Anh y đă lên Cc trưởng

Mai Khc ng

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh ấy tên ǵ nhĩ ? Tôi không nhớ.

    Anh ấy con ai nhĩ ? Tôi cũng không biết.

    Chỉ biết bố mẹ anh ấy ở chung khu tập thể với tôi.

    Anh ấy làm cán bộ khoa học ở một ngành khoa học xă hội danh tiếng lắm. Cơ quan anh ấy tương đương với một Viện Hàn lâm bên Nga. Nước ta vốn khiêm tốn nên chỉ thích phong hàm giáo sư, tiến sĩ cho cá nhân theo cơ cấu mà không thích phong hàm cho các cơ quan đơn vị công quyền. V́ vậy bao nhiêu năm đơn vị này chỉ loay hoay từ Ban, Uỷ ban, Viện, Vụ chung chung thế thôi.

    Viện anh ấy nằm trong Uỷ ban của anh ấy. Ủy ban của anh ấy nằm dưới đường Trần Nhân Tông. Các vụ viện thuộc Uỷ Ban đó nằm rải rác từ Hàng Chuối, Hàn Thuyên, Phan Chu Trinh, Lư Thường Kiệt, Đội Cấn…

 

    Anh ấy ra trường xin được việc là ôm quần áo rời nhà bố mẹ chấp nhận ở lại văn pḥng cơ quan. Buổi tối th́ leo lên bàn. Sáng ra cuộn chăn màn lại nhét xuống gầm ghế. Cơ quan này quả thật cũng cần một hai cán bộ độc thân mẫn cán như thế. Ngoài công việc chính ban ngày, ban đêm coi như một nhân viên bảo vệ không biên chế, không thù lao. Kiêm nhiệm tự nguyện kiểu đó cả hai bên đều vui vẻ. Vậy là anh ấy được nhập hộ khẩu chính thức vào địa chỉ này.

 

    “Có hộ khẩu là có chỗ ở”.

    Ngay từ ngày đầu đến nhận việc bụng anh ta đă lập cơ sẵn như thế. “Đánh lấn” là phương sách tối ưu. Ít “hao binh tổn tướng” mà rất dễ thành công. Điều quan trọng là kiên nhẫn và tinh tế.  Cấp Ủy và Ban Đời sống Công đoàn th́ lại nghĩ để anh ta ngủ tại văn pḥng coi như có người trực thường xuyên không phải cắt cử nhiêu khê, không cần giải quyết chế độ. Hai bên đều cao kiến theo hai hướng tư duy trong th́ đối nghịch nhau mà ngoài lại rất tâm đầu ư hợp. Đương nhiên là anh ấy nghĩ xa hơn. Ban Đời sống Công đoàn tính toán gần hơn. Ngay ngày mới đến chờ nhận việc anh ấy đă nh́n ra phía sau cái đầu hồi nhà bếp c̣n có một không gian để trống chứa rác cùng mấy thứ phế liệu linh tinh. “Chiếm hồi bếp để đánh lấn ra khoảng đất trống sân sau” là mục tiêu được xác lập từ đó. Nhưng anh ấy cứ ngủ trên bàn làm việc, không một lời kêu ca, phàn nàn. Sáng sớm cuộn chăn màn đút xuống gầm bàn, gầm ghế, tối lại lôi ra trèo lên thản nhiên ngủ. Ban đời sống công đoàn có vẻ ái ngại và khen anh ta chịu khó, khiêm tốn nhẫn nhục không nề hà, đôi lần đă hứa với anh ấy “Viện đang có kế hoạch xin đất xây khu tập thể. Nếu được th́ thế nào cũng phân cho anh. Anh ấy nghĩ sống độc thân theo lệnh ông Tố Hữu là phải ở chung chí ít là hai người một pḥng để tránh quan hệ nam nữ không lành mạnh th́ nằm bàn văn pḥng c̣n sướng hơn nên không sốt sắng cho lắm. Ban đời sống Công đoàn lại nghĩ là anh ấy vô tư trong sáng và luôn luôn bênh vực anh ta. Biết ban Đời sống Công đoàn đă “ghiền” ḿnh, thi thoảng lại hú hí với nhau vài vại bia hơi dăm hạt lạc rang càng trở nên thân thiết như môi với môi. Anh ấy xin mở cái cửa nách thông ra phía sau cho thông thoáng. Ban Đời sống chấp nhận tức th́. Từ đó chăn màn và vài thứ linh tinh anh ấy không bỏ dưới gầm bàn gầm ghế nữa mà nhét đại ra phía đầu hồi nhà bếp.

