Thư Gi nhà thơ Đan Thanh

Thiếu Khanh

(Thư riêng được nhà thơ dùng thay lời Giới thiệu

trong tập thơ NỬA VẦNG TRĂNG[1] của chị)

 

 

 

 

 

 

 

Sài G̣n, ngày 15/2/2012

Chị Đan Thanh thân mến,

Tôi từng từ chối dịch thơ cho một số người, kể cả có người đang sống ở nước ngoài muốn nhờ tôi dịch thơ của họ sang tiếng Anh để xuất bản. Tôi từ chối dù đó là công việc chính mang lại thu nhập cho cuộc sống của chúng tôi hiện nay. Tôi viện cớ bận quá, không có th́ giờ, để không làm họ cảm thấy bị tổn thương. Ấy là v́ tôi không thể nói với khách hàng của ḿnh rằng theo cảm nhận chủ quan tôi chưa thấy họ là nhà thơ, hay có chút chất thơ nào trong các tác phẩm của họ. Tôi kể với chị chuyện này với sự dè dặt. Cảm nhận chủ quan của tôi có thể sai lạc thảm hại do tôi không có được chút nào sức cảm thụ thơ tuyệt vời như các ông Hoài Thanh - Hoài Chân, mà cũng không phải là người đặc biệt có thanh nhăn với một thi tài cụ thể nào đó. Không phải v́ tôi là dịch giả duy nhất trong nước hoặc có đủ uy tín về công việc chuyên môn này để "kênh kiệu" như thế. Chẳng qua tôi biết ḿnh không thể "gồng ḿnh" tạo cảm hứng giả tạo cho công việc khi tác phẩm ấy không gợi hứng cho tôi. Thi sĩ, kịch tác gia kiêm nhà phê b́nh văn học người Anh John Dryden (1631 - 1700) đ̣i hỏi người dịch thơ phải là một nhà thơ trước đă. Mà theo nhà thơ Anh Sir John Denham (1615-1669), v́ người dịch thơ không chỉ làm công việc chuyển một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà c̣n phải chuyển cái hồn thơ, cái chất thơ của tác phẩm trong ngôn ngữ này sang bản dịch trong ngôn ngữ kia, cho nên nếu không có cảm xúc thật sự với nguyên tác th́ mọi sự "lên gân" giả tạo sẽ tạo nên một bản dịch vô hồn. Tôi cho sự từ chối của ḿnh trong trường hợp này là điều lương thiện tối thiểu.

Ngược lại, đối với những tác phẩm mà dù chỉ được đọc qua rất ít ỏi nhưng hé mở cho tôi thấy bóng dáng một thi sĩ th́ dù không quen biết nhiều lắm tôi cũng vui vẻ nhận lời. Thậm chí, ngoài công việc, tôi c̣n chủ động đề nghị để tôi giới thiệu trong nhóm thân hữu của tôi.

Qua một số thơ của chị trên trang mạng Phan Châu Trinh Đà Nẳng (https://sites.google.com/site/pctdanang5764/) mà tôi đă được đọc, tôi đă nh́n thấy nơi chị bóng dáng một nhà thơ. Tôi sẽ rất vui sướng được giới thiệu thơ và nhà thơ Đan Thanh với bằng hữu và những người yêu thơ khác. Có lẽ tôi có sự đồng cảm qua những ḍng thơ này của chị:

Tôi như một ḍng sông

Trôi giữa đôi bờ lạ

Những giọt buồn vội vă

Rơi trong chiều mênh mông

                                (D̉NG SÔNG TRONG TÔI)

 

Tôi nhận thấy chị là một nhà thơ yêu đời với ư tưởng trong veo:

 

TỰ NGUYỆN

Khi  tôi được làm người

Xin dâng đời giọt mật

Lúc trở về với đất

Xin nảy một mầm xanh

 

Chị Đan Thanh ạ, có lẽ chị không phải là một nhà thơ vô danh - như chị tự nhận. Tuy không phải tất cả những bài thơ của chị đă viết ra đều hoàn hảo, bộc lộ toàn bộ tâm hồn thơ và tài năng về thơ chị đang có, nhưng chắc chắn là có nhiều bài thơ hay câu thơ của chị đă ḥa nhập vào tần số cảm xúc của người đọc, và được giữ lại trong trí nhớ của những người đọc nào đó một cách tự nhiên. Chẳng hạn nhiều người có thể t́m thấy sự đồng cảm với chị qua những trải nghiệm này trong t́nh yêu:

 

Phân vân tím cả màu hoa

Để thanh xuân chảy vội qua đời ḿnh

 

Tôi không trách kẻ phụ t́nh

Tôi thương tôi quá chung t́nh đó thôi

...

