuộc loại này, những bài thơ có tứ tương đối định h́nh sớm, ngay từ những câu đầu và sau đó, ở những câu kế tiếp cho đến lúc chấm dứt, tác giả chỉ làm nhiệm vụ khai triển thêm, đào sâu thêm. Cách cấu tứ này rất phổ biến. Nó thích hợp với những trạng thái tâm lư ngưng đọng ở một nét nào đó rơ ràng. Nó không gây bất ngờ song có khả năng dẫn người đọc mỗi lúc một đi sâu, đi xa, đến tận cùng một nỗi niềm, một tâm trạng.

Chắc ít người nhớ bài “Về đây” của Cung Trầm Tưởng :

về đây tôi lại gặp tôi

lang thang lối cũ trước đồi sau nương

ngô đồng lả ngọn thuần lương

trời cao không đỉnh, mến thương không bờ

cố tri khóm trúc bây giờ

vẫn bừng hoa nở đứng chờ lối xưa

vẫn hanh vàng nắng toả vừa

hiu hiu tùng rủ bóng chưa hao gầy

về đây tôi lại về đây

non lên thắm nhớ, chiều đầy khoan dung

chân vui lối rộn khôn cùng

gần xa trời mở ṿng cung thâu vào

chân phương ḷng thấy nao nao

với muôn thương mến lên cao hôn trời

 

Thơ tả một cuộc trở về quê quán cũ mà được như vậy kể cũng ít. Giọng thơ nhẹ nhàng. T́nh thơ đôn hậu. Ăm ắp niềm vui. Vui v́ gặp lại không gian quen thân cũ. Vui v́ gặp lại chính ḿnh thuở ấu thơ. Nỗi vui lênh tràn ra trời đất. Mấy câu cuối, h́nh tượng đẹp và ư hay.

Bài thơ “Thơ Bệnh” của Viên Linh cũng theo lối cấu tứ tăng tiến. Trong tâm trạng của nhà thơ lúc bệnh, thoạt đầu h́nh ảnh của ḿnh là một sự dừng lại, dừng lại để thấy bao nhiêu nhiệt tâm một đời đổ ra khơi xa, bao nhiêu mơ ước c̣n chôn chặt u uẩn trong ḷng :

lúc này h́nh đất tượng cây

đời ta như nước chảy đầy băi xa

chiều rồi ḷng mở không ra

mênh mông trong ngực mùa hoa hải tần

 

Dừng lại, sụp đổ rồi lún xuống. Lún đến nửa đời người. Trong vũng sầu mênh mông:

nước xa cuồn cuộn xa khơi

sâu trong tâm thể có đôi giọt gần

băi sầu trời ngập đến chân

dương gian ta lún nửa thân c̣n ǵ

 

Lún theo thời gian và lún theo cơn bệnh. Đến một lúc nào ngỡ đă tiếp cận với bờ bên kia cơi sống:

chiều nay mưa dưới âm ty

ta nghe kiếp trước thầm th́ hỏi han

 

Khi xây dựng tứ thơ theo lối tăng tiến, cần chú ư một điều: càng về sau, cảm xúc cần phải mạnh hơn, chặc hơn, đậm hơn. Th́ mới gây được ấn tượng sâu. Nếu không, cái thế của đoạn sau dễ thành hụt hẫng. Hoá thừa.

Lối kết cấu thứ hai: Gợi mở. Thuộc loại này, những bài thơ có tứ chính được giấu kín đến những câu cuối cùng. Bài “Ông đồ” của Vũ Đ́nh Liên là thí dụ. Suốt 18 câu đầu, tác giả chỉ tả h́nh ảnh ông đồ cụ thể xuyên suốt quăng thời gian dài, từ quá khứ đến hiện tại, từ thuở vàng son đến lúc bị lăng quên. Đến hai câu cuối, ngỡ tác gỉa sẽ buông lời cảm khái trước một ông đồ hẩm hiu. Nhưng không, Vũ Đ́nh Liên, từ một ông đồ cụ thể, đă liên tưởng đến cái ǵ rộng hơn, mênh mông hơn :

những người muôn năm cũ

hồn ở đâu bây giờ?

 

Tứ thơ đột ngột mở rộng. Chợt man mác buồn nhớ đến những giọt lệ của Trần Tử Ngang ngày nào:

Bài “Mất ô” của Tú Xương cũng có lối kết cấu tương tự:

đêm qua anh đến chơi đây

giày dôn anh diện, ô tây anh cầm

rạng ngày sang trống canh năm

anh dậy em hăy c̣n nằm trơ trơ

hỏi ô, ô mất bao giờ

hỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa...

