MT – HAI – BA : DÔ !

Trn Huin Ân

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

Khi ăn đồng thời uống rượu, uống bia người ta nói là ăn nhậu. Nhậu là phần uống rượu, uống bia. Không gọi uống nước trà, nước ngọt là nhậu. Người uống nhiều rượu bia dễ bị say, khi say nhiều khi mất tự chủ, thiên hạ gọi họ là bợm nhậu. Bàn tiệc ăn nhậu gọi là bàn nhậu. Một nhóm ngồi ăn nhậu gọi là làng nhậu. La cà ăn uống suốt ngày gọi là nhậu nhẹt. Khoảng năm 1970 về trước những tiếng “nhậu – ăn nhậu – nhậu nhẹt” bị đánh giá thấp, nay th́ thấy b́nh thường, người ta thản nhiên nói: “Bữa nào rảnh tới nhậu chơi – Cả tuần nay ăn nhậu miết – Bạn bè họp lại nhậu nhẹt cho vui”. Tiếng “nhậu” đă được nâng cấp.

        Trong văn chương, các thi sĩ thường hay nói đến chuyện “say”, có khi nói rơ là “uống say”. Ông Nguyễn Bắc Sơn tiếc việc biết nhau trễ (tôi nhớ h́nh như là): “Phải chi ḿnh gặp nhau hồi trước. Tao cho mày say quất cần câu”. Ông Nguyễn Bính viết: “Ḷng đắng sá ǵ muôn hớp rượu. Mà không uống cạn, mà không say”…rồi… “Bữa mộng ân t́nh say đến sáng. Bài thơ tâm sự nghĩ không ra”. Qua thơ, thấy cả hai ông đều không phải là bợm nhậu, ông Sơn khôn tổ, tao cho mày say, cho bạn uống chớ ông đâu có uống, ông Bính uống dở ẹc, không biết muôn hớp cộng lại được mấy ly mà say đến sáng, không nghĩ được câu thơ nào? Ông Nguyễn Vỹ làm thơ gởi Trương Tửu: “Nay ta thèm rượu nhớ mong ai! Một ḿnh rót uống chẳng buồn say”. Mới đọc qua tưởng đâu ông là tửu đồ có hạng “uống chẳng buồn say”, thêm vào đó trên đầu bài ông cẩn thận ghi “Viết trong lúc say”, dưới cuối bài lại quả quyết ghi “Viết rồi hăy c̣n say”… Thế nhưng: “Trước kia (Nguyễn Vỹ và Trương Tửu) hai thằng (mới) hết một nậm” mà đă “Tṛ chuyện dông dài mặt đỏ sẫm. Nay một ḿnh (Nguyễn Vỹ) ta một be con. Cạn rượu rồi thơ mới véo von”. A! Thế là đă rơ, có ǵ đâu, ngỡ rằng ông uống túy lúy càn khôn mà thơ phú véo von mới tài chứ, “một be con” sần sần th́ có nghĩa ǵ! Tóm lại, nói vậy mà không phải vậy, mấy ông tuyên bố ầm ĩ trên sách vở báo chương thực chất uống không bao nhiêu. Đáng sợ là các bợm nhậu không nói ǵ, lặng lẽ rót, lặng lẽ uống.

Uống một ḿnh, chữ nghĩa nói là độc ẩm. Ông Tường Linh viết: “Chẳng muốn cũng đành ngồi độc ẩm. Nh thương bằng hữu bốn phương trời”. Thời chiến tranh, ngày đêm bom đạn, thi sĩ ở ngay Sài G̣n, uống một ḿnh ngồi nhớ bạn bè tứ xứ không biết sống chết thế nào, buồn lắm chứ. Nói vậy chớ cũng lắm người buồn hết cỡ rồi, không c̣n biết buồn nữa, thích độc ẩm, dù trà hay rượu.

Buổi sớm tinh sương ngồi một ḿnh bên b́nh trà, uống dần dần từng chén nhỏ, hết chén này đến chén khác, suy nghĩ sự đời một cách tỉnh táo, không mệt mỏi, không chán nản, có thể nghêu ngao ngâm nhỏ một vài câu thơ, hay dở mặc kệ, ta ngâm cho ta nghe, ta đọc cùng ta… Thích chứ! Xong ta đi làm việc khác, thật sảng khoái. Một ḿnh ta, có ai mà chi, người khác sẽ xen vào ḍng cảm nghĩ của ta, mất vui. B́nh minh nhất trản trà là như vậy. C̣n bán dạ tam bôi tửu, ta cũng ngồi một ḿnh ta, nhấm chút rượu ngon và suy gẫm, ta từng trải hơn buổi sáng, ta là con kỳ con kư bị trói chân, ta là ngựa nản chân bon, chút men đồng giúp ta lâng lâng quên hết mọi sự, đi vào giấc ngủ êm đềm. Trà cũng như rượu, đừng ham hố uống nhiều thành ăn uống vô độ, hư sự!

Có người cũng uống một ḿnh với cung cách khác. Pha một b́nh trà lớn để đó, đi làm việc quanh sân, quanh nhà, một chặp vào rót tô đầy hay ly đầy, chén đầy, nước hẩm hẩm, uống một hơi, đă đời. Một ly nước trong, nước lọc cũng vậy. Có người ghiền rượu, một chặp vào “lỳ một lam” (làm một ly), chắp chắp nghe ngon lành,  rồi ra tiếp tục công việc.