 

    “Tốt th́ phô ra, xấu xa th́ bịt lại”.

    Anh ấy xuê xoa vừa cười vừa nói với đồng nghiệp. Ban Đời sống Công đoàn hết lời ngợi ca anh ấy.

    “Vậy là trúng quả”.

    Anh ấy thực sự mừng thầm.

    Bếp là một căn nhà trệt nằm chẹt giữa hai nhà tầng. Nhà hai tầng bên này là nơi ngồi, có bàn tủ để cặp đen, cặp đỏ, giấy tờ … coi như chỗ làm việc. Nhà tầng bên kia là pḥng Đảng uỷ, pḥng Bí thư, pḥng Viện trưởng, pḥng họp…Bếp cũ được ngăn ra làm nhà ở tập thể cho cán bộ đặc biệt xa gia đ́nh. Bác Nguyễn là vị lăo thành cách mạng số một của Nam Bộ, lại là đại biểu Quốc hội miễn bầu nhiều khoá sống độc thân suốt từ ngày ra Bắc nên được ưu tiên ở gian nhà bếp này. Hàng ngày Bác ở nhà đọc báo hoặc tiếp khách. Ít khi đi ra ngoài. Bác ở một ḿnh, ăn một ḿnh, ngủ một ḿnh. Y như là người an trí. Ban Đời sống Công đoàn này tử tế lắm. Họ biết Bác Côn là nhân vật được ưu tiên nên phân cho Bác ở pḥng sáng sủa nhất, gần lối ra vào cơ quan để ngày nghỉ, ngày lễ con cháu đồng hương, khách khứa đến thăm viếng dễ dàng. Nhà bếp và công sở chung một lối ra vào. Bởi chung một vườn, một sân trước, một ṿi nước và một cái hố xí. Khoảng không gian lộ thiên phía sau nằm lọt thỏm giữa hai nhà tầng với gian bếp cũ chẳng đáng chi.

 

    Một cán bộ trẻ không bịn rịn gia đ́nh mà dám đến ngủ trên bàn làm việc giờ lại t́nh nguyện ra ngủ đầu hồi nhà bếp mấy ai được như thế.

 

    Cái đầu hồi là sân sau nằm chéo góc. Sân rộng hơn 20m2 bị những thùng rác, đồ phế thải với mấy thứ linh tinh ngổn ngang che lấp nên trông chật chội rối rắm mấy ai để ư. Ngoài anh ấy.

    “Dọn đi là mấy chốc”.

    Anh ấy nh́n ra tương lai của một căn hộ khang trang. Ban Đời sống Công đoàn ít chữ nghĩa hơn hoặc giả quan liêu hơn lại có chỗ ở tươm tất rồi nên không quan tâm. Bác Côn vốn hiền lành vô sự càng không nh́n ra chỗ đó.

    Thế là anh ấy an toạ rồi an ngoạ cái sân sau viện này. Sân sau nên các thành viên kỳ cựu của Viện không mấy ai nh́n. Họ đang bận làm việc và thấp thỏm chờ đợi phân nhà ở dự án này, dự án nọ. Anh ấy b́nh chân như vại. Không kêu ca, không phàn nàn. Điểm tốt Ban Đời sống Công đoàn dành cho anh ấy cả.   