 

đến đây, bài thơ không có ǵ đặc sắc. Chỉ là lời tường thuật pha chút u-mua nhẹ nhàng. Thế nhưng hai câu cuối nữa :

chỉ e rày gió mai mưa

lấy ǵ đi sớm về trưa với t́nh

 

Bài thơ, nói như Nguyễn Tuân, tự nhiên “nổi gió” hẳn lên. Không c̣n là văn xuôi trần trụi. Đă là thơ. Từ việc cỏn con là mất ô, Tú Xương mở ra bát ngát một tấm ḷng khao khát t́nh yêu vô hạn.

Luân Hoán, trong Hơi Thở Việt Nam, thường xử dụng lối kết cấu tăng tiến. Gần đây, trong nhiều bài thơ đăng báo, tôi có cảm tưởng ông nghiêng về lối cấu tứ gợi mở hơn. ông đang học bài học của Kim Trọng: từ một gót giày in trong rêu xanh, mở ra những tâm t́nh người man mác. Ông đang học bài học của Quách Tấn: từ một “vỏ ṣ khô” làm thức dậy những tiếng “sóng trùng dương” vọng vang trên những “muôn xa bờ bến cũ”. Thơ ông, nhờ đó có âm hưởng ngân vang hơn, sâu lắng hơn, nhói ḷng hơn. Bài “Bạc Tóc” đăng trên Văn Học số Xuân Mậu Th́n là một bài thơ cảm động. Từ mấy cọng tóc bạc trên đầu, Luân Hoán mở ra một tấm ḷng đang phôi pha theo ngày tháng lưu cư khắc khoải:

không đâu em, chúng chính là đá trắng

đang xây dần phần mộ của riêng ta

hoa ngập nước lâu ngày đành phải ră

hồn ngấm sầu lâu quá phải phôi pha

 

Cách cấu tứ gợi mở thường được người xưa sử dụng. Nó bất ngờ. Có cảm giác đang ở trong không gian chật hẹp, khép kín, mọi cửa ngơ đều bằn bặt đóng im, rồi bỗng dưng, thật đột ngột, mọi cánh cửa đều mở toang. Thấy lồng lộng bên ngoài một sắc trời xanh, xanh biếc.

Có điều, theo lối cấu trúc này, bài thơ khó dài. Dài, thời gian chuẩn bị tâm thế lâu dễ sinh ngột, nản. Mà nói thế, chứ ai lại mong làm thơ dài ?

Cách cấu tứ thứ ba: tương phản.

Trong bài “Đám tang Nguyễn Duy Diễn”, Nguyên Sa viết :

Diễn đă chết, Diễn đă chết

chúng tôi nhảy múa ḥ reo

như những người da đen

thế là nó thoát! thế là nó thoát!

thế là nó thoát, đúng rồi, thế là nó thoát

thoát khỏi ngủ, khỏi ăn, khỏi thở

khỏi đêm, khỏi ngày, khỏi tháng, khỏi năm

khỏi chờ, khỏi đợi

khỏi hy vọng ban mai, buồn thiu buổi tối

thế là nó thoát, thế là nó thoát

không phải đi, khỏi phải đứng, khỏi phải ngồi

khỏi bốn mươi giờ dạy học mỗi tuần

khỏi viết ban đêm, khỏi đến nhà in buổi sáng

...........

thế là nó thoát, thế là nó thoát

cuồng lưu dằn vặt đă trôi đi

khỏi phải nghĩ, khỏi lo âu, sợ hăi

sự thực có phải bao giờ cũng tối như đêm

t́nh ái có phải suốt đời là canh bạc lận

lịch sử, rút lại, có phải là thằng mù sờ soạng

ném tất cả rồi, ném xuống biển sâu

này hai vai nói nhẹ :

chiếc lưới đă mở rồi

thế là nó thoát, anh em ơi

 

Thử so sánh với bài “Khóc Dương Khuê”của Nguyễn Khuyến. Chưa tới một thế kỷ mà cách nghĩ, cách viết khác nhau biết mấy. Bài thơ của Nguyên Sa nung nấu đầy những uất ức và cay đắng. Nghe tin bạn chết, Nguyên Sa không “bàng hoàng” như người xưa; ông và những kẻ c̣n sống “nhảy múa ḥ reo”. Thật chăng ? Hăy đọc lại mấy câu cuối. Hăy nghe lời “hai vai nói nhẹ” theo từng nhịp nấc. Cảm giác phẫn nộ đối với cuộc sống đến đây thành một sự nghẹn ngào.

Bài thơ không có một câu một chữ nào tiếc thương người khuất nhưng cả tứ thơ lại toát lên niềm đau đớn vô tận.