 Người xưa nói: “Hai thứ để càng lâu càng quư là bạn hiền và rượu ngon”. Lại c̣n than văn: “Rượu ngon không có bạn hiền”. Uống rượu với bạn kiểu người xưa là mừng tái ngộ, là tiễn nhau một chén quan hà, trang trải nỗi ḷng, bộc bạch tâm sự, cho vơi đi những buồn phiền, cho tăng niềm hưng phấn. Họ xưng là tiên tửu, uống rượu thanh thản như người tiên. Mời anh cạn chén này cùng tôi, mai này nơi trời Tây đường xa xứ lạ, đâu biết ai là cố nhân?

Người nay cũng có khi như thế, nhưng ít hơn. Đa phần uống với bạn để vui, uống ồn ào, cụng ly côm cốp, một món mới đem lên là uống mừng, rồi kiếm đủ mọi cớ để phạt nhau. Có người không bị phạt, th́ tạo ra “lỗi”, xin tự phạt để uống. Uống ở nhà hàng bàn này qua bàn kia giao lưu, mời nhau. Đủ tṛ. H́nh như ai đó kể chuyện cụng ly là… Khi ta uống lưỡi được nếm vị rượu, mũi được ngửi hương rượu, mắt được nh́n màu rượu, chỉ có tai bị thiệt tḥi, nên tai khiếu nại, v́ vậy có tục cụng ly để cho tai được nghe côm cốp, ấy là tiếng rượu.

        Trên những chai rượu tây thường có in những chữ định giá trị chất lượng như: V.S.O.P ...Một ông bạn giảng: V.S.O.P là các mẫu tự đầu của Versez sans oublier personne, nghĩa là: Rót không thiếu một người nào. Tây họ lịch sự lắm, nhất là trong việc uống rượu với nhau, rót cho đều, cho đủ, rồi mới cùng nhau nâng ly. Nghe hay và có t́nh có lư quá, tôi tin ngay. Sau mới biết ông bạn phịa.

Như ai đó đă nói, địa danh DALAT là do câu tiếng La Tinh: “Dat Aliis Laetitiam Aliis Tamperantiam” nghĩa là: “Ban cho người này niềm vui tươi, người kia dồi dào sức khỏe”. Không tin sao? Hăy đến chợ Đà Lạt, nh́n lên mặt tiền, thấy có đắp câu ấy. Thật rơ ràng, nghe cũng hay và cũng có t́nh, có lư, tôi lại tin. Sau mới biết, thêm một chuyện phịa, DALAT và Dat Aliis Laetitiam Aliis Tamperantiam chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Phải công nhân vị kiến trúc sư thiết kế chợ Đà Lạt cho đắp câu ấy thật có tâm hồn nghệ sĩ, có sáng kiến độc đáo, muốn nói Dalat chính là nơi ban cho người này niềm vui tươi, người kia dồi dào sức khỏe. Nói thêm: Chợ Đà Lạt là chợ cũ, đă đập phá xây dựng lại, câu La Tinh ấy không c̣n.

Nhưng tôi không trách giận ông bạn cũng như những người nào đó. Cả V.S.O.P và DALAT họ phịa như thật. Nói láo có sách, nói láo dễ thương, làm cho suy nghĩ của ta thêm phong phú, ta thấy đời thêm đẹp, có ai bị thiệt tḥi ǵ đâu, có chết thằng Tây thằng Mỹ nào đâu. So với hai diễn giải này th́ mấy diễn giải về tên các loại thuốc hút CAPSTAN, PALL MALL, SALEM dẫu thành bài thơ đều xoàng cả. Cần cảm ơn họ.

 Gần đây, đi dự tiệc hay gặp cảnh trong một bàn cùng nâng ly bia lên, môt người hô: Một, hai, ba... Tất cả đồng thanh: Dô! Rồi cùng uống. Tôi biết nhiều vị cao tuổi, sống mẫu mc không chịu được cảnh này. Mấy ông bạn trang lứa tôi cũng không đồng ư. Riêng tôi, không phản đối chuyện người khác, nhưng không hưởng ứng. Chung quanh hô: , tôi chỉ ngồi yên, nâng ly thôi.

Cách uống này, có văn hóa hay phản văn hóa, xin không dám lạm bàn, thôi th́ mười người chín ư, cả một khối nhân sinh đông đảo, làm sao bắt thiên hạ hợp với ḿnh! Chỉ xin ghi nhận rằng dù tốt hay xấu đă thành thói quen. Không phải thói quen lâu năm mà mới đây thôi, từ khi đổi mới theo cơ chế thị trường, đời sống vật chất sung túc hơn, đời sống tinh thần phóng khoáng hơn, ít nhiều những ràng buộc của xă hội được nới lỏng, cho phép con người có thể phần nào hành xử theo ư riêng.

Nh́n lại, tầng lớp trí thức “nổi danh” khoảng t năm 1940 đến 1960 nào phải không “nổi loạn”? Ông Nguyễn Bính viết: “Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ. Uống say mà gọi thế nhân ơi! Thế nhân mặt trắng như ngân nhũ. Ta với nhà ngươi cả tiếng cười!”, ông Đoàn Thêm viết: “Uống sầu say đập chén. Chưa thấy điện Tây Vương...”. Ngồi giữa chợ, uống say, đập chén, cười to... đâu có vừa ǵ, cũng ồn ào đáo để! Vậy, “dô dô” là sản phẩm thời đại của những chàng trai hôm nay đang độ thanh xuân, họ đang sống vui, lúc tiệc tùng hớn hở reo lên khi nghe báo hiệu: Một, hai, ba... Thiết tưởng cũng nên thông cảm cùng họ.

 

 

TRẦN HUIỀN ÂN