        Ban đời sống công đoàn báo lên Ban Chấp hành Công đoàn. Ban Chấp hành Công đoàn báo lên Ban Chấp hành Đảng uỷ. Đồng chi Bí thư Đảng uỷ chỉ thị cho đồng chí Viện trưởng chú ư bồi dưỡng cất nhắc anh ấy. Một con người sống giản dị, không nề hà lại biết đặt lợi ích cơ quan lên trên lợi ích cá nhân. Thời gian sau anh ấy được kết nạp đứng trong hàng ngũ tiên phong trung kiên với đồng chí Nguyễn lăo thành Nam Bộ.

    Vâng! Anh ấy trong sáng vô tư ai mà chẳng biết. Ban Đời sống Công đoàn đánh giá thế là đúng một trăm phần trăm. Nhưng. Lại nhưng. Có vài người đi guốc trong bụng anh ấy rỉ tai nhau “hắn làm ảo thuật thật giỏi”.

 

    Lúc đầu anh ấy chỉ sử dụng cái mái hắt đầu hồi nhà bếp để nhét đồ dùng cá nhân và một vài thứ linh tinh. Sự ngủ th́ đă có bàn có ghế trong pḥng làm việc.

    Thỉnh thoảng tôi đến thăm bác Nguyễn. Có khi giúp Bác nhóm lửa lên cái bếp dầu để đun nước sôi, luộc rau hoặc nấu cơm, kho cá. Bác có mái tóc trắng như tuyết, da dẻ lại hồng hào nên giống như một ông tiên. Bác ở nhà này từ năm 1955. Tưởng ở tạm vài năm th́ về. Nào ngờ gần măn cuộc đời cô quạnh tại gian bếp không quá 12m2 này.

 

    Từ khi anh ấy cất tư trang ở phía sau th́ cái cửa sổ nhà bếp đương nhiên là phải gông kín lại. Bác Nguyễn là đại biểu Quốc hội, là lăo thành cách mạng, là cán bộ miền Nam tập kết lại  thêm chủ trương chiếu cố miền Nam, được toàn bộ phía trước là mặt tiền rồi cần chi cái cửa sổ. Anh ấy ở phía sau vắng vẻ lắm. Người ngoài th́ tưởng là tạm bợ  nhưng trong ḷng anh ấy lại tràn trề triển vọng với không gian đang u ám hoang tịch này. Nhiều khi nóng nực bác Nguyễn bảo mở cửa sổ cho thông thoáng. Anh ấy vâng dạ lễ phép hết mức nhưng chưa một lần vâng lời. Bác Nguyễn nhắc. Anh ấy dạ. Đâu lại hoàn đấy. Ban Đời sống Công đoàn th́ nghĩ bác Nguyễn ở một ḿnh 12m2 là bằng 3 tiêu chuẩn cán bộ độc thân lại có cửa thông ra sân cơ quan bí cái nỗi ǵ nữa cơ chứ. Sự lơ cứ thế mà lơ.

    Thưa bác,

    Đảng uỷ, Chính quyền và Công đoàn cơ quan quyết định cho đồng chí ấy ở đầu hồi phía sau pḥng bác vừa bảo vệ cơ quan vừa để đêm hôm bác cháu gần gủi nhau nhỡ có chuyện ǵ th́ Công đoàn biết.

    Bác Nguyễn mà có lần tôi đă nói chính là một ông tiên giáng trần chất phác hiền lành, vô sự nên người ta bàn điều ǵ có dính mấy tiếng v́ lợi ích chung là bác đồng t́nh liền.

    “Điều ǵ có lợi cho nhân dân th́ các đồng chí cứ làm”.

    Câu nói đầu cửa miệng của bác bao giờ cũng vậy. Được lời như cởi tấm ḷng. Thế là pḥng an trí của bác Nguyễn từ nay gió chỉ ra vào một phía.