Bài “Phiêu Bồng”của Cao Tần cũng có lối cấu tứ tương phản :

cho ta làm lại cuộc đời

th́ ta lại vẫn ra khơi như thường

vật vờ vượt sóng trùng dương

kiếm đời di tản ngh́n cơn nhục nhằn

mai này tính sổ trăm năm

may chăng lời được cái thân phiêu bồng

 

Nhà thơ ca ngợi sự “phiêu bồng” và thích thú “ đời di tản”chăng? Không, ông kinh sợ nó. Hai chữ “phiêu bồng” nghe có vẻ lăng mạn thật. Nhưng đời người sẽ có ư nghĩa ǵ khi v́ nó, phải chịu đựng “ngh́n cơn nhục nhằn” để đến lúc nhắm mắt, nh́n lại, chỉ thấy toàn những dấu chân lênh đênh? Cần chú ư hai chữ “may chăng” ở cuối câu. Cái điều duy nhất có thể gọi được là “lời” của người lưu vong, coi bộ cũng phiêu hốt, mong manh lắm.

Cả hai bài thơ mới dẫn của Nguyên Sa và của Cao Tần đều cấu tứ theo lối tương phản. Cái tứ nằm ở mặt trái của chữ và ư. Loại tứ này hiếm xuất hiện và c̣n để ngỏ nhiều khả năng thật lớn.

Ở trên, tôi có trích lại hai nhận định quan trọng của Xuân Diệu: một, làm thơ, trước hết phải t́m tứ; hai, trong việc làm thơ, khó nhất là t́m tứ. Đưa ra hai nhận định ấy, Xuân Diệu xuất phát từ góc độ sáng tác thơ. Đứng ở phạm vi một bài thơ cụ thể, người ta cũng có thể nêu ra một số nhận định khác :

Một, cốt lơi của bài thơ là cái tứ.

Hai, mỗi bài thơ chỉ có một tứ duy nhất. Ư , có thể trùng trùng. H́nh tượng có thể điệp điệp. Nhưng tứ phải là một. Chỉ có một. Hơn, bài thơ bị nát thành hai, ba phần rời rạc, lạ lẫm bên nhau.

Ba, yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị một bài thơ chính là cái tứ.

Nói đến thơ đời Lư, đời Trần, không kể bài “Thiên đô chiếu” của Lư Công Uẩn, bài “Nam quốc sơn hà nam đế cư” của Lư Thường Kiệt, bài “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, bài “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo vốn được nhắc nhở nhiều v́ lư do chính trị hơn v́ lư do thuần túy văn học, nói chung, có mấy bài thơ hay được người ta dẫn và b́nh nhất: bài “Thị đệ tử” của Vạn Hạnh, bài “Cáo tật thị chúng” của Măn Giác, bài “Ngôn Hoài” của Không Lộ thuộc đời Lư và bài “Cảm Hoài” của Đặng Dung ở cuối đời Trần.

Những bài thơ được nhắc nhở nhiều ấy hay hơn hẳn những bài thơ khác? Chưa chắc. Đứng về phương diện ngôn ngữ cũng như h́nh tượng, những bài thơ của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán... có lẽ vững hơn nhiều. Vậy ra lịch sử nhầm lẫn hay bất công chăng? Cũng không phải. Sự thực đơn giản lắm: người ta nhớ thơ trước hết là v́ cái tứ.

Bất cứ cái tứ nào diễn tả được tâm trạng phổ biến nhất của con người ở những cảnh huống họ hay gặp nhất, tứ thơ ấy sẽ sống măi.

Nghĩ lại coi, câu thơ “Anh đi đường anh, tôi đường tôi” của Thế Lữ hay câu “Yêu là chết ở trong ḷng một ít”“của Xuân Diệu, hay câu “lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ” của Vũ Hoàng Chương thời tiền chiến... hay lắm sao? Thật ra, đó là những câu thơ cũng b́nh thường thôi. Nhưng chắc chắn, bao lâu ở đời c̣n có những người chia ly nhau, những người bị lỡ làng trong t́nh yêu, những người bất đắc chí trong cuộc sống, bấy lâu những câu thơ trên c̣n vọng vang măi. Ai dám chắc, trong đời ḿnh, chưa bao giờ ngâm lên nho nhỏ mấy câu thơ ấy để làm nguôi khuây những niềm u uẩn?

Kết luận: Tứ thơ cần phải độc đáo, cần phải cô sắc, nhưng trước hết, cần phải chân thực. Thời gian chỉ giữ ǵn những tứ thơ chiếm lĩnh một không gian bao la và sâu sắc trong ḷng mọi người.

 

Nguyễn Hưng Quốc

(T́m Hiểu Nghệ Thuật Thơ Việt Nam, Quê Mẹ xuất bản tại Paris, 1988)