 

Làm thơ cố quên một người

Mà thơ vẫn vọng tiếng cười ngày xưa

                                                (HẮT HIU PHỐ BUỒN)

 

Phí hoài cả tuổi thanh xuân

Vẫn không quên được người dưng thuở nào

(NGƯỜI DƯNG)


Trong tập hợp thơ Đan Thanh trên trang mạng PCT-Đà Nẳng đó, dường như tôi nhận ra có cả những bài thơ được chị viết từ khi mới bắt đầu viết ra những ḍng thơ đầu tiên: chúng phảng phất một chút hơi hướng của những nhà thơ lớn mà trước đây hầu hết chúng ta đă "mê" từ trên ghế nhà trường Trung học. Cái việc chịu ảnh hưởng người đi trước này dường như là một quy luật ít có ngoại lệ, kể cả với những nhà thơ về sau đă "bứt đi" riêng để thành danh rực rỡ. Một điểm chung khác nữa cũng h́nh như của tất cả các nhà thơ khi mới viết những bài thơ đầu tiên trong sự nghiệp thi ca của ḿnh, là đều nói về t́nh yêu của bản thân ḿnh với một đối tượng nào đó:

 

 Một hôm mây trắng về qua núi

Quấn  quít dại khờ đôi lứa yêu

Cây khô dường cũng đơm cành mới

Và chợt trong ngần tiếng suối reo

(C H Ẳ N G   N H  Ậ N   R A   N H A U)

Trong đó có niềm hạnh phúc thơ mộng ngọt ngào:

Chỉ là anh thôi nhé

Cần gì là trăng, sao

Mây nước là chiêm bao

Cả ngân hà cũng thế

 

Chỉ là anh thôi nhé

Để mình là của nhau.

(X I N  C H Ỉ  L À  A N H)

 

Ở đâu mà ta có đôi

Núi cao sông rộng đất trời bao la…

Là chỗ gối trũng đêm qua

Mười phương đâu cũng hóa ra thiên đường

( THIÊN ĐƯỜNG)


Và có cả khổ đau với sự đổi thay tan vỡ hay ly biệt thường t́nh:

 

Dấu chân xưa chắc sẽ buồn biết mấy

Bên chân anh dấu chân khác xưa rồi

Hàng me buồn mùa thu cũ xa xôi

Dưới thảm lá dấu chân em cúi mặt

 

Nghiêng nỗi nhớ từng giọt rơi dìu dặt

Màu hoàng hôn ngơ ngác dưới hàng me

Đành quên sao lời anh đã hẹn thề

Giày cao gót giẫm nát hồn thu cũ

                                (DẤU CHÂN THAO THỨC)

 

Nhưng dường như chưa hề có một thi sĩ nào suốt đời chỉ soi rọi măi vào hạnh phúc hay gậm nhấm măi nỗi đau khổ hay bất hạnh của cá nhân ḿnh. Đến một lúc nào đó, nhà thơ nhận ra ḿnh không sống đơn độc trên một tinh cầu hoang vắng nào, mà sống với và sống trong cuộc sống của xă hội con người. Thi sĩ vốn là những người rất nhạy cảm nên không thể có hạnh phúc hay niềm đau nào từ xă hội con người mà không tác động đến cảm xúc của nhà thơ. Dù muốn dù không, nhà thơ luôn cảm nhận mọi biến động từ cuộc sống của nhân thế quanh ḿnh.

Cảm nhận gần gũi trước hết là đối với Mẹ Cha:

 

          Con dạo phố với người t́nh

Ngang qua mẹ, làm như ḿnh…không quen

*         

 Mẹ gầy bạc phếch áo nâu

Hiểu ra. Ngiêng nón, cúi đầu. Rưng rưng.

(Trọn bài KHÔNG ĐỀ)

Mưa từ nguồn ra biển xa

Nhớ non mây lại bôn ba trở về

Vượt rừng, lội suối, băng khe

Cõng con Giảm Thọ, Đèo Le, Đá Dừng*

Quanh con một cõi bình yên

Bàn tay cha chắn mọi miền bão giông

(THƯƠNG CHA)

 

Chị nh́n thấy một em bé bới rác kiếm ăn:

Từ em mang nặng kiếp người

Rác theo em đến cuối đời - Cưu mang

 

Chắc em sợ vỡ lầm than

 Nên tay bới rác nhẹ nhàng run run..

