ý kiến của các tác gỉa: võ kỳ điền, bình nguyên lc, trùng dương, phan thị trọng tuyến, trần thị ngh, nguyễn thị thanh bình, nguyễn xuân quang, hoàng nga, thảo trường, song thao, lê minh hà, kim lefrèvre, khánh trường, tâm thanh, lệ hằng, trần diệu hằng, lê thị thấm vân, trần hoài thư, nguyễn ý thuần, phạm quốc bảo, bùi bích hà, hoàng chính, dương kiền, đinh phụng tiến, hoàng liên, hồ đình nghiêm, nguyễn mng giác, thanh nam, dương thu hương, trần long hồ, trần thị kim lan, trần doãn nho, nguyễn thụy long, hà thúc sinh, lê thị huệ, trần vũ, ngự thuyết, miêng, lâm chương, mai ninh, nguyễn đông ngạc, bà tùng long, võ hồng, nguyễn thị vinh, sơn nam, phan du, nguyễn huy thiệp,hồ anh thái, vũ tú nam, nguyễn khắc trường, nguyễn ngọc thuần, nguyễn việt hà, nguyễn nhật ánh, lê lựu, nguyễn thị thu huệ, ...
nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp
trả lời báo Sinh Viên
Nhiều
truyện ngắn của tôi giống như một tiểu thuyết nhỏ. Đôi khi tôi
thấy viết truyện ngắn còn khó hơn viết tiểu thuyết.
Trong
văn chương gần đây xuất hiện khái niệm đổi mốt, nghĩa là
viết khác đi, cho hợp thị hiếu độc giả. Ông có định đổi
mốt trong tác phẩm của mình không?
-
Tôi không thích kiểu ấy, nó có vẻ ăn xổi quá. Tôi đang viết
bằng tất cả những gì tôi có trong cuộc sống của mình
Tôi nghĩ viết văn là công việc hết sức bình thường, như bất kỳ một anh thợ mộc nào đó, không việc gì phải ầm ĩ. Văn học là công việc tu thân.
Tôi học ở cuốn sách có tên cuộc đời, với tất cả buồn - vui, bi - hài, tốt - xấu, trắng - đen để thấy cuộc sống là thế, bỉ ổi và nên thơ. Tôi không né tránh, để cuộc sống chảy vào tác phẩm tự nhiên.
nhà
văn Hồ Anh Thái
trả lời báo Lao động, 13-10-2000
Tôi quan
niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta
mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc
nuối vì phải chia tay với những điều mà đời thực không có.
Nếu tôi chỉ dùng phương pháp hiện thực thuần túy thì sẽ không
có được giấc mơ ấy đâu.
Việc công sở bận rộn, nhưng mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai giờ. Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn và anh phải có đủ kỹ năng để huy động cảm hứng. Chờ cảm hứng tự dẫn thân tới là một thái độ lao động nghiệp dư và có chút thần bí hóa nghề văn
Kinh nghiệm của một người thường không mấy có ích với người khác. Hình như ở đây có chút gì đó giống như tình yêu, cần một chút mê đắm, một chút thành thực. Nhưng để nuôi dưỡng tình yêu ấy lâu bền thì cần có hiểu biết, cần sự từng trải nữa. Hiểu biết không nhất thiết chỉ từ sách vở, sự từng trải không nhất thiết là chỉ đắm chìm trong cái đời thường.
nhà
văn Vũ Tú Nam
(Theo Thế
Giới Mới)
Thế hệ chúng tôi chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Tôi cũng đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn tiền chiến nước ta trên các báo Ngày nay, Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy... Tôi học được nhiều từ các nhà văn Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan... Tuy nhiên, phương châm của tôi là: Học tất cả nhưng không theo ai, cố tạo cho mình một cái gì riêng, cái riêng không cầu kỳ, lập dị.
Sinh thời, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có nói đại ý: Viết làm sao cho dân tộc nhất, mà dân tộc nhất thì sẽ đến được với nhân loại. Và tôi đã luôn coi câu nói đó như một tôn chỉ.
Nhà
văn Nguyễn Khắc Trường
(theo báo An
Ninh Thế Giới)
Theo
anh, một nhà văn chân chính cần tới điều gì?
-
Quan trọng nhất là sự trung thực, trung thực với cuộc đời và
trung thực với trang viết. Tôi luôn viết những điều mình tâm
niệm và cho là thật.
Điều
gì sẽ cản trở sự phát triển của người sáng tác văn học?
- Sự đố kị, ghen ghét và hằn học người khác, không chịu được khi thấy người khác hơn mình. Đôi khi tài năng của người khác khiến họ khó chịu hơn sự bất tài của chính bản thân họ.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần
trả lời
Thanh Niên Online
Với tôi, viết cũng giống như người đi câu, và cuốn sách
giống như con cá bơi đâu đó, câu không kịp nó sẽ bơi mất.
Trong văn chương tôi có cái thú câu mồi nhỏ, tôi thích chi tiết.
Tôi nhớ Gabriel Garcia Marquez viết cực hay về đĩa hát trong
truyện ngắn Biển của thời đã chết, hơn là nhớ cuốn Trăm năm
cô đơn khổng lồ.
Tôi nghĩ đời sống cũng vậy, sau những gì to lớn trong đời, người ta bao giờ cũng mang theo những gì nho nhỏ bình thường. Đó có lẽ là lý do tôi viết những đề tài mà người khác bỏ qua, hoặc không thèm viết.
Tôi viết văn được ba năm nay, mỗi năm một cuốn chừng 150 trang, thêm một vài truyện ngắn...Nếu không có cuộc thi Văn học tuổi hai mươi có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết mình có thể viết.