    Thế là việc chiếm lĩnh được đầu hồi nhà bếp coi như làm chủ sân sau. Bước một của mục tiêu “đánh lấn” anh ấy đă “toàn thắng”.

 

    Từ ngày làm chủ cái đầu hồi bếp người ta thấy anh anh ấy siêng đi tập thể dục hơn. Mỗi sáng anh ấy dậy sớm đi từ cơ quan qua Lê Văn Hưu, quẹo Ngô Th́ Nhậm rồi theo Trần Nhân Tông ra Nguyễn Bỉnh Khiêm gần Công viên Thống Nhất. Ngày nay gọi là Công viên Lê Nin. Dạo đó người ta đang xây dựng công viên và chỉnh trang đô thị. Vôi vữa, gạch đá đổ ngổn ngang bên các bờ đường vô tội vạ. Anh ấy đi bách bộ không thể không đi qua những đống gạch xếp ngồn ngộn bên đường. Vậy là ngày nọ giống ngày kia anh ấy đều đi không về có. Gạch nhỏ gọn, trọng lượng vừa phải nên làm “tạ” luyện cổ tay, bả vai khá lư tưởng. Mỗi buổi sáng anh ấy đi bách bộ một hai ṿng. Có khi ba bốn ṿng. Mỗi lần đi qua chỗ đống gạch thế nào anh ấy cũng mượn tạm hai viên làm “tạ”. Đều đặn nhịp nhàng lắm. Tay nọ giơ lên tay kia hạ xuống theo nhịp bước rồi về đến sân sau lúc nào không hay.Nhỡ cầm hai viên gạch về rồi mang trả lại chỗ cũ th́ nhiêu khê lắm. Đành nhẹ nhàng xếp lại đó để thảnh thơi đi tiếp. Anh cử tạ thường xuyên chuyên cần bền bỉ lắm.Cứ thế đống “tạ” cao dần lên.Và, cái sân sau cơ quan được anh ấy dọn sạch  những rác rưỡi, đồ phế liệu, để thay vào đó là những chồng gạch mỗi ngày một ph́nh ra, cao thêm.

    Qua mấy năm siêng năng rèn luyện thân thể anh ấy có gầy đi nhưng rắn rơi hơn, khoẻ mạnh hơn.Tôi không nhớ là mấy năm nhưng đống “quả tạ” bằng gạch xếp sân sau cơ quan anh ấy th́ đă cao ngồn ngộn quá đầu người. Đùng một cái máy bay B52 Mỹ ra thả bom ở phố Khâm Thiên Hà Nội. Lệnh sơ tán ban ra. Cán bộ xung kích ở lại. Đó là thời gian anh ấy hoá phép cho đống “quả tạ” chuyển đổi chức năng thành vật liệu xây dựng. Cái hồi nhà bếp liên kết với cái sân sau bề bộn rác rưỡi ngày nào biến thành một căn hộ đầy đủ tiện nghi. Anh ấy đă là thành viên Ban Đời sống Công đoàn giống như những viên gạch làm quả tạ hồi nào đă là thành viên của 4 bức tường căn hộ khép kín của anh ấy rồi. Mọi người khen anh ấy thế mà khôn. Vị thế anh ấy ở Viện này vững như bàn thạch.

    Chiến tranh rồi cũng đến hồi kết thúc. Bạn bè vào Nam ra Bắc rộn ră một thời. Anh ấy cũng say sưa chao liệng trong cái ṿng công cán ấy. Và một hôm, qua nữa chầu bia hơi giữa đồng thổ đồng thảo bên lề phố Cổ Tân anh bạn nối khố của anh ấy báo một tin vui :  Anh ấy có quyết định lên Cục trưởng rồi.

    Tưởng ǵ. Tôi đế thêm. Anh ấy c̣n lên nữa.

 

Mai Khắc Ứng