(CHẮC EM SỢ VỠ LẦM THAN)

 

Chị lảm chứng nhân cho cái chết của một cô gái tự trầm ḿnh để rửa nỗi hàm oan

Sóng xô qua dòng sông lại lầm lì

Cho nghiệt ngã phủ mờ lên số phận

 

Em đi xa, cỏ hoa buồn ân hận

Xót thương người trinh nữ chịu hàm oan

(EM  ĐI TRONG MÀU  NHỚ)

 

Một chiều 30 Tết, chị gặp một người bán hoa muộn:

Chiều 30 lất phất bay mưa bụi

Người bán hoa nôn nao níu ngày tàn

Nhánh mai gầy rưng rưng cánh hoa vàng

“Bán giá rẻ. Em ơi, mua giúp chị”

Tôi cầm lên, tôi săm soi tỉ mỉ

Chê nụ buồn, chê cánh nhỏ ưu tư

Rồi c̣ kè rồi giả bộ chần chừ

“30 đấy, em lấy đi. Đẹp lắm”

“20 thôi”. Mắt rượi buồn, chị bán…

Rồi quay xe tất tả đạp qua cầu

Nón bạc màu, chiếc áo cũ sờn bâu…

 

Tôi đứng lặng giữa chiều 30 tết

10 ngh́n ấy suốt đời là vết cắt

Đau nhói  hoài chẳng lành được trong tôi

(Trọn bài VẾT CẮT)

 

Ḷng nhân ái, trắc ẩn th́ ai cũng có không nhiều th́ ít. Nhưng ở một nhà thơ, sự nhạy cảm khiến chị nhận ra một trong những sự sinh hoạt b́nh thường hàng này đó là dấu hiệu sự thiếu ḷng nhân ái. Điều đó trở thành một vết thương chị tự cắt vào ḷng ḿnh.

Là một cô giáo, chị đă có dịp chứng kiến một trong những điều đau xót mà không một người Thầy nào muốn nghe hay trông thấy. Đă có nhiều trường hợp người thầy gặp một học tṛ cũ của ḿnh trong cuộc sống cơ cực hoặc trong một hoàn cảnh thương tâm mà đành bất lực không giúp đỡ ǵ được. Nhưng một cô giáo nh́n thấy trên TV một đứa học tṛ ngoan giỏi của ḿnh bị cảnh sát bắt v́ một tội lỗi thường đi kèm với sự ô nhực th́ có lẽ sự đau xót của một nhà thơ Đan Thanh – nhà giáo không chỉ ở mức độ ngậm ngùi:

Dẫu thế nào, tôi cũng nhận ra em

Học giỏi, hiền ngoan, ngây thơ, trong trắng

(Mới hôm nào đến khoe: em tuyển thẳng)

 

Tuổi 15 tóc còn thơm mùi nắng

Xe “bịt bùng” đóng sập cửa sau lưng

Và MC cũng vội chuyển chương trình

Chỉ bấm nút power tay cũng mỏi

Bạn bè, nhà trường, gia đình, xã hội

Lỗi của ai ? Câu hỏi ấy bỗng thừa

(TÌNH  CỜ   XEM   PHÓNG  SỰ)

 

Chị Đan Thanh thân mến,

Trong các tác phẩm đầu tay của một người làm thơ thường không tránh khỏi một số từ và ư đă được nhiều nhà thơ đi trước dùng nhiều nên đă mất đi phần nào tính chất “khai phá” mới mẻ. Nhưng ngôn ngữ thơ của chị mang vẻ đep của sự mộc mạc chân thành, và trong thơ chị hoàn toàn không có những lối tu từ bóng bẩy để làm dáng một cách kiểu cách như có thể thấy đâu đó khi có người lấy ngôn ngữ hào nhoáng để lấp đầy sự trống rỗng hồn vía trong thơ ḿnh. Có lẽ chính sự mộc mạc và chân thực là một trong những nét rất đáng yêu của thơ chị. Hơn nữa, tôi cảm thấy thích thú với ư tưởng rất cảm động và thật mới mẻ này của chị trong bài thơ Phôi Pha: Xin “người t́nh phôi pha” chỉ cắt chầm chậm từng sợi t́nh kết nối yêu thương, thay v́ “Cắt một nhát sẽ không cầm máu được”!

P H Ô I   P H A

Anh giữ em trong mạng lưới tình yêu

Được kết lại bằng sợi thương sợi nhớ

Đằm thắm dịu dàng ấm như hơi thở

Thanh thản cười. Em hạnh phúc. Em mơ

 

Mỏng như chiêm bao mà bền chắc bất ngờ

Cả trăm sợi với vô vàn thương nhớ

Giữ em lại trong tình anh muôn thủa

Tưởng thiên đường là riêng của đôi ta

 

          Có đâu ngờ tình ấy lại phôi pha…

Hãy cắt chậm từng sợi thôi anh ạ

Hãy vì em.  Xin anh đừng vội vả

Từng sợi thôi cho đến sợi sau cùng

 

Nhớ nghe anh. Từng sợi nhé, người dưng.

Cắt một nhát sẽ không cầm máu được

Không hận anh, chỉ xin xa từng bước…

 

Chị Đan Thanh và Kim Anh "xuất thân" từ cùng một khóa và từng ở cùng Pḥng 9 nội trú trường Sư phạm Qui Nhơn, nơi đă xảy ra câu chuyện cổ tích "13 đứa con gái trường Sư Phạm Qui Nhơn"[2] mà chị là một trong những nhân vật chính trong cuộc. Câu chuyện cổ tích đă mang lại cho tôi một nàng thơ mà với nguồn thơ ấy tôi làm thơ một đời không hết. Tôi không hề biết chị làm thơ, cũng như không biết Đan Thanh chính là chị.

Dù thơ chị chưa được phổ biến nhiều lắm trên các phương tiện truyền thông, như chị nói, cũng không phải là điều ǵ quan trọng đâu. Người bạn thơ mà chị vừa đọc bài giới thiệu của tôi đă in đến tập thơ thứ hai mà hầu như chưa từng có một bài thơ nào xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Có lẽ nhà thơ ấy giống như một cây kim mà lâu nay không tự ḿnh nằm trong một cái bọc nào cả nên chưa có dịp để tự nhô ra. Tôi chỉ làm cái việc cố gắng đặt cây kim ấy vào bọc.

Tôi cũng muốn trân trọng đặt cây kim Đan Thanh vào trong bọc thi ca, để cây kim tự nhô ra, nếu đến nay các nhà phê b́nh văn học và các thi sĩ có tên tuổi lớn, và uy tín nghệ thuật cũng lớn nhưng chưa có th́ giờ để làm việc này. Chỉ có điều, chị cũng biết là tôi phải giải quyết một số công việc dịch thuật dở dang sau một chuyến đi dài ngày tham dự Liên hoan Thơ Châu Á Thái B́nh Dương ở Quảng Ninh và Hà Nội, nên tôi sẽ làm việc này hơi chậm.

Để tạo một h́nh nộm bằng rơm sao cho thật giống người, đ̣i hỏi tài năng phù phép cao siêu cộng với uy tín lớn lao của người tạo tác mới khiến được người khác chấp nhận h́nh rơm đó là người. Tôi không có tài năng và uy tín lớn lao đó. Tôi không biết cách, và không làm được công việc giới thiệu một h́nh rơm. Tôi nh́n thấy một con người thật, và chỉ làm mỗi một việc là đẩy con người thật bằng xương bằng thịt ấy ra phía trước. Con người ấy tự suy nghĩ, cảm nhận, và cất lên tiếng nói. Chỉ chừng đó thôi. Sau đó, tôi sẽ trở về với đám đông như cũ; c̣n chị, nhà thơ Đan Thanh, con người thật ấy, sẽ ngày càng sáng thêm và cao lớn thêm lên, chỉ bằng tài năng của chính ḿnh, có thể vượt lên phía trước xa hơn người đă đẩy ḿnh ra trước công chúng. Và tôi tin như vậy.

Thiếu Khanh

 



[1] Nửa Vầng Trăng,  thơ Đan Thanh, NXB Đà Nẳng, 10, 2012.

 

[2] Xem bài Nguyễn Thị Kim Anh trả lời phỏng vấn về nhà thơ dịch giả Thiếu Khanh trên website Vuông Chiếu (http://www.luanhoan.net/gocchung/html/gc-12-03a.htm ), hoặc tại đây: http://www.nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=6698